Nghiên cứu cho thấy sự suy giảm về con số bản án tử hình trên toàn cầu

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 14-04-2018 | 11:48:09

Sau một năm với kỷ lục cao về con số bản án tử hình được thực hiện trên khắp thế giới vào năm 2016, một báo cáo mới được công bố bởi Tổ chức Ân xá quốc tế cho thấy một sự suy giảm về tổng thể đối với bản án tử hình trong năm 2017.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết, nhiều quốc gia vẫn đang thực hiện các cuộc hành quyết vốn bỏ qua luật pháp quốc tế.

Tổ chức Ân xá quốc tế đã công bố bản báo cáo trong tuần này, nhấn mạnh đến tỉ lệ thi hành án tử hình trên toàn cầu.

Tổ chức này đã đặc biệt hoan nghênh khu vực Châu Phi hạ Sahara, nơi mà nhiều quốc gia đã có những tiến bộ trong việc giảm bớt hoặc loại bỏ án tử hình vào năm 2017.

“Bởi vì 20 quốc gia ở khu vực Châu Phi hạ Sahara đã bãi bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội ác, đã đến lúc phần còn lại của thế giới phải bước theo sự dẫn đường của họ và để cho sự trừng phạt ghê tởm này đi vào những cuốn sách lịch sử”, Salil Shetty, Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết.Death_penalty_Credit_California_Department_of_Corrections_and_Rehabilitation_Wikipedia_CC_20_CNA

Trong một thông cáo báo chí mới, ông Shetty đã đề cập đến Guinea, quốc gia vốn đã cấm hình phạt tử hình, và Kenya, quốc gia đã loại bỏ án tử hình bắt buộc đối với tội giết người. Burkina Faso và Chad cũng đã xem xét các biện pháp lập pháp để bãi bỏ án tử hình, trong khi tổng thống Gambia đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với việc thi hành ná tử hình vào tháng 2 năm 2018.

Phần lớn thế giới đã làm như vậy, Tổ chức Ân xá quốc tế nhận thấy, đồng thời lưu ý rằng tổng cộng đã có 142 quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình theo pháp luật hoặc trong thực tiễn vào năm 2017. Báo cáo đã trích dẫn tổng số 993 vụ hành quyết tại 23 quốc gia vào năm 2017 – con số vụ tử hình đã giảm 4% so với năm trước.

Sự sụt giảm này theo sau tỉ lệ khá cao đối với bản án tử hình vào năm 2016, trong đó có 1.032 người chết do bản án tử hình trên toàn thế giới.

Con số này loại trừ các vụ hành quyết ở Trung Quốc, nơi mà số vụ hành quyết vẫn còn là một bí mật quốc gia, mặc dù người ta tin rằng con số bản án tử hình lên tới hàng ngàn vụ.

84% tất cả các vụ hành quyết ghi lại được ghi nhận tại Iran, Ả-rập Xê-út, Iraq và Pakistan, những quốc gia vẫn giữ vị trí hàng đầu trong việc ban hành án tử hình.

Trong khi hài lòng với sự sụt giảm tổng thể đối với các vụ hành quyết toàn cầu, Tổ chức Ân xá quốc tế đã chỉ ra một số “xu hướng đau buồn” liên quan đến việc thực hiện hình phạt tử hình đối với những tù nhân với những tội danh bất bạo động, những người phạm tội vị thành niên, những cá nhân bị khuyết tật về mặt tinh thần hoặc trí tuệ, và những tội phạm thú tội do hậu quả của việc bị tra tấn.

“15 quốc gia đã lạm dụng án tử hình hoặc xử tử những tội phạm liên quan đến ma túy, bỏ qua luật pháp quốc tế”, bản báo cáo cho biết.

Luật pháp quốc tế tuyên bố rằng án tử hình chỉ nên được ban hành đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, theo Telegraph.

Ông Shetty cũng cho biết thêm rằng hiện vẫn còn một số nhà lãnh đạo thế giới “những ngưỡi đã phải sử dụng đến án tử hình như là một sự ‘sửa chữa nhanh chóng’ thay vì giải quyết những vấn đề gốc rễ của họ bằng các chính sách nhân đạo, hiệu quả và dựa trên những bằng chứng xác thực”.

Trong Thông điệp ‘Evangelium Vitae’ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về sự sống, Ngài đã khẳng định phẩm giá của sự sống con người trong khi kêu gọi công lý về những tội ác chống lại sự sống con người. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lưu ý rằng án tử hình chỉ nên được “xem xét trong bối cảnh của một hệ thống công lý hình sự hơn bao giờ hết theo phẩm giá con người” và “với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho con người và xã hội”, vốn chỉ nên được sử dụng trong “những trường hợp cần thiết tuyệt đối”. Ngài lưu ý rằng những trường hợp này là rất “hy hữu”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã bảo vệ phẩm giá của tất cả mọi sự sống con người trong suốt Triều đại Giáo Hoàng của mình và đã trở thành một người phản đối án tử hình, đồng thời gọi hành động này là “vô nhân đạo”.

“Không ai có thể bị tước đi không chỉ là sự sống, mà còn là cơ hội để có được một sự chuộc lỗi về luân lý và sự tồn tại vốn sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh trong một bài diễn văn gửi đến Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ võ việc Tân Phúc Âm Hóa vào tháng 10 năm 2017.

Hiện nay, trên thế giới có 21.919 người bị giam giữ với án tử hình.

“Án tử hình là triệu chứng của một nền văn hóa bạo lực chứ không phải là một giải pháp đối với vấn đề này”, ông Shetty nói.

“Trong 40 năm qua, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi tích cực rất lớn trong triển vọng toàn cầu đối với án tử hình, nhưng cần phải thực hiện thêm nhiều biện pháp cấp bách để ngăn chặn thực tiễn khủng khiếp của việc giết người này”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube