Lithuania hy vọng ĐTC Phanxicô sẽ mang lại hy vọng cho tương lai

Vào ngày thứ bảy 22 tháng 9, ĐTC Phanxicô sẽ chuẩn bị khởi hành để thực hiện chuyến Tông du của mình tới ba quốc gia vùng Baltic . Đức Tổng giám mục Vilnius, Lithuania, đã nói về hy vọng cũng như sự kỳ vọng của mình đối với chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422-17Lithuania, Latvia và Estonia là ba quốc gia vùng Baltic mà ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm trong chuyến Tông du thứ 25 của mình ở nước ngoài bắt đầu từ ngày 22 và kết thúc vào ngày 25 tháng Chín.

Theo lịch trình chuyến viếng thăm của mình, ĐTC Phanxicô sẽ dành thời gian ở Vilnius và Kaunas ở Lithuania, ở Riga và Aglona ở Latvia, và ở Tallinn ở Estonia.

Cả ba quốc gia đều đang kỷ niệm 100 năm tuyên bố độc lập khỏi Nga vào năm 1918 trước khi được sát nhập vào Liên Xô vào năm 1940, mà trong đó họ là một phần cho đến năm 1991.

Cả ba trong số các quốc gia này đều đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm cách đây 25 năm.

Lithuania có cộng đồng Công giáo lớn nhất ở vùng Baltic, chiếm hơn 75% dân số gần 3 triệu dân của quốc gia này.

Vatican News đã có buổi tọa đàm với Đức Tổng Giám mục Địa phận Vilnius, Đức Cha Gintaras Linas Grušas, về công tác chuẩn bị, những kỳ vọng cũng như hy vọng cho chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô.

25 năm kể từ chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Đức Tổng Giám mục Grušas cho biết công tác chuẩn bị cho việc đón tiếp ĐTC Phanxicô hiện đang diễn ra với tốc độ khẩn trương và sự háo hức chờ đợi của đông đảo dân chúng. Nhắc lại rằng chuyến viếng thăm sắp tới rơi vào tháng kỷ niệm chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Lithuania cách đây 25 năm, Đức TGM Grušas cho biết đó là “khuôn khổ mà qua đó chúng ta đang đón nhận một thông điệp”.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chia sẻ với người dân Lithuania về “những vấn đề và tình hình cách đây 25 năm xuất phát từ chủ nghĩa cộng sản”, Đức TGM Grušas nói.

Hôm nay, Đức TGM Grušas tiếp tục, “chúng ta đang háo hức chờ đón ĐTC Phanxicô, chúng ta đang chờ đợi những lời nói của Ngài để giải quyết tình hình hiện tại của chúng ta hầu mang lại hy vọng và một cái nhìn thấu đáo, và đồng thời hy vọng ‘lan truyền’ cho chúng ta niềm vui và hy vọng của Ngài.

Những thách thức của vấn đề tự do

Đức TGM Grušas nhận xét về việc khái niệm tự do của con người đã thay đổi như thế nào trong 25 năm bằng cách giải thích về việc “sau đó nó được xem như là một điều gì đó đối đầu với sự áp bức của chế độ độc tài bên ngoài cũng như việc thiếu sự tự quyết định đối với một quốc gia”. Ngày nay, Đức TGM Grušas tiếp tục, chúng ta phải đối mặt với những thách thức đối với vấn đề tự do theo một cách thức hoàn toàn khác: “khả năng sử dụng sự tự do của chúng ta một cách chính xác, để hiểu nó và sử dụng nó cho vấn đề công ích chung”.

Liên quan đến vấn đề này, Đức TGM Grušas đã đề cập đến những thách thức hiện tại được đặt ra bởi vấn đề nhập cư và tỷ lệ nghiện rượu và tự tử cao, cũng như tỷ lệ ly hôn cao, mà ngài cho biết là một phần bị ảnh hưởng bởi những vết thương trong quá khứ.

“Để có thể sử dụng tự do không chỉ để làm bất cứ điều gì họ muốn nhưng để hiểu tự do cũng như các nghĩa vụ đã được dành cho chúng ta hướng tới tương lai”, Đức TGM Grušas nói.

Những hy vọng và kỳ vọng

Đức Tổng Giám Mục Grušas cho biết người dân Lithuania hy vọng rằng ĐTC Phanxicô sẽ chỉ ra hướng đi hướng tới hy vọng cũng như cách thức giải quyết những thách thức mà xã hội hiện đang phải đối mặt, cả ở cấp độ địa phương cũng như cấp độ quốc tế.

Thời gian phục hồi đối với Giáo hội

Đức Tổng Giám Mục Grušas đã chỉ ra rằng ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm các quốc gia “nơi mà người dân đã phải chịu đựng đau khổ, nơi mà Giáo Hội đã phải chịu đựng đau khổ, và nơi mà các tín hữu đã học được tầm quan trọng của việc cầu nguyện và sự phục hồi: 25 năm qua chính là sự phục hồi đối với Giáo Hội của chúng ta từ những vết thương mà nó đã trải qua”.

Đức Tổng Giám mục Grušas cho biết rằng những vết thương đó cũng đã đưa đến nhiều kết cục khi đề cập rằng một trong những nơi mà ĐTC Phanxicô sẽ đến thăm khi ở Lithuania đó chính là nhà tù KGB cũng như Đài tưởng niệm người Do Thái bị tàn sát (Holocaust).

“Đây chính là dấu hiệu của những vết thương nghiêm trọng nơi thân thể của Chúa Kitô, Đức TGM Grušas kết luận, mà chúng ta đã trải qua trong hàng trăm năm qua, do đó, việc cầu nguyện và chữa lành chính là cách thức mà các xã hội của chúng ta phải hướng đến để chữa lành những vết thương này”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube