Phái đoàn Tòa Thánh sẽ tới Trung Quốc trong tháng này để hoàn tất thỏa thuận Vatican-Trung Quốc

“Trung Quốc sẽ tiếp đón một phái đoàn của Vatican ‘vào cuối tháng Chín’ nhằm thực hiện bước tiến cuối cùng hướng tới một thỏa thuận giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh, theo một nguồn tin thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tờ báo cho biết thêm.

Flags_of_China_and_Vatican_City_Credit_FreshStock_on_Shutterstock_CNAMột tờ báo gắn liền với Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa tin hôm thứ ba 18/9 rằng một phái đoàn gồm các quan chức Vatican sẽ tới Trung Quốc “vào cuối tháng Chín” để tham dự một vòng đàm phán cuối cùng trước khi một thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục được ký kết.

Trích dẫn “Các nguồn tin quen thuộc với vấn đề”, tờ Global Times, một tờ báo tiếng Anh phản ánh lập trường của các nhà chức trách Trung Quốc, cho biết rằng “không có ‘các vụ tranh chấp về các vấn đề nguyên tắc’ giữa hai bên, và kể từ cuộc họp giữa hai bên trước đây được tổ chức tại Vatican, phái đoàn Vatican sẽ đến Trung Quốc lần này để tham dự một cuộc họp vào cuối tháng Chín, và nếu như cuộc họp diễn ra tốt đẹp, thỏa thuận sẽ được ký kết”.

“Một nguồn tin Vatican cũng đã xác nhận với tờ Global Times hồi tuần trước rằng một nhân vật nổi bật từ Tòa Thánh có lẽ sẽ đến Trung Quốc vào cuối tháng Chín”, tờ báo đưa tin.

Tờ Global Times cũng đã trích dẫn những lời của ông Wang Meixiu, người được giới thiệu như là “chuyên gia về Nghiên cứu Công giáo tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc” rằng “Trung Quốc và Vatican có nhiều khả năng đã nhất trí rằng các giám mục tương lai ở Trung Quốc phải được chính phủ Trung Quốc chấp thuận và do Đức Giáo Hoàng ủy nhiệm và lá thư bổ nhiệm sẽ do Đức Giáo Hoàng ban hành”.

“Trước khi ký kết thỏa thuận”, theo tờ báo Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành, “Tòa Thánh sẽ đưa ra một văn kiện chính thức để thừa nhận bảy giám mục Trung Quốc bị Vatican coi là ‘bất hợp pháp’, kể cả một số vị trước đó đã bị vạ tuyệt thông”.

“Trung Quốc sẽ tiếp đón một phái đoàn của Vatican ‘vào cuối tháng Chín’ nhằm thực hiện bước tiến cuối cùng hướng tới một thỏa thuận giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh, theo một nguồn tin thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tờ báo cho biết thêm.

Ông Wang đã dẫn chứng rõ khi nói rằng “người ta không nên mong đợi để giải quyết những vấn đề phức tạp mà Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc phải đối mặt hiện nay bằng một thỏa thuận” và hai bên “vẫn cần thảo luận thêm về tình hình phức tạp tại các Giáo phận khác nhau trong việc lựa chọn các Giám mục”.

Theo Global Times, các nguồn của chính phủ Trung Quốc đã “nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra sẽ vẫn ở cấp độ tôn giáo, và sẽ không đụng chạm đến bất kỳ vấn đề ngoại giao nào chẳng hạn như việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Vatican”.

Vatican là một trong 17 quốc gia cuối cùng trên thế giới công nhận chính phủ Đài Loan, một hòn đảo được lãnh đạo bởi một chính phủ dân chủ được bầu từ năm 1949. Bắc Kinh coi Đài Loan như là một tỉnh nổi loạn của Trung Quốc.

Trong các cuộc đàm phán trước đó, Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng Vatican đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan và hứa sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận.

Người ta ước tính có khoảng 12 triệu tín hữu Công giáo hiện đang sinh sống ở Trung Quốc, một nửa trong số các nhà thờ chính thức thuộc Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc và số còn lại trong “Giáo hội hầm trú”.

Hiệp hội yêu nước Công giáo Trung Quốc hiện đang nằm dưới sự giám sát trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) do một sự thay đổi lớn vào tháng 3 năm 2018, mà trong đó chính phủ Trung Quốc đã chuyển sự kiểm soát trực tiếp đối với các vấn đề tôn giáo cho Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (UFWD).

Một số giám mục được chỉ định bởi chính phủ Trung Quốc trong Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc cũng chính là thành viên của Quốc hội Nhân dân của đảng cộng sản Trung Quốc.

“Chúng tôi, với tư cách là công dân của đất nước, trước tiên phải một  công dân và sau đó mới đến tôn giáo và tín ngưỡng”, Đức Giám mục Phêrô Phương Kiến Bình (Peter Fang Jianping) Địa phận Tangshan phát biểu với truyền thông Trung Quốc sau khi bỏ phiếu nhằm loại bỏ giới hạn chủ tịch đối với chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 3 năm 2018. Đức Cha Phêrô Phương Kiến Bình đã được bổ nhiệm giám mục tại Bắc Kinh vào năm 2000 mà không có sự chấp thuận của Vatican và sau đó đã được hợp pháp hóa bởi Tòa Thánh hai năm sau đó.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy một chiến dịch “Hán hóa” đối với tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, “một chiến lược sâu rộng nhằm thực hiện việc kiểm soát, chi phối và thao túng tất cả các khía cạnh của đời sống đức tin vào khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa được thấm nhuần với ‘bản sắc Trung Quốc’”, theo báo cáo năm 2018 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ.

Những quy định mới về việc thực hành tôn giáo ở Trung Quốc đã có hiệu lực vào tháng 2 năm 2018, nhằm tăng cường sự giám sát và áp lực đối với các hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc. Vào ngày 10 tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã đặt thêm những hạn chế đối với công cuộc truyền giáo, khiến cho điều này trở nên bất hợp pháp đối với bất kỳ buổi cầu nguyện tôn giáo, việc giảng dạy giáo lý hay bất kì việc rao giảng nào được đăng tải trực tuyến. Điều này đang được thực thi thông qua sự kiểm duyệt Internet rộng lớn của quốc gia này.

Vào hôi tháng trước, Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng báo động đối với các báo cáo rằng chính phủ Trung Quốc hiện đang giam giữ tới 1 triệu người Hồi giáo Uyghur không tự nguyện trong các trại cải tạo giáo dục.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Trung Quốc là “Quốc gia cần phải được quan tâm đặc biệt” đối với vấn đề tự do tôn giáo hàng năm kể từ năm 1999.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube