Puerto Maldonado, một cuộc gặp gỡ lịch sử sẽ mang lại cho các cộng đồng bản địa nhận thấy rõ hơn về Amazon

ĐTC Phanxicô đã luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt đối với Amazon và tất cả các  cư dân của nó, đặc biệt là các dân tộc bản xứ. Thông điệp Laudato Si hoặc việc thành lập Mạng lưới Giáo hội Panama là những ví dụ điển hình về thái độ này. 

Puerto Maldonado hứa hẹn sẽ trở thành, như Hector Sueyo Yumbuyo, nhà lãnh đạo bản địa của dân tộc Harakbut tại Madre de Dios đã xác nhận với Agenzia Fides, “một cuộc gặp gỡ lịch sử”, một minh chứng cho thấy các cộng đồng bản địa đã được “hỗ trợ bởi Giáo hội Công giáo thông qua thẩm quyền cao nhất của nó, Đức Phanxicô, một sự hỗ trợ tinh thần đối với tất cả các hoạt động mà người dân bản địa thực hiện để tồn tại và đối mặt với những vấn đề, chẳng hạn như việc chặt phá dỡ rừng, khai thác mỏ trái phép cũng như những vấn đề xã hội mà hoạt động này đã gây ra”.primopiano_5319

Nhà lãnh đạo bản xứ trong khu vực, người sẽ được ĐTC Phanxicô viếng thăm, tiếp tục giải thích rằng ông đã nhận thấy trong chuyến viếng thăm này một “sự công nhận đối với công việc truyền giáo của Đại diện Tông Tòa tại Puerto Maldonado”, được khởi xướng năm 1920 bởi một nhà truyền giáo được những người thổ dân da đỏ biết với tên gọi Apantonek, Papá Viejo. Một số già làng sẽ biểu diễn một điệu múa chào mừng của dân tộc Harakbut.

Theo ý nghĩa này, ông Julio Cusurichi Palacios, Chủ tịch Liên đoàn người bản xứ Madre de Dios, đã được trao giải Goldman Environmental Prize năm 2007, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của cuộc gặp gỡ mà trong đó “tình trạng thiếu an ninh pháp lý của các vùng lãnh thổ cần phải được nhấn mạnh, làm cho mọi người biết đến nguy cơ của một số quy tắc mà Quốc hội Peru sẽ thông qua, chẳng hạn như các dự án đường bộ vốn sẽ đi qua lãnh thổ bản địa của các dân tộc bị cô lập hoặc các khu vực tự nhiên cần phải được bảo vệ”. Theo ông Cusurichi, đó sẽ là một khoảnh khắc để tạo ra “một sự đóng góp to lớn mà những người dân bản địa đối với việc bảo tồn rừng và giúp giảm thiểu các vấn đề về môi trường nghiêm trọng”. Bất chấp sự đóng góp này, ông Cusurichi tiếp tục giải thích, “chúng ta khó có thể nhận ra, những lợi ích không tiếp cận được với người dân bản địa, chúng vẫn tiếp tục ở cấp độ môi trường hoặc chính phủ”.

Ông Julio Cusurichi đã nhận thấy nơi cuộc gặp gỡ này một cơ hội đối với “ĐTC Phanxicô để nhấn mạnh rằng các chính phủ cần phải đảm đương trách nhiệm của mình và đồng thời nỗ lực làm việc đối với các chính sách công cộng để tính đến những nhu cầu của những người dân bản địa, ngõ hầu các chính phủ có thể đạt được sự hòa nhập xã hội của họ”. “ĐTC Phanxicô sẽ củng cố tinh thần hiệp nhất giữa tất cả các dân tộc bản địa và ủy thác cho chính phủ Peru để nó có thể đáp ứng những  nhu cầu của lãnh thổ, nền kinh tế và tổ chức”, ông Hector Sueyo kết luận, đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng “đây chính là cơ hội để giải quyết những vấn đề của người dân bản địa Amazon, cũng như sự giàu có về văn hoá, những kiến thức có thể nhìn thấy do tổ tiên để lại, để nhà nước có thể công nhận chúng như là một di sản văn hoá của quốc gia và bảo vệ các thế hệ tương lai”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube