Chủ nghĩa duy linh trong Triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô là tông đồ Lòng thương xót của Thiên Chúa trong thời đại toàn cầu hoá. Đối mặt với những hành vi vô trách nhiệm của con người, ĐTC Phanxicô đã vươn tới tất cả mọi người, kể cả các tín đồ thuộc các tôn giáo khác và những người không có niềm tin tôn giáo.

Sự tiếp cận của các Tông Huấn của ĐTC Phanxicô đã được mở rộng rất nhiều nhờ sự kỳ diệu của các phương tiện truyền thông hiện đại. Vì vậy, sự tiếp cận đối với tất cả nhân loại đã được cải thiện đối với những kho tàng văn hoá và tôn giáo đa dạng.

1513247085

Đức Thánh Cha trong một tâm trạng buồn trong suốt cuộc gặp với người Rohingya ở Bangladesh ngày 1 tháng 12. (Ảnh của Joe Torres)

Và, chẳng hạn như, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về sự đau khổ của những người Rohingya tại Myanmar cũng như các nạn nhân của những cuộc xung đột ở những nơi chẳng hạn như Syria, Iraq và Philippines.

Việc tiếp xúc với những thực tại như vậy đòi hỏi cần phải có sức mạnh để làm xoa dịu tâm hồn chúng ta. Cũng như vậy, việc toàn cầu hóa mang lại những điều tồi tệ chẳng hạn như chủ nghĩa khủng bố quốc tế và việc trẻ em tiếp cận với những nguồn tài liệu trực tuyến vốn thúc đẩy bạo lực.

Tuy nhiên, một phần thiên tài của thế kỷ của chúng ta đó là nó đã cung cấp những cây cầu nối với sự khôn ngoan của những con người vĩ đại đã nỗ lực cho hòa bình. Những nhân vật xuất hiện trong tâm trí tôi bao gồm Mahatma Gandhi của Ấn Độ, Martin Luther King của Mỹ và Tổng Giám mục Anh giáo Desmond Tutu của Nam Phi.

Và, tất nhiên, ĐTC Phanxicô.

Chúng ta có cả hai khuôn mẫu để noi gương bắt chước và là nguồn cảm hứng. Chúng ta có thể rút ra từ những hành động đầy Lòng thương xót của Thánh Têrêsa Calcutta cũng như đầy tinh thần bác ái của những con người rất đỗi bình thường. Nghiên cứu và các hình thức truyền thông khác nhau đã làm gia tăng nhận thức của chúng ta về các vấn đề trọng yếu như biến đổi khí hậu và nạn buôn người.

Chúng ta không còn có thể ngồi thoải mái trong nhà chúng ta mà không để cho lương tâm của chúng ta bị trói buộc bởi cảnh ngộ của hàng triệu anh chị em của chúng ta trên toàn cầu. Tinh thần của Thiên Chúa nói với chúng ta qua tất cả những thực tại này.

Đòi hỏi của Chúa Giêsu, đặc biệt trong suốt mùa Vọng, quả là rõ ràng: “Nếu các con muốn trở thành môn đệ Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo Thầy”.

Thập giá của Chúa Giêsu trong thế kỷ 21 được bộc lộ nơi khuôn mặt chẳng còn hình hài của một đứa trẻ bị buộc phải đi làm mại dâm.

Và Chúa Giêsu lại một lần nữa bị đóng đinh khi nhiều người bị giết hại nhân danh cái gọi là cuộc chiến chống ma túy. Chúa Giêsu đã phải khóc vì các nạn nhân của hành động thanh trừng sắc tộc cũng như những người phải chịu đựng sự bất khoan dung về tôn giáo hoặc chính trị hoặc bị tước đoạt kế sinh nhai.

Cần thiết phải nhân tính hóa thế giới của chúng ta và “bí tích hóa” Lòng thương xót của Thiên Chúa, tập trung vào sự duy linh hơn là tôn giáo.

Tác giả Diarmuid O’Murchu đã nhận xét: “Sự đổ vỡ về mặt tinh thần, luân lý và tôn giáo của thời đại chúng ta liên quan đến tôn giáo chứ không phải với sự duy linh”. Và ông đã trích dẫn một khát vọng sâu sắc để tái xác nhận một “câu chuyện thiêng liêng nguyên thủy” được đặc trưng bởi tình yêu, công lý, hòa bình và sự giải thoát.

ĐTC Phanxicô trong Thông điệp Laudato Si’ của mình, đã nói về một sự linh vốn bao trùm toàn bộ công trình sáng tạo. ĐTC Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta rằng Trái đất, như một người mẹ và là ngôi nhà chung của chúng ta, cần được bảo vệ.

ĐTC Phanxicô đang đòi hỏi chúng ta trau dồi một tinh thần vốn không đặt con người lên trên tất cả mọi loài thụ tạo, mà vào việc phục vụ những công trình tuyệt vời của Thiên Chúa.

Vì vậy, đó quả là điều dễ hiểu khi ĐTC Phanxicô công bố “Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương xót” vào năm 2016 và đồng thời đã viết các Tông Thư “Misericordia Vultus” và “Misericordia et Misera”.

Đối với ĐTC Phanxicô, danh xưng Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót có nghĩa là việc vươn tới những người bị gạt ra bên ngoài lề xã hội, những người bị bỏ rơi và những người đau yếu bệnh tật. Sự đơn giản đã làm sáng tỏ Triều đại Giáo hoàng của Ngài khi mọi người chứng kiến việc một vị Giáo hoàng sử dụng xe buýt hơn chiếc limousine dành riêng cho Giáo hoàng.

Và ĐTC Phanxicô đã làm chứng cho niềm vui của việc loan báo Tin Mừng về sứ điệp Kitô giáo, khuyến khích chúng ta trở nên khiêm nhường và có tâm hồn hiền từ.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube