Các Giám mục Kenya kêu gọi chính phủ giải quyết cuộc khủng hoảng thất nghiệp

YAOUNDÉ, Cameroon – Các Giám mục Công giáo tại Kenya hiện đang lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp cao trong nước, đồng thời cho biết rằng tình trạng này đặt ra một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với quốc gia.

Trong một tuyên bố được ban hành hôm 13 tháng 4 khi kết thúc hội nghị toàn thể của mình, các giám mục cho biết rằng “do sự tuyệt vọng mà nhiều người trẻ tuổi đã chấm dứt bằng việc tham gia các băng nhóm, các nhóm dân quân và các nhóm khủng bố trong khi những người khác bị cuốn vào ma túy, lạm dụng dược chất và nghiện rượu, khi họ lãng phí cuộc sống của mình”.

800-7-690x450

Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta (trái) tổ chức một cuộc họp bất ngờ với thủ tướng chính trị và lãnh đạo Liên minh quốc gia (Nasa), Thứ Sáu, ngày 9 tháng 3 năm 2018. (Credit: Brian Inganga / AP .)

Kenya đã trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế, và trong năm 2016, cả nước có tốc độ tăng trưởng 5,8% – cao hơn mức trung bình của khu vực và toàn cầu – nhưng thành công đó đã không cải thiện những triển vọng về nghề nghiệp.

Các công việc được tạo ra đó là những việc làm được trả lương thấp và không chính thức và phát triển ở một tốc độ kinh tế được cho biết là quá chậm để bù đắp tỷ lệ thất nghiệp cao trong nước – một tình huống mà các giám mục giờ đây mô tả là “quả bom nổ chậm có thể phát nổ bất cứ lúc nào”.

Theo Cục thống kê Kenya, tỷ lệ thất nghiệp đứng ở mức 11% trong năm 2016. Con số đó là gấp đôi đối với những người trong độ tuổi 15-24. Điều này được kết hợp với tỷ lệ đói nghèo mà UNICEF ước tính là 42%.

“Có nhiều người cảm thấy như bị gạt ra bên lề xã hội và bị cô lập khỏi những lợi ích kinh tế chủ đạo trong nước”, các giám mục nói.

Các giám mục cho biết rằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo cần phải được khắc phục, nếu không “chúng ta sẽ luôn phải chứng kiến những căng thẳng và xung đột bất tận”.

“Chúng ta phải giải quyết tình trạng đói nghèo mà trong hầu hết các trường hợp chính là sản phẩm phụ của việc tham nhũng và cướp bóc các nguồn tài nguyên mà chúng ta có được ở đất nước này. Do đó, chúng tôi kêu gọi cả chính phủ cấp quốc gia và địa hạt cần phải dấn thân làm việc cho một nền kinh tế mạnh mẽ vốn sẽ cung cấp sinh kế cho người nghèo và đồng thời tạo lợi tức cho sự phát triển bền vững”, các giám mục nói.

Các giám mục cho biết việc tạo ra công ăn việc làm cần phải đứng đầu chương trình nghị sự của chính phủ, và để điều đó xảy ra, các giám mục lập luận rằng “các nguồn lực cần được phân bổ cho nông dân để họ làm việc trên các khu đất trồng trọt và sản xuất lương thực. Quả thực đáng buồn khi chứng kiến việc nông dân thất vọng vì giá thành sản phẩm của họ quá thấp”.

Các giám mục cũng phàn nàn rằng các-ten được cho phép để nhập khẩu sản phẩm từ bên ngoài Kenya, thay vì mua từ nông dân địa phương, “do đó hành động này giết chết những nỗ lực của chính người dân chúng ta”.

Các giám mục kêu gọi chính phủ “bảo vệ những người nông dân Kenya”.

Một kỷ nguyên chính trị mới cho Kenya?

Các giám mục cũng hoan nghênh việc lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa hai đối thủ chính trị của Kenya: Tổng thống Uhuru Kenyatta và nhà lãnh đạo đối lập Raila Odinga.

Cuộc đối đầu mới nhất giữa hai nhà lãnh đạo xảy ra trong và sau cuộc bầu cử tổng thống đầy trang cãi vào năm 2017, mà trong đó tổng thống Uhuru Kenyatta được tuyên bố là người chiến thắng, mặc dù ông Raila tự tuyên bố mình là “tổng thống của người dân” và thậm chí còn tổ chức “buổi lễ nhậm chức” màn tính biểu tượng vào tháng Giêng mà chính phủ tuyên bố là bất hợp pháp.

Cuộc tranh chấp bầu cử đã làm phân cực đất nước và những bất hòa về sắc tộc và bộ lạc sâu sắc được phô bày từ lâu đã mô tả nền chính trị của nó.

Ít nhất 90 người đã thiệt mạng trong vụ bạo lực chính trị theo sau đó, mặc dù con số đó đã so sánh với những gì đã xảy ra vào năm 2007 khi hai nhà lãnh đạo đã tham gia vào một cuộc bầu cử gây tranh cãi khác.

Ít nhất 1.300 người đã thiệt mạng và hàng chục ngàn người đã phải di dời vì sự tranh chấp về kết quả bầu cử sau cuộc bỏ phiếu.

Trong một hành động thay đổi hẳn thái độ vào ngày 09 tháng 3, hai nhân vật đã đi đến một thỏa thuận về những điều mà họ nói là sự quan tâm lớn hơn đối với đất nước.

“Trong suốt lịch sử độc lập của chúng ta, chúng ta đã có những nghi ngờ về cách thức chúng ta đã tiến hành những vấn đề của chúng ta khi đối mặt với sự chia rẽ ngày càng tăng liên quan đến các lĩnh vực sắc tộc, tôn giáo và chính trị. Thật đáng tiếc, chúng ta đã phản ứng lại với những thách thức của chúng ta hầu hết bằng cách trốn tránh”, ông Odinga cho biết sau cuộc họp đó.

“Chúng ta đã đi từ năm này sang năm khác, từ cuộc bầu cử này sang cuộc bầu cử khác, không bao giờ dừng lại để đối phó với những thách thức mà sự đa dạng của chúng ta luôn đặt ra đối với nỗ lực của chúng ta nhằm tạo ra một quốc gia thịnh vượng và thống nhất. Do đó, các mối quan hệ ràng buộc chúng ta hiện nay được đặt dưới sự căng thẳng nghiêm trọng nhất. Sự đa dạng của chúng ta xuất hiện để trở thành một sự nguyền rủa đối với chính chúng ta ngày hôm nay và đối với con cháu của chúng ta mai sau”, ông Odinga nói.

Tổng thống Kenyatta cho biết thêm rằng Kenya thì to lớn hơn cả Odinga và chính ông ta, và quả thực hết sức cần thiết để xóa bỏ những căng thẳng chính trị vì lợi ích của đất nước.

Các giám mục đã hoan nghênh tiến triển này, xảy ra sau những gì họ mô tả là “giai đoạn vận động bầu cử khó khăn đầy bất ổn mà gần như đã chia rẽ đất nước, với một nền kinh tế suy yếu và một phần dân số đã bị tổn thương do bạo lực chính trị”.

Các giám mục nói rằng cuộc gặp gỡ Uhuru-Raila sẽ tiếp tục tốt đẹp cho đất nước, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh rằng thực tế đó cần phải được thực hiện bằng một cái bắt tay.

“Chúng tôi coi đây là một bước tiến đúng hướng và chúng tôi kêu gọi họ đẩy nhanh quá trình hòa giải thực sự, có ý nghĩa và lâu dài”, các giám mục nói.

Các giám mục nhấn mạnh sự cần thiết để hai nhà lãnh đạo cùng nhau xây dựng một đất nước thống nhất và hòa bình hơn, “nơi mà tất cả mọi người đều được tôn trọng và nơi mà tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng bất kể họ đến từ đâu. Đó chính là niềm hy vọng của chúng ta cũng như của tất cả mọi người dân Kenya rằng cuộc gặp gỡ này sẽ báo trước một kỷ nguyên mới về sự hòa giải, đối thoại, hòa bình, ổn định và thịnh vượng”.

Các giám mục cũng đã kêu gọi việc thành lập đối với “một Hội nghị bàn tròn toàn diện vốn sẽ giải quyết tất cả những khác biệt đã chia rẽ người dân Kenyans”.

Các giám mục cũng kêu gọi việc xem xét hiến pháp của Kenya “dưới ánh sáng của những vấn đề gây tranh cãi vốn đã nổi lên trong các cuộc bầu cử gần đây, và những thiếu sót khác đã được ghi nhận”.

“Tương tự, một hội nghị như vậy nên xem xét cách thức nhiệm kì tổng thống có thể được cơ cấu thế nào để nó có thể được đặt lên trên các đảng chính trị, để nó không phải là một vị trí của các vụ tranh giành quyền lực, vốn đã tranh giành một cách kịch liệt như đã xảy ra trong các cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2007 và năm 2017”, các giám mục nói.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube