Khi các Giám mục Hoa Kỳ bảo vệ những người nhập cư, các vị Giám chức Ý cũng sẵn sàng thực hiện điều tương tự

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 26-01-2018 | 13:02:51

ROME – Trong khi các Giám mục Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ủng hộ những người nhập cư trong một môi trường chính trị đầy thù nghịch, hàng giáo sĩ Ý đang lên kế hoạch để thực hiện điều tương tự khi cuộc tổng tuyển cử vào ngày 4 tháng 3 tại nước này đang đến gần.

Trong bối cảnh của các phong trào quần chúng dân chủ thường tập hợp ủng hộ với những ngôn từ miệt thị và gây hoang mang sợ hãi chống lại những người nhập cư, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, lãnh đạo Hội đồng Giám mục Ý đầy quyền thế, trong một bài phát biểu với các anh em Giám mục Ý của mình trong tuần này, đã chỉ trích những điều mà Ngài mô tả như là một sự hồi sinh đáng báo động của thứ ngôn ngữ phân biệt chủng tộc trong cuộc thảo luận chính trị của Ý, và đồng thời đưa ra một bản đồ khái niệm về các vấn đề đối với các công dân để phản ánh khi họ đi đến các địa điểm bỏ phiếu.

Những điều này bao gồm việc chào đón và hội nhập của những người nhập cư, việc nuôi dưỡng cuộc sống gia đình cũng như các giá trị và một lập trường mạnh mẽ để bảo vệ sự sống. 

Tại Hoa Kỳ, các Giám mục Công giáo đã trở thành những người bảo vệ thẳng thắn đối với cả Chương trình Tạm hoãn việc trục xuất đối với Trẻ em đến Hoa Kỳ từ thời Thơ ấu (DACA) và Tình trạng Bảo vệ Tạm Thời (TPS), cũng như mạnh mẽ lên án các trường hợp phân biệt chủng tộc và bài ngoại.

Sự Phục Hưng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Ý

Đảng chính trị Lega Nord (theo nghĩa đen là “Liên đoàn phương Bắc”), một phong trào dân túy cánh hữu vốn giành được sự ủng hộ to lớn trên bán đảo, đã làm cho quan điểm chống nhập cư trở thành thành lũy trong chiến dịch của họ. Người đứng đầu đảng phái này, ông Matteo Salvini, đã tận dụng một cách hiệu quả chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump như là một kế hoạch nhằm khiến cho đất nước này thực sự trở nên nổi tiếng theo khẩu hiệu đã được làm lại: “Italy First”.

Trong khi ông Salvini đã phải kiềm chế ngôn ngữ của mình đối với người nước ngoài và những người nhập cư trong bối cảnh của một chiến dịch quốc gia thì cũng không thể nói điều tương tự như vậy vậy những thành viên khác trong đảng của ông ta, những người đã có những quan điểm trái ngược khi xét về những nhận xét của họ, gợi nhớ lại những xu hướng đề cao thuyết ‘thượng đẳng da trắng’ trong các cuộc tranh luận ở Mỹ. 

“Chúng ta phải quyết định việc liệu dân tộc của chúng ta, chủng tộc da trắng của chúng ta, xã hội của chúng ta phải tiếp tục tồn tại, hoặc xã hội của chúng ta phải bị loại bỏ”, Attilio Fontana, thành viên đảng Lega, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Radio Padania, nơi mà ông đã trình bày vấn đề di dân như là một trận chiến cho sự sống còn giữa người Ý và những người nhập cư. 

Những lời phê bình về những lời của ông Fontana xuất phát từ mọi hướng khác nhau, nhưng không có hiệu quả như những phát biểu từ ĐHY Bassetti, một người đã tự cho mình một ngoại lệ – một điều gì đó không hiếm hoi như một số Giám mục Ý có thể mong muốn mọi người tin tưởng – về yêu cầu của họ để không bình luận trực tiếp về những động lực chính trị của đất nước.

“Chúng ta nghĩ rằng cuộc nói chuyện về chủng tộc da trắng đã được chôn giấu”, ĐHY Bassetti cho biết trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp của HĐGM hôm thứ Hai. “Mọi Kitô hữu đều được mời gọi để hướng đến những người nhập cư với thái độ hiểu biết và tinh thần bác ái” bởi vì “tất cả chúng ta là một đại gia đình nhân loại”, ĐHY Bassetti cho biết thêm. 

Bài phát biểu của ĐHY Bassetti, trong khi vẫn giữ nguyên lý của việc không theo phe phái nào, đã được hầu hết người Ý nhận thấy như là mang một bản chất chính trị mạnh mẽ. Trong thực tế, nó vẽ nên một bức tranh về những gì mà các Giám mục có thể nghĩ đến liên quan đến cuộc bầu cử sắp tới. 

Theo vị giám chức, những vấn đề chính mà nước Ý hiện đang phải đối mặt – và có thể nói là nhiều nước ở châu Âu – đó là công ăn việc làm, các thanh thiếu niên, gia đình và rõ ràng là vấn đề di dân. Về điểm cuối cùng, ĐHY Bassetti kêu gọi các Giám mục cần phải “cải thiện một quốc gia đã bị đánh dấu bởi sự thù hận trong xã hội” nhằm “xây dựng lại niềm hy vọng và mang lại sự thái bình cho xã hội”.

Trích dẫn Thông điệp ‘Populorum Progressio’ năm 1967 của Đức Phaolô VI, ĐHY Bassetti nhắc nhở hội nghị rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một vấn đề mà Italia đã phải vật lộn trong một thời gian dài. Xét cho cùng, năm nay đánh dấu kỷ niệm 80 năm ra đời Luật phân biệt chủng tộc do chế độ Mussolini ban hành năm 1938, mà ĐHY Bassetti gọi là “một trang đen tối trong lịch sử nước ta”. 

Đức Hồng Y Bassetti lên án những người muốn cổ vũ cho một “nền văn hoá sợ hãi” và hoan nghênh “sự tái xuất hiện hết sức bi đát của chủ nghĩa bài ngoại”, đồng thời Ngài nhấn mạnh vai trò của Giáo hội trong việc thúc đẩy một môi trường đối thoại và gặp gỡ vốn gần gũi với tất cả mọi gia đình cũng như tất cả mọi người.

“Việc nhấn mạnh và nuôi dưỡng những nỗi sợ hãi này, không những không phải là hành vi của một Kitô hữu, mà còn có thể trở thành nguyên nhân của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa những người nghèo ở những khu vực ngoại vi của chúng ta”, ĐHY Bassetti nói, đồng thời Ngài cũng cho biết thêm rằng “khả năng này cần phải được ngăn chặn bằng mọi giá”.

ĐHY Bassetti đã không ngại ngần ngại bận tậm đến những chi tiết nhỏ nhưng đầy quan trọng trong các cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư ở Ý, mà trong những tháng gần đây đã được đưa ra bởi vấn đề về việc liệu những đứa trẻ nhập cư hợp pháp được sinh ra ở Ý có được thừa nhận quyền công dân hay không.

Các đảng phái chính trị dân túy và cánh hữu về cơ bản đã khép lại vấn đề này tại nghị viện Ý, bất chấp những nhận thức rằng nó được ủng hộ một cách rộng rãi bởi hàng Giáo phẩm Ý và thậm chí là bởi chính DDTC Phanxicô.

“Dưới ánh sáng Tin Mừng và kinh nghiệm về con người trong Giáo Hội, tôi thiết nghĩ việc xây dựng một tiến trình hội nhập có thể diễn ra thông qua việc công nhận một quyền công dân mới, vốn có thể giúp thăng tiến con người cũng như việc tham gia vào đời sống công cộng của những người được sinh ra ở Ý, những người nói ngôn ngữ của chúng ta và đón nhận những ký ức lịch sử của chúng ta, với những giá trị mà nó đòi hỏi”, ĐHY Bassetti cho biết. 

Sự sống con người kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc

Chính phủ dân chủ hiện tại ở Ý đã cư xử với Giáo hội như một loạt những tổn thất về chính trị, đặc biệt là việc thừa nhận hợp pháp đối với các cặp vợ chồng không chính thức, bao gồm các cặp vợ chồng chưa kết hôn và đồng tính, và gần đây là việc chấp nhận thủ tục ‘living will’ vốn cho phép một người quyết định việc họ có muốn duy trì mạng sống khi chẳng may lâm vào tình trạng não bộ ngưng hoạt động, và không còn khả năng nói lên những điều mình muốn, được các nhà bình luận bảo thủ đánh giá là một “cái chết êm dịu đầy êm ái”.

ĐHY Bassetti tái khẳng định rằng Giáo hội hết sức bận tâm đến sự sống con người kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, đồng thời gửi đi một lời cảnh báo tới bất kì đảng phái chính trị nào chiến thắng trong cuộc bầu cử.

“Nền văn hoá về tinh thần bao dung cũng đồng nghĩa với nền văn hoá sự sống, vốn luôn luôn phải được bảo vệ: Cho dù đó là vấn đề về việc cứu vớt sự tồn tại của một đứa trẻ vẫn còn trong bụng của một người mẹ hay của một người bệnh rất nặng; và cho dù đó là một người đàn ông hay một phụ nữ bị bán bởi một kẻ buôn người”, ĐHY Bassetti nói. 

ĐHY Bassetti cũng lưu ý rằng các gia đình hiện đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong nước, với sự gia tăng số lượng các cặp đôi ly thân và ly hôn cũng như tỷ lệ sinh sụt giảm mạnh. Theo tinh thần Tông Huấn Amoris Laetitia của ĐTC Phanxicô, ĐHY Bassetti nói rằng những thay đổi này “thúc giục chúng ta nhìn vào gia đình bằng sự cảnh tỉnh cụ thể mà không cần tìm kiếm các biện pháp nhanh chóng, tìm ra những khuyết điểm của gia đình không chỉ là những hạn chế của con người mà đặc biệt còn là một nơi của Lòng thương xót”. 

Việc kêu gọi người Công giáo tham gia vào lĩnh vực chính trị

Đã qua rồi những ngày mà Đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo ở Ý thúc đẩy các giá trị Công giáo trong xã hội và trên trường chính trị. Hiện nay, cuộc thảo luận công khai của Ý phần lớn là do các giả định và quan ngại về thế tục, với việc những người Công giáo lấp đầy những cấp bậc của tất cả các bên. 

ĐHY Bassetti khuyến khích các tín hữu không bị tách rời giữa “những người Công giáo theo luân lý” và “những người Công giáo dân sự”, nơi mà những mối bận tâm đối với những người nhập cư và người nghèo lấn át nhu cầu bảo vệ sự sống hoặc ngược lại.

“Phẩm giá của con người không bao giờ có thể bị chà đạp và cần phải trở thành ngọn hải đăng của mọi hành động chính trị và xã hội của người Công giáo”, ĐHY Bassetti nói. 

Bất chấp cuộc thảo luận rộng rãi của Ngài về nhiều chủ đề nóng trong nền chính trị Italia, ĐHY Bassetti nhấn mạnh rằng Giáo hội “không phải là một đảng phái chính trị, và cũng không liên quan đến bất kỳ chính trị gia nào”. Ngài cũng khuyến khích tất cả mọi người dân Ý cần phải “vượt qua bất cứ mọi lý do nào đối với sự thiếu tin tưởng cũng như sự bất bình, [và] tham gia bỏ phiếu với một ý thức trách nhiệm”. 

Các nhà bình luận chính trị ở Bel Paese đã cố gắng phỏng đoán những gì mà ĐTC Phanxicô đã đưa ra đối với các ứng cử viên và về việc liệu Ngài có ủng hộ một đảng phái nào hơn so với đối thủ của họ hay không.

Mối quan hệ thân thiện với thị trưởng Rome, bà Virginia Raggi, có thể khiến một số người tin rằng ‘vị Giáo Hoàng dân túy’ có thể là một phần của đảng này, phong trào Năm Sao của cánh tả. Mặt khác, sự cộng tác của Vatican với Đảng Dân chủ về các vấn đề liên quan đến việc nhập cư, trong đó có nguyên tắc ‘Ius soli’, có thể chứng minh rằng ĐTC Phanxicô sẽ không phản đối chiến thắng của họ tại cuộc bỏ phiếu. 

Những tuyên bố của ĐHY Bassetti, vốn chắc chắn bao trùm tinh thần của Triều đại Giáo Hoàng này, có thể được giải thích như một cánh cửa tới những gì mà ĐTC Phanxicô có thể nghĩ đến liên quan đến tương lai của nền chính trị của Ý. 

“Tôi đang tiếp xúc gần gũi với Đức Giáo Hoàng. Tôi đã có cơ hội được gặp gỡ và nói chuyện với Ngài trong tháng này”, ĐHY Bassetti cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ La Stampa địa phương.

“ĐTC Phanxicô nhận thức rất rõ về những gì đang xảy ra ở đất nước của chúng tôi và, đặc biệt, Ngài hiểu những ưu điểm, những hạn chế và đặc điểm tính cách của người dân”, ĐHY Bassetti cho biết.

“Cuối cùng, chúng ta đừng bao giờ quên rằng Đức Thánh Cha là ‘con trai’ của một người Ý di cư sang Argentina”, vị Giám chức người Ý cho biết. “Tôi có thể chứng rằng tỏ rằng Ngài rất gần gũi với chúng tôi bởi vì Ngài rất yêu mến đất nước Italy”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube