Đức Tổng Giám Mục Auza kêu gọi việc chấm dứt bạo lực tình dục liên quan đến các cuộc xung đột

‘Các nguồn lực và sự tập trung ngày càng lớn hơn cần phải được dành riêng cho việc ngăn ngừa các cuộc xung đột’

Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, hôm 16 tháng 4 năm 2018, đã phát biểu về sự cần thiết cần phải ngăn chặn và giải quyết vấn đề bạo lực tình dục liên quan đến các cuộc xung đột. Những phát biểu của Đức TGM Auza đã được đưa ra trong cuộc tranh luận mở rộng của Hội đồng Bảo an về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh tại trụ sở Liên Hợp quốc tại New York.

Trong khi cộng đồng quốc tế đã có những tiến bộ trong việc tăng cường vai trò của phụ nữ trong vấn đề hòa bình và an ninh, Đức TGM Auza nói, phụ nữ vẫn phải chịu đựng quá nhiều đối với vấn đề bạo lực tình dục trong suốt thời kỳ xung đột. Việc ngăn chặn vấn đề bạo lực tình dục bắt đầu với việc ngăn chặn xung đột ngay từ đầu, Đức TGM Auza nói. Những nỗ lực nhằm ngăn chặn vấn đề bạo lực tình dục đối với phụ nữ cần phải trở thành một phần không thể tách rời đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình. Các tình huống hậu xung đột thường hỗn loạn, vô luật pháp và hết sức nguy hiểm, tạo điều kiện cho vấn đề bạo lực xảy ra đối với phụ nữ và cần được giải quyết bằng vấn đề giáo dục, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Những người sống sót của vấn đề bạo lực trong các cuộc xung đột cần nhận được sự trợ giúp toàn diện để có thể phục hồi và tái hòa nhập và các quốc gia cần phải đảm bảo việc truy tố các thủ phạm. Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong các tình huống bình thường hàng ngày, Đức Tổng Giám Mục Auza cho biết thêm, cũng cần phải được giải quyết.

Dưới đây là bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Auza:

Thưa ngài chủ tịch,

Toà Thánh muốn cảm ơn ngài Tổng thống Peru vì đã đặt ra một sự chú ý cần thiết đối với vấn đề bạo lực tình dục liên quan đến các cuộc xung đột cũng như cách thức nó có thể được ngăn ngừa và giải quyết một cách hiệu quả.

download (1)Kể từ khi Hội đồng thông qua nghị quyết 1325 (năm 2000), nghị quyết đầu tiên về phụ nữ, hoà bình và an ninh, cộng đồng quốc tế đã xây dựng một khuôn khổ vững chắc nhằm tạo điều kiện cho việc gia tăng vai trò của phụ nữ đối với vấn đề hòa bình và an ninh và đã đạt được những kết quả quan trọng cũng như tạo ra những tiến bộ đáng kể, bất chấp những thách thức ngày càng gia tăng cũng như những phức tạp đối với viễn cảnh của vấn đề an ninh quốc tế.

Tuy nhiên, về phía các nạn nhân của cuộc xung đột, phụ nữ vẫn còn phải chịu đựng quá thường xuyên, đặc biệt là từ vấn đề bạo lực tình dục gây ra trong các cuộc xung đột. Những nỗ lực chung của quốc gia và quốc tế là hết sức cần thiết nếu như chiến đấu nhằm giảm thiểu và chấm dứt vấn đề bạo lực, đặc biệt là bạo lực tình dục, đối với phụ nữ đạt được thắng lợi.

Thứ nhất, các nguồn lực và sự tập trung ngày càng lớn hơn cần phải được dành riêng cho việc ngăn ngừa các cuộc xung đột. Tòa Thánh ủng hộ những nỗ lực của Hội đồng Bảo an, trong khuôn khổ giới hạn đối với nhiệm vụ của nó theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, tích cực khuyến khích các Quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp thông qua việc đối thoại và đàm phán. Không có phương tiện nào tốt hơn để bảo vệ phụ nữ khỏi vấn đề bạo lực trong các cuộc xung đột hơn là ngăn ngừa sự bùng nổ của chính các cuộc xung đột. Cần phải lưu ý để đảm bảo rằng tiếng nói của phụ nữ phải được lắng nghe và sự tham gia hiệu quả của họ được tận dụng trong suốt toàn bộ quá trình.

Thứ hai, việc ngăn chặn tất cả mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ trong xung đột và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ cần phải trở thành một phần không thể tách rời đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình. Tầm quan trọng của việc hội nhập phụ nữ vào các hoạt động gìn giữ hòa bình cũng có thể được nhìn nhận từ quan điểm này. Các quốc gia chủ nhà cần phải được giúp đỡ để ưu tiên việc ngăn ngừa bạo lực chống lại phụ nữ trong suốt các cuộc xung đột, đảm bảo việc tham gia tích cực của phụ nữ vào tất cả mọi giai đoạn của tiến trình hòa bình.

Thứ ba, tăng cường sự chú ý cũng như những nỗ lực nhằm ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ cần phải được duy trì trong các tình huống hậu xung đột, vốn thường là hỗn loạn, vô luật pháp và hết sức nguy hiểm, và do đó là môi trường cho phép cũng như tạo điều kiện để vấn đề bạo lực xảy ra đối với phụ nữ. Với mục tiêu xoá bỏ những nguyên nhân gốc rễ của xung đột, cộng đồng quốc tế cần phải tích cực giúp đỡ các quốc gia hậu xung đột thúc đẩy vấn đề giáo dục, phát triển kinh tế và xã hội, và đồng thời đảm bảo rằng sự chia rẽ đối với vấn đề hòa bình và phát triển phải có lợi cho toàn bộ dân chúng.

Liên quan đến việc tiếp cận giáo dục, Giáo hội Công giáo có một lịch sử lâu dài và tự hào đối với việc đặt trọng tâm vào việc cung cấp cho các phụ nữ trẻ và các trẻ em gái việc tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng. Ngày nay, các phụ nữ trẻ và trẻ em gái chiếm đa số các sinh viên trong các cơ sở giáo dục Công giáo ở mọi cấp độ trên toàn thế giới.  Điều này hoàn toàn chính xác, đặc biệt ở những khu vực nơi mà phụ nữ và trẻ em gái vẫn bị phân biệt đối xử và ở những nơi có các cuộc xung đột đang diễn ra.  Chẳng hạn như, gần 80% sinh viên của Đại học Bethlehem, một tổ chức Công giáo, là những phụ nữ trẻ Palestine. Họ trở thành các nhà giáo dục và các chuyên gia đóng góp rất nhiều cho vấn đề hòa bình và hòa hợp trong các gia đình và xã hội.

Những người sống sót của vấn đề bạo lực trong các cuộc xung đột cần phải nhận được sự trợ giúp toàn diện để đảm bảo rằng họ có thể phục hồi hoàn toàn từ những vi phạm đó và đồng thời có thể tái hòa nhập vào các xã hội của họ. Các quốc gia cần phải tăng cường tối đa những nỗ lực của mình ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế để đảm bảo việc truy tố đối với những kẻ thủ phạm gây ra những tội ác này. Tòa án Hình sự Quốc tế đóng một vai trò quan trọng đối với vấn đề này bằng cách xét xử những tội ác đã được Quy điều Rome coi như là những tội ác chiến tranh và những tội ác chống lại loài người, bao gồm những tội phạm có thể cấu thành nên tội ác diệt chủng.

Thưa ngài chủ tịch,

syriaPhụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng nhiều hình thức bạo lực không chỉ trong các tình huống xung đột, mà còn trong cả những điều mà chúng ta có thể gọi là “những tình huống bình thường hàng ngày”. Tuy nhiên, như ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh trong chuyến viếng thăm Puerto Maldonado (Peru): “Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ không thể được coi như là một chuyện “bình thường “, duy trì một nền văn hóa vũ phu mù quáng đối với vai trò hướng dẫn mà phụ nữ chiếm giữ trong các cộng đồng của chúng ta. Quả thực không phù hợp khi chúng ta (…) quay lưng đi và để cho phẩm giá của rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là các phụ nữ trẻ tuổi, bị chà đạp”[1].

Tòa Thánh đang nỗ lực làm việc với phần còn lại của cộng đồng quốc tế để tiếp tục theo đuổi các mục tiêu của phụ nữ đối với vấn đề hòa bình và an ninh. Vai trò của họ cần phải được công nhận và đánh giá cao và đồng thời sự tham gia của họ cần phải được đảm bảo. Nếu không có sự đóng góp và những kỹ năng đặc biệt của phụ nữ, sẽ không thể đạt được một sự hiểu biết toàn diện nhất có thể đối với những nguyên nhân của các cuộc xung đột cũng như những giải pháp hiệu quả nhất nhằm chấm dứt những vấn đề này và đồng thời việc xây dựng hòa bình không thể đạt được, và biện pháp phòng ngừa có hiệu quả đối với vấn đề bạo lực tình dục đối với phụ nữ liên quan đến các cuộc xung đột cũng khó có thể đạt được.

Xin cám ơn ngài chủ tịch!

Minh Tuệ chuyển ngữ

[1]. ĐTC Phanxicô, phát biểu chào mừng tại Học Viện Jorge Basadre, Puerto Maldonado (Peru), ngày 19 tháng 1 năm 2018. 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube