Tòa Thánh với LHQ: ‘Phải chấm dứt việc giam giữ trẻ em di dân’

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 23-02-2018 | 19:43:44

Liên Hiệp Quốc – Chưa đầy ba tháng sau khi chính quyền Trump thông báo sẽ không còn tham gia vào việc triển khai Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề di cư, Toà Thánh và các nhóm di dân Công giáo đang kêu gọi chấm dứt việc giam giữ trẻ em di cư và tị nạn khi các đại biểu gặp gỡ tại Liên Hợp Quốc để tiếp tục đàm phán thỏa thuận.

Hôm Thứ Tư 21/2, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Sứ thần Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, đã chủ trì một cuộc họp về “Chấm dứt việc giam giữ trẻ em di cư và tị nạn: Quyết định và giải pháp thay thế tốt nhất cho việc giam giữ”, và đồng thời cho biết rằng phán quyết đã rõ ràng: việc giam giữ trẻ em dễ tổn thương là thực tiễn gây hại và cần phải được dừng lại.

20150917cnsbr0713-690x450

Trẻ em di dân nhìn qua hàng rào khi chờ đợi sự cho phép vượt qua biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia vào ngày 15 tháng 9.

“Việc giam giữ trẻ em di cư và tị nạn xảy ra bất chấp những bằng chứng chắc chắn về việc thực tiễn có hại này lại được áp dụng đối với trẻ em cũng như sự phát triển của trẻ, và bất chấp sự đồng thuận quốc tế ngày càng gia tăng – được củng cố bởi luật pháp quốc tế và khu vực – rằng việc giam giữ đối với trẻ em không bao giờ mang lại những lợi ích tốt nhất”, Đức TGM Auza nói.

“Nó cũng không phải là vì lợi ích tốt nhất của các quốc gia, bởi vì nó tốn kém, nặng nề, và hiếm khi ngăn cản được những người mạo nhận là những người nhập cư”, Đức TGM Auza cho biết thêm.

Công ước năm 1990 về Quyền trẻ em xác định rằng các quyết định cần phải được đưa ra theo “lợi ích tốt nhất của trẻ em” và theo quan điểm chính thức của Cơ quan Tị nạn LHQ, việc giam giữ không bao giờ quan tâm đến lợi ích của chúng, bất kể tình trạng pháp lý như thế nào.

Ted Chaiban, giám đốc chương trình của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cho biết nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những trẻ em vốn đã trải qua những vấn đề về sức khoẻ và phát triển khi bị giam giữ, bao gồm trầm cảm, lo lắng, chứng mất ngủ và các triệu chứng tương tự như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

Trong khi Đức TGM Auza mô tả sự thúc đẩy của Tòa Thánh nhằm chấm dứt việc bắt giam trẻ em như là một “mục tiêu đầy tham vọng”, ngài khuyến khích các đại biểu của LHQ triển khai những thực tiễn tốt nhất của các quốc gia vốn đã theo đuổi trong việc bắt giam nhữn người nhập cư trẻ em.

Ưu tiên của Đức Phanxicô

Cha Michael Czerny, thư ký của bộ phận Di dân và Tị nạn mới được thành lập của Vatican tại Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện, đã phát biểu với các đại biểu của LHQ rằng “những người dễ bị tổn thương đang phải sống cảnh nay đây mai đó chính là ưu tiên của Đức Phanxicô”.

Linh mục Czerny, người từng phục vụ với tư cách là người kiểm duyệt của ban hội thẩm, đã chuẩn bị cho cuộc thảo luận cho biết rằng các cá nhân trong vấn đề này cần phải được xem như là những con người trọn vẹn chứ không phải là tình trạng pháp lý của họ.

“Thực tế là họ rằng những di dân hay những người tị nạn không thể làm giảm đi ý nghĩa, phạm vi hoặc ưu tiên đối với những lợi ích tốt nhất của họ”, Linh mục Czerny nói. “Nếu có bất cứ điều gì, tình trạng khẩn cấp nhân đạo đang nhận chìm chúng cần phải ‘nâng tầm vấn đề này’ và các thể chế có liên quan cần phải cực kì cố gắng’”.

Linh mục Czerny đã nhắc lại Sứ điệp của  ĐTC Phanxicô nhân Ngày Di dân và Tị nạn Thế giới năm 2017, nơi mà Ngài đã kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận “nghĩa vụ phải giải quyết và điều chỉnh tình hình của di dân trẻ em, tôn trọng phẩm giá con người và tìm cách đáp ứng những nhu cầu của chúng khi chúng lẻ loi cô độc, mà còn là nhu cầu của cha mẹ chúng, vì lợi ích của cả gia đình”.

Linh mục Czerny cũng cảnh báo về việc cho phép các cuộc thảo luận sắp tới bị cản trở bởi căng thẳng giữa vấn đề an ninh quốc gia và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

“Chúng ta hãy tránh sự đối đầu phân cực”, linh mục Czerny lưu ý.

Thay vào đó, linh mục Czerny khuyến khích những người tham gia cuộc đàm thoại phải nắm lấy một cách tiếp cận đối với sự phát triển con người toàn diện, như được nêu ra trong Thông điệp ‘Laudato si’ năm 2015 của ĐTC Phanxicô.

“Triển vọng để hiểu được lợi ích tốt nhất của một đứa trẻ – cũng như của tất cả mọi người ở mọi giai đoạn của cuộc sống – chính là sự phát triển toàn diện của con người”, linh mục Czerny nói.

Những xu hướng gây xáo trộn và việc học hỏi từ những thực tiễn tốt nhất

Donald Cherwin, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Di dân, cho biết tỷ lệ giam giữ trẻ em trên toàn thế giới quả là “đáng báo động”.

51% người tị nạn trên thế giới đều dưới 18 tuổi, ông Kerwin lưu ý, và trong khoảng thời gian 2013-2016, giới chức Hoa Kỳ đã bắt giữ 165.000 trẻ vị thành niên không có thân nhân theo cùng đến từ bốn quốc gia như: Mexico, Honduras, El Salvador và Guatemala.

Năm 2016, ước tính có khoảng 290.000 trẻ em tị nạn ở Indonesia, Thái Lan và Malaysia – mặc dù các số liệu chính xác thường khó có thể xác định theo như cảnh báo của ông Kerwin.

Trong khi nhiều khu vực trên thế giới đã trải nghiệm một dòng người tị nạn phá vỡ kỷ lục trong những năm gần đây, các đại biểu đã bị áp lực không chỉ đơn thuần bởi việc tham gia vào số lượng, mà phải xem xét cuộc sống của các cá nhân đang bị đe dọa.

Ashley Feasley, giám đốc chính sách về Dịch vụ Di cư và Tị nạn thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), đã kể câu chuyện về một bé gái 8 tuổi ở Honduras, người đang bị giam ở biên giới Texas và Mexico, và đã viết một bức thư cho Tổng thống Barrack Obama yêu cầu phóng thích em khỏi việc bị giam giữ để em có thể được tự do “như trường hợp của Elsa”, một ví dụ tham khảo đối với bộ phim nổi tiếng của Disney, Frozen.

“Những câu chuyện như thế này là một lời nhắc nhở quan trọng đối với chúng ta về những người mà chúng ta đang nói tới”, bà Feasley nói

Trong suốt chính quyền của Tổng thống Bush, bà Feasley cho biết rằng việc giam giữ đã được đưa ra như là một phương tiện ngăn chặn dòng chảy của những người tị nạn, một thực tiễn vốn đã được tiếp tục vào thời chính quyền của ông Obama và tiếp tục vào thời của chính quyền Trump. Bà đã cảnh báo về sự chia rẽ của các gia đình gia đình hiện đang gia tăng ở biên giới cũng như áp lực gia tăng đối với các cơ quan nhằm làm suy yếu sự bảo vệ hiện tại của họ.

Đức ông Robert J. Vitillo, Tổng thư ký của Ủy ban Di dân Công giáo Quốc tế, đã đề cập đến đạo luật được thông qua vào tháng 4 năm 2017 tại Ý, mà ngài đã đã trích dẫn như là một chính sách vốn đáp ứng “lợi ích tốt nhất” của trẻ em.

Sau khi có hơn 26.000 trẻ em không có thân nhân theo cùng nhập cảnh vào nước này vào năm 2016, Ý đã thông qua đạo luật bắt buộc rằng những trẻ vị thành niên này sẽ không bị trở về quê nhà nếu chúng có thể gây hại, việc giới thiệu một chương trình tiếp nhận đối với quá trình nhập cảnh vào đất nước của họ, và các chương trình tự nguyện đối với việc đoàn tụ gia đình, cũng như việc nuôi dưỡng nuôi dạy con.

Đức ông Vitillio lưu ý rằng điều phối viên của UNICEF đối với Cuộc khủng hoảng tị nạn và nhập cư ở châu Âu đã hoan nghênh chính sách này như là một sắc luật kiểu mẫu.

Đức ông Vitillio cũng chỉ ra ví dụ của Caritas International Bỉ, vốn đã làm việc với 200 chương trình đối tác ở nhiều quốc gia khác nhau để khôi phục các mối quan hệ gia đình đối với trẻ em di cư.

Chương trình Caritas trước hết tìm kiếm sự đồng ý đối với những người vị thành niên, những người thường lo sợ cho sự an toàn của cha mẹ chúng, Đức ông Vitillio Vitillio lưu ý. Một khi đã được chấp thuận, các nhân viên xã hội trong nước sẽ đến thăm những người làm cha mẹ này và đồng thời cung cấp những mối dây liên hệ đối với con cái của họ cùng với việc hỗ trợ hành chính, tâm lý và luật pháp, cũng như sự lựa chọn tự nguyện trở lại.

Ông Cherwin cũng đã chỉ ra ví dụ của Ireland, người đã ban hành lệnh cấm đối với việc giam giữ trẻ em, cũng như Ý và Tây Ban Nha đang di chuyển theo hướng đó.

“Chính sách tốt nhất được công nhận rộng rãi, đó là: nói không với việc giam giữ trẻ em di dân”, ông Cherwin nói. “Các giải pháp thay thế thực sự hiệu quả”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube