Giáo hội Ấn Độ lên án vụ tấn công nhằm vào các chủng sinh và linh mục tại Madhya Pradesh

Tại Satna, những kẻ cực đoan Hindu đã bắt giữ nhiều người Công giáo làm con tin. “Cáo buộc đối với việc khiến người khác thay đổi tôn giáo của người khác mà bởi đó các linh mục và chủng sinh đã bị giam giữ là hết sức phù phiếm và đáng nực cười”, Đức Cha Mascarenhas nói. Đã đến lúc cần phải “vượt xa những lời nói cũng như những lời hứa suông”.

Screen Shot 2017-12-18 at 12.43.05 PM

Giáo hội Công giáo Ấn Độ đã lên án vụ tấn công nhằm vào 30 chủng sinh và hai linh mục ở Madhya Pradesh, những người đã bị bắt giữ bởi những kẻ theo trào lưu chính thống Hindu và bắt giữ họ làm con tin tại đồn cảnh sát Satna trong nhiều giờ đồng hồ.

Trong một thông cáo báo chí hôm 15/12 vừa qua, Đức Giám mục Theodore Mascarenhas, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ (CBCI), cho biết rằng HĐGM nước này “bày tỏ sự kinh hoàng, đau đớn và tổn thương đối với hành động bạo lực vô cớ nhằm vào các linh mục Công giáo và các chủng sinh”, đồng thời Ngài cũng lưu ý rằng “đã có những dấu hiệu quấy rối khác nhằm vào Giáo hội Công giáo trong vài tháng qua”.

Đức Cha Mascarenhas than phiền rằng các linh mục và chủng sinh thuộc Trường Thần học St Ephrem đã bị một nhóm cực đoan Hindu bắt giữ trong khi “họ đang thực hiện một chương trình Thánh ca mừng lễ Giáng sinh thông thường đã được tổ chức trong suốt những kì Lễ Giáng sinh trong 30 năm qua”.

“Điều gây kinh hoàng hơn nữa đó là tám linh mục sau này đến để điều tra về các linh mục và các chủng sinh bị bắt giữ trước đó cũng đã  bị bắt giam. Thật đáng xấu hổ, tình hình bên ngoài đồn cảnh sát được thừa nhận là mang tính thù địch đến nỗi thậm chí ngay cả những người muốn tiếp cận những người bị giam giữ cũng không thể tiếp cận với họ”.

Theo vị Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ, “Cáo buộc đối với việc khiến người khác thay đổi tôn giáo của người khác mà bởi đó các linh mục và chủng sinh đã bị giam giữ là hết sức phù phiếm và đáng nực cười. Bạo lực gây ra bởi các nhóm người tự tuyên bố mình là ‘những người theo quốc quyền chủ nghĩa’ và tự cho mình là vỏ bọc của việc bảo vệ ‘chủ nghĩa dân tộc’ và ‘tôn giáo’ là điều đáng hổ thẹn”.

“Sự đồng lõa của cảnh sát, những người đã bắt giữ các chủng sinh và đồng thời tỏ thái độ bất lực khi các linh mục và các chủng sinh bị tấn công, là một điều đáng kinh tởm và hết sức kinh khủng. Sự lạm dụng như vậy của lực lượng cảnh sát cũng như sự thất bại của luật pháp là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được trong một nền dân chủ và trong một xã hội văn minh”.

“Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ lên án hành vi của những kẻ bất lương này, những kẻ thậm chí còn tiếp tục thiêu rụi xe của các linh mục. Tất cả những người dân Ấn Độ có suy nghĩ đúng đắn sẽ cảm thấy xấu hổ bởi những kẻ khủng bố đã bắt giữ ‘các quan chức tôn giáo’. Chúng tôi hoàn toàn chắc chắn rằng họ không chứng tỏ điều đó nhân danh những anh chị em Hindu có tư tưởng vô cùng rộng mở và yêu mến hòa bình của chúng ta”.

Đức Cha Mascarenhas đã nhấn mạnh sự nghiêm trọng đối với những sự việc đã xảy ra, vốn đã đã xảy ra vài ngày sau khi phó tổng thống Ấn Độ ca ngợi sự đóng góp của người Công giáo đối với sự phát triển của quốc gia trong buổi chúc mừng Lễ Giáng sinh với các Giám mục nước này.

Vị Tổng thư ký đã đề cập đến các giai đoạn khác của sự bất khoan dung đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, chẳng hạn như việc treo cổ những người Hồi giáo ăn và bán thịt bò. “Những hành động canh giữ những con bò không mang lại sự tín nhiệm cho một đất nước dân chủ của chúng ta với truyền thống lâu đời của nó” như là một “mô hình của một cuộc sống văn minh và việc cùng nhau chung sống hài hòa. [. . .] Đã đến lúc chúng ta cần phải vượt qua những lời nói cũng như những lời hứa suông. Bạo lực quả là hết sức nguy hiểm”.

Sau cùng, “Chúng tôi kêu gọi lãnh đạo chính trị của chúng ta tại Trung tâm và các quốc gia để trấn chỉnh lại các quy tắc luật pháp và trật tự và đồng thời xử trí nghiêm minh đối với những kẻ hèn hạ vốn đã làm ô danh những công việc của các nhà lãnh đạo muốn mang lại hòa bình và phát triển cho tất cả mọi dân tộc của chúng ta. Những kẻ đã trở thành ‘những yếu tố cực đoan quá khích’ cho đến hiện tại không thể được phép trở thành trung tâm của sự chú ý”.

“Cộng đồng Kitô hữu đã được các nhà lãnh đạo chính trị và xã hội hoan nghênh như là một “cộng đồng yêu chuộng hoà bình” vốn đã làm việc với mọi chính phủ trong việc tham gia xây dựng đất nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy. Nhưng đã đến lúc các nhà lãnh đạo của chúng ta cần phải vượt qua những lời nói cũng như những lời hứa hẹn suông để đảm bảo rằng mọi công dân Ấn Độ được sống mà không phải sợ hãi cũng như được tôn trọng phẩm giá con người của mình”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube