Giáo hội Đức có thể đối mặt với những thách thức pháp lý sau phán quyết của tòa án châu Âu

Yêu cầu đối với việc các nhân viên Giáo hội cần phải ‘theo đạo’ có thể vi phạm luật chống phân biệt đối xử

Giáo hội Công giáo Đức cho biết họ sẽ phải xem xét lại hệ thống tuyển dụng của mình sau khi các thẩm phán hàng đầu châu Âu cảnh báo ràng Giáo hội có thể vi phạm luật chống phân biệt đối xử khi yêu cầu việc các nhân viên phải có đạo.

Vào ngày 17 tháng Tư, Tòa án Tư pháp châu Âu có trụ sở tại Luxembourg đã phán quyết rằng những yêu cầu về việc các nhân viên Giáo hội phải “theo đạo” sẽ phải chịu sự xem xét về mặt tư pháp.

Linh mục Dòng Tên Hans Langendorfer, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Đức, cho biết rằng Giáo hội “luôn luôn đảm bảo rằng Giáo hội không áp đặt những yêu cầu thiếu cân xứng” đối với nhân viên của mình. Ngài cho biết rằng, do bởi phán quyết này, Giáo hội sẽ “đánh giá xem việc thực hành tuyển dụng của mình cần phải được điều chỉnh như thế nào”.

f33b11385f21f5506a4558ec1a5cd85c-800x-800x500Trong một tuyên bố, linh mục Langendorfer cho biết rằng các giám mục Công giáo Đức hoan nghênh sự thừa nhận của tòa án rằng các nhà thờ vẫn có quyền xem xét “quan điểm đối với tôn giáo” của ứng cử viên và các tòa án tiểu bang không thể “bỏ qua những tập quán tôn giáo của họ”.

Tuy nhiên, linh mục Langendorfer lưu ý rằng những điều kiện của Giáo hội Công giáo đối với việc tham gia chuyên nghiệp vào sứ mạng của mình có thể bị thách thức về mặt pháp lý.

Các nhà thờ Công giáo và Tin Lành là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất của Đức và đã được cho phép việc tự quản lý rộng rãi theo các điều khoản tự do tôn giáo trong hiến pháp 1949 của quốc gia, hoặc Luật cơ bản (Basic Law).

Tuy nhiên, các tổ chức Giáo hội đã phải đối mặt với các vụ kiện liên quan đến việc cáo buộc phân biệt đối xử đối với những nhân viên không thuộc Kitô giáo, đặc biệt là tại các bệnh viện và tổ chức từ thiện do Giáo hội sở hữu.

Vào tháng 5 năm 2015, Hội đồng giám mục Công giáo tuyên bố đang tiến hành cải cách luật lao động của Giáo hội để phản ánh “nhiều thay đổi trong việc thực hành pháp luật và xã hội” và đồng thời cho phép thành viên công đoàn trong khi không còn yêu cầu 750.000 nhân viên của Giáo hội phản ánh Giáo huấn Công giáo trong lối sống của họ.

Tuyên bố cho biết rằng các nhân viên Giáo hội, kể cả những người không phải là Công giáo, vẫn được yêu cầu phải “tránh những hành vi chống Giáo hội” chẳng hạn như việc thúc đẩy hành vi phá thai hoặc chủ nghĩa bài ngoại.

Tuy nhiên, những người tái hôn sau khi ly dị hoặc các mối quan hệ dân sự sẽ phải đối mặt với việc bị sa thải chỉ khi hành động của họ ảnh hưởng đến “tính toàn vẹn và sự tín nhiệm của Giáo Hội”.

Christine Landers, giám đốc cơ quan chống phân biệt đối xử liên bang của Đức, phát biểu với hãng thông tấn Công giáo KNA rằng phán quyết đồng nghĩa với việc các nhà thờ hiện nay sẽ phải “giải thích mọi quyết định tuyển dụng của mình một cách toàn diện tại tòa án”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube