Đức TGM Mpundu: ‘Hãy cùng đồng hành với các cặp vợ chồng trong đời sống hôn nhân’

Đức Tổng Giám mục Telesphore-George Mpundu thuộc Tổng Giáo phận Lusaka, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Zambia (ZCCB) đã đề nghị ba giai đoạn hình thành nhằm củng cố đời sống hôn nhân và gia đình tại Zambia.

RV30160_Articolo

Phát biểu với English Africa Service của Vatican Radio, Đức Tổng Giám mục Mpundu đã chia sẻ về sự quan ngại của Ngài cũng như tình trạng báo động đối với con số các vụ ly dị đang được tiến hành bởi các tòa án dân sự của Zambia. Đức TGM Mpundu đã nhắc lại thông điệp của mình gửi cho các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ ở Mumbwa về tầm quan trọng của việc hỗ trợ các cặp vợ chồng cũng như đưa ra các chương trình mục vụ đồng hành với các cặp vợ chồng và các gia đình. Đức TGM Mpundu đã thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ tại Mumbwa hôm Chúa nhật tuần trước. Mumbwa là một thị trấn thuộc một tỉnh miền Trung Zambia, nằm cách thủ đô Lusaka 160 km về phía tây.

Vì đã trở thành truyền thống của Mumbwa, nhân chuyến viếng thăm của Đức TGM Mpundu để ban Bí tích Thêm Sức, các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ đã gặp gỡ với Đức Tổng Giám mục Mpundu trong một phiên giải đáp thắc mắc.

Nhận được câu hỏi về việc những người Công giáo đang tìm cách ly hôn tại các tòa án dân sự sau khi cuộc hôn nhân của họ đã được chúc phúc tại một nhà thờ Công giáo, Đức Tổng Giám mục Mpundu đã nói về sự lo lắng của mình đối với xu hướng này.

“Hiện nay tỷ lệ ly hôn tại Zambia là rất cao và đang tình trạng đáng báo động; chỉ riêng Lusaka vào năm ngoái đã ghi nhận hơn 8.000 cuộc hôn nhân đã được chuẩn thuận cho ly dị bởi các thẩm phán địa phương, và ngay cả tòa án tối cao. Điều này là do pháp luật của Zambia cho phép ly dị theo các điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Đối với chúng ta, những người Công giáo, điều sai này hầu như hoàn toàn do chính chúng ta gây ra vì khi những người trẻ muốn lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối, họ biết họ phải đến nhà thờ để các linh mục có thể thực hiện những việc điều cần thiết và cuối cùng chúc lành cho cuộc hôn nhân của họ tại Nhà thờ. Khi nhiều vấn đề nảy sinh trong hôn nhân, họ không quay trở lại các linh mục để tìm kiếm sự hướng dẫn và tư vấn nhưng lại chạy đến các tòa án vì họ biết rằng Giáo hội không cho phép ly hôn. Tuy nhiên, ngay khi các tòa án cho họ ly hôn, họ sẽ lại tái hôn và trở lại với Giáo Hội và muốn được tái nhập vào Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể! Những người ly dị và tái hôn không được phép lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể. Giáo Hội không công nhận việc ly dị được công nhận bởi các tòa án dân sự thuộc bất cứ cấp nào dành cho các cặp vợ chồng Công giáo vì một cuộc Hôn nhân Công giáo có hiệu lực đã được ký kết không thể bị phá vỡ. Nói cách khác, cuộc hôn nhân ấy không thể bị tách rời”, Đức TGM Mpundu chia sẻ.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Mpundu cũng đã kêu gọi các giáo xứ phải đảm bảo việc chuẩn bị đầy đủ cho các cặp vợ chồng trẻ muốn tiến đến Bí Tích Hôn Nhân. Ngài cũng đề nghị rằng cần phải có một chương trình giảng dạy giáo lý tiền hôn nhân cho thanh niên sau khi lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức; các khóa giáo lý hôn nhân cho các cặp đôi đã đính hôn có ý định tiến đến hôn nhân và sau đó là các khóa giáo lý hậu hôn nhân dành cho các gia đình mà Ngài mô tả là vô cùng quan trọng.

“Các giai đoạn đã đề cập (ở trên) vô cùng quan trọng vì hầu hết những người trẻ tuổi bước vào cuộc hôn nhân với rất ít những kiến thức hữu ích cho cuộc hôn nhân của mình. Cuộc sống truyền thống cung cấp sự hình thành chủ yếu cho những phụ nữ trẻ, nhưng nếu có chỉ chút gì đó cho những người nam trẻ, trừ những người trong các xã hội phụ hệ. Trong tất cả những điều này vẫn còn rất nhiều điều không thuận với Giáo huấn và luân lý Công giáo; nó cần phải được Phúc Âm hóa. Bên cạnh đó, cuộc sống truyền thống cung cấp khá tốt cơ chế hỗ trợ cho các cặp vợ chồng mới cưới và trẻ tuổi, nhưng sự hỗ trợ này phần lớn thiếu vắng tại đất nước Zambia đã bị đô thị hóa một cách nhanh chóng. Khoảng trống này cần phải được Giáo hội lấp đầy một cách hiệu quả nếu không hai định chế về hôn nhân và gia đình sẽ bị làm suy yếu một cách nghiêm trọng và sau cùng sẽ làm tổn hại đến việc hồi phục lại trong một tương lai có thể thấy trước được. Tương lai của gia đình cũng chính là tương lai của Giáo Hội; Gia đình Công giáo được gọi là “Giáo Hội tại gia”. Phạm vi ảnh hưởng bất lợi đối với gia đình cũng chính là phạm vi ảnh hưởng đối với Giáo Hội”, Đức TGM Mpundu nhấn mạnh.

 Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube