Những nỗ lực nhằm chấm dứt thái độ thù địch giữa những người Công giáo đã bị phân cực

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 19-04-2018 | 04:51:06

Các cuộc trao đổi và gặp gỡ công khai giữa các đại diện của Công giáo ‘tự do’ và ‘bảo thủ’ là một bước khởi đầu cần thiết – nhưng đó chỉ là một sự khởi đầu

Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề đó là nhận ra có một vấn đề nào đó tồn tại.

Giáo hội Công giáo đã nhận thức được sự chia rẽ sâu sắc giữa các tín hữu ở một số quốc gia, chẳng hạn như những người Công giáo ở Hoa Kỳ, những người đóng vai trò đặc biệt trong Giáo hội Công giáo toàn cầu.

Không phải ngẫu nhiên mà những chia rẽ này đã trở nên rõ ràng hơn trong quá trình chuyển tiếp từ nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sang ĐTC Phanxicô – vốn không chỉ là sự thay đổi của các Triều đại Giáo Hoàng mà còn là sự thay đổi của thời đại.

Những chia rẽ trong nội bộ Giáo hội Công giáo không phải là một hiện tượng mới, nhưng chúng trở nên rõ ràng hơn trong thời đại của các phương tiện truyền thông mới, vốn giúp tái xác định sự liên kết giữa các định hướng thần học (tự do, bảo thủ và truyền thống) với vị Giám mục Roma.

Có vẻ như an toàn khi nói rằng việc tách rời giáo hội của người Công giáo dưới cùng một mái nhà sẽ không bao giờ sớm biến mất. Những đặc điểm có thể nhận thấy và không thể nhận thấy của sự chia rẽ này không chỉ được đưa đến bởi các yếu tố thần học mà còn – và chủ yếu – bởi những yếu tố chính trị.

Ở Hoa Kỳ, vốn đã trở thành trung tâm của hiện tượng này trong vài năm qua, các sự kiện đã được tổ chức nhằm cố gắng chẩn đoán ra căn bệnh này. Chẳng hạn như, Đại học Notre Dame đã tổ chức hội nghị về sự phân cực trong Giáo hội vào năm 2015 và Đại học Georgetown sẽ tổ chức một hội nghị khác tại khuôn viên của mình tại thủ đô của quốc gia vào đầu tháng Sáu tới.

Những sự kiện này chính là những dấu hiệu tích cực và đáng khích lệ. Nhưng vấn đề thực sự là liệu chúng ta có thể có sự đình chiến hay chỉ đơn giản là một lệnh ngừng bắn.

1523881501Sự chia rẽ giữa những người Công giáo Hoa Kỳ chính là một khía cạnh của “cuộc chiến văn hoá”, và tôi e rằng những nỗ lực gần đây nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các phe phái khác nhau có thể ít nhiều trở thành không gì khác hơn một cuộc đình chiến.

Điều gì khác có thể xảy ra khi vị Tổng Giám mục phụ trách việc đưa ra các hướng dẫn để thực hiện Amoris Laetitia trong Giáo hội tại Hoa Kỳ, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong Giáo hội Công giáo toàn cầu, giúp một tác giả người Công giáo nổi tiếng nổi tiếng thúc đẩy một cuốn sách mới cáo buộc ĐTC Phanxicô vì đã tiến hành một cuộc nội chiến diễn ra trong Giáo hội và chỉ dừng lại khi gọi Đức Giáo hoàng là một kẻ dị giáo?

Chúng ta chắc chắn cần có một lệnh ngừng bắn. Một cuộc đình chiến trọn vẹn sẽ đòi hỏi các phe phái Công Giáo khác nhau phải đầu hàng và trao nộp các loại vũ khí truyền thông xã hội của họ, một điều gì đó không có khả năng xảy ra. Theo nghĩa này, chúng ta sống trong Giáo hội I Vatican hơn là trong Giáo hội Vatican II.

Trong cuốn sách mới nhất của mình, Vatican I: Công đồng và việc Thành lập một Giáo hội theo chủ trương Giáo Hoàng có toàn quyền, nhà sử học Dòng Tên John O’Malley đã có một chương về việc các phương tiện truyền thông (các tạp chí) đã giúp thúc đẩy chương trình nghị sự chủ trương Giáo Hoàng có toàn quyền trong suốt Công đồng Vatican đầu tiên.

“Do đó Vatican I đã trở thành Công đồng đầu tiên mà trong đó ý kiến công chúng có ảnh hưởng đáng kể đến tính năng động của nó”, linh mục O’Malley viết.

Linh mục O’Malley lưu ý rằng một trong những người theo chủ trương Giáo Hoàng có toàn quyền quan trọng nhất, nhà báo Louis Veuillot (1813-1883) của ấn phẩm L’Univers của Pháp hiện không còn tồn tại, “giống như những người theo chủ trương Giáo Hoàng có toàn quyền nhiệt tâm khác, là một giáo dân và một người cải đạo. Cũng giống như nhiều người trong số họ, ông không phải là người được đào tạo chính quy về thần học”.

Chủ nghĩa chủ trương Giáo Hoàng có toàn quyền đã xuất hiện vào thế kỷ 19 cũng là một mô tả về mặt địa lý của những người Công giáo, những người đã đặt một sự nhấn mạnh đặc biệt vào quyền lực của Đức Giáo hoàng.

Trong Giáo hội toàn cầu hoá của chúng ta, nền tảng tri thức của chủ thuyết Giáo Hoàng nắm quyền tuyệt đối, cũng như việc địa phương hóa về mặt địa lý của nó, cần phải được đánh giá lại.

Những ai quan tâm đến tình hình Giáo hội hiện nay cần chú ý đến những rạn nứt mới giữa các phe phái khác nhau của Giáo hội Công giáo. Những chia rẽ, theo truyền thống là chính trị và văn hoá, cũng đã lan rộng đến các cấp độ thần học và phụng vụ.

Việc tổ chức những sự kiện mà các nền văn hoá khác nhau của Giiaos hội Công giáo có thể tham gia vào các cuộc đàm luận dân sự để hiểu rõ hơn và hiểu biết nhau hơn là điều hết sức cần thiết.

Việc thực hiện bạo lực bằng lời nói thoát ra khỏi sự cân bằng là bước đầu tiên – không chỉ hướng đến sự thánh thiện, như ĐTC Phanxicô đã viết trong Tông Huấn Gaudete et Exsultate (số 115) gần đây của mình, mà còn hướng tới việc tạo ra một môi trường Giáo hội lành mạnh hơn.

Nhưng chúng ta cần phải thêm một điều gì đó khác vào sự cân bằng.

Cuộc đối thoại văn hoá và thần học không thể thay thế cho một hành động chung. Việc chữa lành những vết thương của cuộc chiến văn hoá đòi hỏi rằng chúng ta phải ghi nhớ việc các Kitô hữu bị chia rẽ học hỏi thế nào từ hai cuộc Thế chiến – mà sự hiệp nhất đại kết đòi hỏi không chỉ việc đối thoại về mặt thần học (Đức tin và trật tự) mà còn là sự hợp tác cụ thể giữa các giáo phái khác nhau (Cuộc sống và Công việc).

Thực tế khắc nghiệt của những sự chia rẽ đòi hỏi một nỗ lực lâu dài đối với chủ nghĩa đại kết trong nội bộ Giáo hội Công giáo. Các nhà lãnh đạo thể chế của Giáo hội – đặc biệt là các Giám mục – phải đi đầu trong nỗ lực này. Những chiều kích khác nhau của đời sống Kitô hữu – giáo lý, đời sống và việc thờ phượng – sẽ cần phải được hướng đến.

Các cuộc trao đổi và gặp gỡ công khai giữa các đại diện của Công giáo ‘tự do’ và ‘bảo thủ’ là một bước khởi đầu cần thiết. Nhưng đó chỉ là một sự khởi đầu.

Theo nhà thần học người Kenya, linh mục Agbonkhianmeghe Orobator SJ (Chủ tịch hội nghị các Bề trên Dòng Tên Phi Châu và Madagascar) cho biết trong một bài thuyết trình gần đây tại Đại học Villanova, “những người ăn chung với nhau, chứ không ăn của nhau”.

Chúng ta đã bước vào có lẽ là một giai đoạn mới trong lịch sử của Giáo hội Công giáo hiện đại, được đánh dấu bằng những sự mâu thuẫn và nghịch lý.

Thế kỷ 19 là thời kì Giáo hội truyền giáo, cũng như chủ nghĩa thực dân được hỗ trợ bởi các quốc gia Kitô giáo.

Thế kỷ 20 là thế kỷ của đại kết, nhưng cũng là thời kì của sự thế tục hóa sâu sắc ở những quốc gia nơi mà chủ nghĩa kết nghĩa bắt đầu.

Thế kỷ 21 đang nổi lên như là Giáo hội của sự toàn cầu hoá, nhưng trong một số bối cảnh văn hoá, nó cũng phải là thế kỷ của chủ nghĩa đại kết trong nội bộ Giáo hội Công giáo – việc toàn cầu hóa Công giáo và sự bất mãn của nó.

Triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô và những phản ứng đối với lời kêu gọi Phúc Âm của nó – đối với việc sống các giá trị Tin Mừng cách không giả dối (sine glossa), nghĩa là không có quá nhiều sự hòa giải mang tính thể chế – đã cho thấy rằng những thách thức thực sự hơn là việc cải cách thể chế.

Theo những lời của nhà thần học người Ý Giuseppe Ruggieri, đó chính là “việc tái cấp kinh phí cho Giáo hội như là một kinh nghiệm về tình huynh đệ”.

Chắc chắn có một số cuộc cải cách về thể chế cấp bách cần phải được thực hiện sớm hơn chứ không phải muộn hơn. Nhưng sự bất mãn đối với việc toàn cầu hoá Công giáo là về một cảm thức rạn nứt đối với Giáo hội hơn là về việc cải cách các cơ cấu.

Nếu không, người Công giáo sẽ tiếp tục sống trong những phe phái riêng biệt, nhưng dưới mái nhà đã được tân trang lại.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube