Đức TGM Arshad: Các Kitô hữu Pakistan, 'một đàn chiên nhỏ bé nhưng mạnh mẽ trong đức tin'

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 24-03-2018 | 05:29:16

Các Giám mục Pakistan đã gặp gỡ ĐTC Phanxicô trong chuyến thăm Ad limina của họ. “Một cuộc gặp gỡ thân mật, giống như một gia đình”. Giáo hội Pakistani nỗ lực dấn thấn cho tất cả mọi người và được đánh giá cao trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc y tế. Đối thoại với các nhà lãnh đạo tôn giáo; niềm hy vọng cho những người trẻ.

Các Kitô hữu ở Pakistan là “một đàn chiên nhỏ bé”, nhưng “mạnh mẽ trong đức tin”, Đức TGM Joseph Arshad, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistani, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với AsiaNews. Chúng tôi gặp gỡ ngài ở Rôma nhân dịp chuyến viếng thăm “ad limina” cứ mỗi 5 năm một lần của các Giám mục Pakistan tới Vatican. Vị giám chức đã nói về đối thoại liên tôn, về công việc của Giáo Hội trong xã hội, và về chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Về chủ đề cuối cùng này, Đức TGM Arshad muốn chỉ ra rằng bạo lực “ảnh hưởng đến tất cả mọi người, không chỉ các Kitô hữu, mà còn cả các ngôi Thánh đường và các trường học và Hồi giáo”. Vấn đề này, Đức TGM Arshad nhắc lại, chính là nền tảng của xã hội vốn “cũng được phân chia theo các đường lối kinh tế”.

Đức TGM Arshad, 53 tuổi, cũng đứng đầu Ủy ban Công lý và Hoà bình Quốc gia. Được truyền chức linh mục vào năm 1991 bởi ĐHY Fernando Filoni, Ngài học giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Urbanianum ở Rome. Sau đó, trong suốt 14 năm Đức TGM Arshad đã làm việc trong lĩnh vực ngoại giao của Tòa Thánh. Vào năm 2013, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Ngài làm Giám mục Địa phận Faisalabad. Năm 2016, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Giám quản Tông Tòa Giáo phận Islamabad-Rawalpindi và sau đó vào ngày 10 tháng Hai Ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Giáo phận này.

Thưa Đức Cha, xin Ngài có thể chia sẻ về cuộc gặp gỡ của các Giám mục Pakistan với ĐTC Phanxicô trong chuyến viếng thăm ad limina?

Cuộc gặp gỡ với ĐTC Phanxicô là một cuộc gặp gỡ thân mật, giống như trong một gia đình. Chúng tôi cùng quay quần bên nhau và đó là một cuộc gặp gỡ đầy tình huynh đệ và như một gia đình. Chúng tôi đã nói chuyện với ĐTC Phanxicô về thực tế của Giáo hội Pakistan và Ngài đã khuyến khích chúng tôi nỗ lực hơn nữa trong công việc phục vụ mà chúng tôi đã thực hiện đối với xã hội cũng như cam kết của chúng tôi để đóng góp cho hòa bình và sự hòa hợp trong xã hội.

 Ngài cổ vũ chúng tôi và yêu mến các Giáo hội nhỏ bé và xa xôi này. Chúng tôi cảm ơn Đức Thánh Cha vì đã chào đón chúng tôi như những huynh đệ. Ngài yêu mến Giaios hội Pakistan, một trong những vùng ngoại vi của thế giới mà Ngài thường đề cập đến. Chúng tôi sẽ hết sức vuii mừng nếu như một ngày nào đó, nếu hoàn cảnh cho phép, ĐTC Phanxicô sẽ có thể đến và gặp gỡ những người dân Pakistan.

Cuộc sống của các Kitô hữu Pakistan thế nào? Làm thế nào để họ thực hiện vai trò của mình trong xã hội?

Pakistan là một quốc gia có khoảng 200 triệu người, trong đó có gần hai triệu người Công giáo. Mặc dù chúng tôi chỉ là một đàn chiên nhỏ bé, thế nhưng công việc phục vụ của Giáo Hội lại được công nhận và được đánh giá cao bởi toàn bộ dân cư cũng như bởi cả chính phủ. Sự đóng góp của chúng tôi đặc biệt được đánh giá cao trong các lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ xã hội. Các tổ chức của chúng tôi cung cấp sự hỗ trợ to lớn đối với người dân và quốc gia Pakistan.

Giáo hội dấn thân cho tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng các Kitô hữu. Chẳng hạn như, trong các trường học của chúng tôi, đa số sinh viên đều là người Hồi giáo. Đó là lý do tại sao sự hiện diện của chúng tôi ở Pakistan được cảm nhận thông qua các cơ quan của chúng tôi, vốn luôn luôn mở cho tất cả mọi người. Ngược lại, tôi muốn trình bày với quý vị nhiều hơn: nhiều người Hồi giáo muốn vào các trường học của chúng tôi vì họ biết rằng họ có thể tìm thấy một mức độ giáo dục tốt ở đó. Họ mong muốn đến với các trường học của chúng tôi, bởi vì họ biết rằng họ sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn, nhưng trên hết là vì chúng tôi đào tạo các sinhviên của chúng tôi theo quan điểm nhân văn.

Sinh viên thuộc các tôn giáo khác nhau cùng nhau học hỏi. Sợi dây liên kết nào được tạo ra giữa họ?

Tình bè bạn được nuôi dưỡng trong số những người cùng nhau học tập tại cùng một trường. Bản thân tôi cũng có nhiều người bạn Hồi giáo. Vấn đề không phải là việc xem mình là có đạo, mà là sự kỳ thị trong xã hội: những người nghèo và không có tiền của được tự động xác định như là những người xấu. Đó là một thái độ làm suy yếu xã hội Pakistan: những người nghèo khổ bị gạt ra bên lề xã hội; những người giàu, được coi là những người có địa vị cao.

Ở Pakistan, các Kitô hữu thường bị bách hại vì tôn giáo của họ. Với tư cách là một cộng đồng tôn giáo thiểu số ở một đất nước Hồi giáo, làm thế nào để quý vị có thể sống đức tin của mình?

Chắc chắn có những thực tế vô cùng phức tạp, từ quan điểm chính trị, xã hội và kinh tế. Có nhiều vấn đề trong xã hội, gây ra đau khổ không chỉ đối với các Kitô hữu mà còn cho cả những người Hồi giáo. Nguồn gốc của sự đau khổ này xuất phát từ khoảng cách kinh tế vốn đặc trưng cho xã hội: một mặt, có những người vô cùng giàu có; mặt khác, lại những người hết sức nghèo khổ. Những người nghèo và những người bị gạt ra bên lề xã hội chiếm đa số. Không có tầng lớp trung lưu. Vì vậy, đất nước được phân chia giữa những người có nhiều quyền lực và những người thấp cổ bé họng.

Chắc chắn các Kitô hữu là một phần nằm trong số những người bị gạt ra bên lề xã hội và bị áp bức. Trong tất cả những vấn đề của họ, họ hướng về Giáo hội để được giúp đỡ. Và Giáo hội đã trao ban cho họ niềm hy vọng.

Trong trường hợp này, có hai khía cạnh vô cùng quan trọng đối với Giáo Hội. Trước hết, vấn đề đối thoại liên tôn; sau đó là việc cổ võ hòa bình và sự hòa hợp trong xã hội. Chúng tôi làm việc theo hai hướng cơ bản này, bởi vì tất cả chúng ta đều là những con người, cả những người Kitô hữu lẫn những người Hồi giáo. Tất cả chúng ta đều được tạo dựng bởi Thiên Chúa và bổn phận của chúng ta đó chính là phải tôn trọng lẫn nhau. Xã hội ngày nay rất cần những giá trị này: tôn trọng lẫn nhau, cả từ quan điểm tôn giáo lẫn con người.

Vấn đề tự do tôn giáo có tồn tại? Quý vị có thể tự do loan báo Tin Mừng không?

Nếu tôi muốn xây dựng một nhà thờ, tôi có quyền mua đất để xây dựng nơi thờ tự. Các linh mục có quyền tự do đi lại để cử hành Thánh lễ tại các nhà thờ trong nước. Trong số các tín hữu của chúng ta, chúng tôi có thể tự do tuyên xưng những lời dạy của Chúa Kitô.

Nhưng ở đâu đâu cũng có một vấn đề về tình trạng an ninh. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng vấn đề này là đối với tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng các Kitô hữu. Các ngôi Thánh đường Hồi giáo và các trường học Hồi giáo cũng đều bị tấn công bởi những kẻ thoe trào luus chính thống. Có một vấn đề chung trong xã hội. Nhưng chúng tôi cũng phải nhắc lại rằng chính phủ giúp chúng ta bảo vệ các nhà thờ. Chẳng hạn như, các nhà chức trách đã gửi binh lính đến đóng quân tại các địa điểm Kitô giáo trong suốt những dịp lễ. Vấn đề đó chính là trạng thái tâm lý phổ biến trong nước, sự không khoan dung của các nhóm người theo trào lưu chính thống vốn có khuynh hướng truyền bá quan điểm của họ về Hồi giáo ở Pakistan.

Có thể đối thoại với các chiến binh không?

Chúng tôi đã thiết lập một cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo tôn giáo. Chúng tôi cũng tham gia vào các dịp lễ kỷ niệm của họ và đồng thời cũng mời họ có mặt tại các dịp lễ quan trọng của chúng tôi, chẳng hạn như Giáng sinh và Phục Sinh. Bằng cách này, bầu khí của việc đối thoại sẽ được hình thành.

Nhờ tạo ra những mối quan hệ này, khi xảy ra sự bất đồng trong xã hội hoặc ở các ngôi làng, chúng tôi có thể cùng nhau can thiệp kịp thời và chúng tôi có thể giải quyết xung đột trước khi nó trở nên lớn hơn. Chúng tôi thường cố gắng cứu người trước khi tin tức được lan truyền. Ở đất nước chúng tôi, điều thường xảy ra đó là đám đông thường tụ tập và xem thường luật pháp. Thay vào đó, chúng tôi, thông qua các nhóm liên tôn, cố gắng tránh để xảy ra chuyện này.

Ngài hy vọng gì đối với Giáo hội Pakistan? Và đặc biệt đối với những người trẻ, những người mà Thượng Hội đồng sắp tới sẽ đặc biệt chú ý tới?

Năm nay, ở Pakistan, chúng tôi đang cử hành Năm Thánh Thể. Kinh nghiệm tâm linh của lòng sùng kính Thánh Thể này là một sáng kiến vô cùng quan trọng đối với người Công giáo của chúng ta. Bất kể những vấn đề mà chúng ta hiện đang phải đối mặt hàng ngày, đức tin của người dân chúng ta vẫn còn hết sức mạnh mẽ, cả ở những người trẻ lẫn những người cao tuổi. Thông qua Năm Thánh Thể, đức tin của người dân chúng ta sẽ được canh tân và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi có rất nhiều chương trình ở cấp địa phương, chẳng hạn như các cuộc cung nghinh Thánh Thể cũng như những buổi tĩnh tâm. Hơn nữa, tại tất cả các giáo xứ thuộc tất cả Giáo phận, các cuộc hội thảo được tổ chức để giải thích về Bí tích Thánh Thể.

Đối với những người trẻ tuổi, Thượng Hội Đồng Giám Mục được dành cho họ là vô cùng quan trọng đối với chúng tôi, bởi vì 60% dân số Pakistani đều là những người trẻ tuổi. Chúng tôi hy vọng rằng Thượng Hội đồng này sẽ lan tỏa một thông điệp mà qua đó có thể góp phần hình thành nên những người trẻ tuổi của Pakistan.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube