Đức TGM Gallagher: ‘Toà Thánh hướng tới việc loại bỏ vũ khí hạt nhân’

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 30-09-2018 | 07:18:17

Ngày Quốc tế Hoàn toàn Loại bỏ Vũ khí hạt nhân

Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh, Trưởng Phái đoàn Tòa Thánh tại LHQ, ngày 26 tháng 9 năm 2018, đã củng cố sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Đức TGM Gallagher đã phát biểu tại kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về chủ đề Ngày Quốc tế Hoàn toàn Loại bỏ Vũ khí hạt nhân:

Dưới đây là bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher:

***

Capture-d’écran-2017-09-22-à-07.53.39

Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher

Thưa ngài chủ tịch,

Ngày Quốc tế Loại bỏ Vũ khí Hạt nhân là một sự khẳng định đối với quyết tâm chung của chúng ta nhằm tạo ra những điều kiện cũng như các bước cần thiết cho việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Chúng ta phải từ bỏ ý tưởng rằng các loại vũ khí hạt nhân sẽ luôn là một phần quan trọng. Chúng ta không được tin tưởng vào ý tưởng rằng những mối đe dọa hiện tại đối với vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế không cho phép việc giải trừ hạt nhân. Thế giới ngày càng trở nên không an toàn hơn với các loại vũ khí hạt nhân; nó ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Một chính sách được dựa trên việc sở hữu các loại vũ khí hạt nhân hoàn toàn mâu thuẫn với tinh thần và mục đích của Liên hợp quốc bởi vì các loại vũ khí hạt nhân không thể tạo ra cho chúng ta một thế giới ổn định và an toàn, và bởi vì hòa bình và ổn định quốc tế không thể được hình thành dựa trên việc chắc chắn hủy diệt lẫn nhau hoặc sự đe dọa hủy diệt hoàn toàn.

Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân chính là một bước tiến quan trọng trong các nỗ lực của chúng ta hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. 61 quốc gia đã ký kết, 14 quốc gia trong số đó đã phê chuẩn hiệp ước này.  Toà Thánh, người đã ký và phê chuẩn hiệp ước này vào đúng ngày mà nó được công khai cho việc ký kết và phê chuẩn vào ngày 20 tháng 9 năm 2017, mong muốn thúc giục các quốc gia khác ký kết và phê chuẩn nó. Toà Thánh sẽ trở thành một thành phần mạnh mẽ của chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân một khi hiệp ước có hiệu lực. Mỗi chữ ký, mọi phê chuẩn đối với Hiệp ước này đều tạo thành một bước tiến quan trọng hướng tới việc đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước là thành quả của những nỗ lực của nhiều quốc gia và các bên liên quan khác nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về hậu quả nhân đạo và thảm họa môi trường do việc sử dụng vũ khí hạt nhân gây ra. Những tác động thảm khốc của các loại vũ khí hạt nhân có thể dự đoán trước và vô cùng đáng sợ. Các nạn nhân của những loại vũ khí này hiện vẫn còn ở ngay trước mắt chúng ta: ‘Hibakusha’ chính là một bằng chứng sống động về những nỗi kinh hoàng mà các loại vũ khí hạt nhân có thể phóng ra. Họ tiếp tục thách thức chúng ta để nhận ra rằng việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân không chỉ là vấn đề về an ninh mà còn là một sự đòi buộc về mặt luân lý, nhân đạo và môi trường.

Tòa Thánh mong muốn thúc giục tất cả các quốc gia thực hiện Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) một thực tế bằng cách đảm bảo nó trở nên có hiệu lực. Để đảm bảo rằng không một quốc gia nào có thể tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân chính là một bước quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của các loại vũ khí nguyên tử chết người và đồng thời một bước tiến quan trọng hướng tới việc đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Trách nhiệm tùy thuộc vào tất cả chúng ta để tiếp tục thuyết phục những quốc gia mà việc phê chuẩn là hết sức cần thiết để CTBT trở nên có hiệu lực về tầm quan trọng cơ bản của việc phê chuẩn nó vì hòa bình thế giới.

Cả Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân và CTBT đều bổ sung cho Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT). Chúng nhằm mục đích giúp đạt được cam kết của tất cả các Bên được nêu rõ trong Điều 6, rằng: “Mỗi Bên trong Hiệp ước cam kết theo đuổi các cuộc đàm phán với một sự tin tưởng đối với các biện pháp hiệu quả liên quan đến việc chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân vào một ngày gần đây và việc giải trừ vũ khí hạt nhân, và một hiệp ước về việc giải giáp hoàn toàn và nghiêm ngặt dưới sự kiểm soát quốc tế nghiêm ngặt và hiệu quả”. Ngày nay, chúng ta phải tự cam kết đối với một thế giới không có vũ khí hạt nhân, bằng cách thực hiện đầy đủ NPT.

Tòa Thánh đã trở thành một bên của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ngay từ đầu, nhằm khuyến khích các quốc gia sở hữu hạt nhân loại bỏ các loại vũ khí hạt nhân của họ, để ngăn cản các quốc gia sở hữu phi hạt nhân khỏi việc thâu tóm hoặc phát triển khả năng hạt nhân, và đồng thời khuyến khích sự hợp tác quốc tế về việc sử dụng các loại vật liệu hạt nhân. Trong khi tin tưởng một cách chắc chắn rằng NPT vẫn còn vô cùng quan trọng đối với vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế, Toà Thánh sẽ tiếp tục tranh luận chống lại việc sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân, cho đến khi đạt được việc loại bỏ hoàn toàn các loại vũ khí hạt nhân.

Việc bắt đầu trở nên có hiệu lực của CTBT và việc thực hiện đầy đủ NPT chỉ có thể xảy ra nếu như có một sự tin cậy lẫn nhau. Các hiệp ước giải trừ vũ khí không chỉ là những nghĩa vụ pháp lý; mà chúng còn là những cam kết luân lý dựa trên sự tin tưởng giữa các quốc gia và bắt nguồn từ xác tín rằng các công dân đặt trong các chính phủ của họ. Trong trường hợp NPT, các quốc gia phi hạt nhân tự buộc mình với việc không phổ biến hạt nhân, tin tưởng rằng các quốc gia vũ khí hạt nhân theo đuổi các cuộc đàm phán hướng tới việc giải trừ hạt nhân. Nếu như những cam kết giải trừ hạt nhân không được thực hiện, kết quả sẽ dẫn đến việc phá vỡ sự tin tưởng lẫn nhau, và sự gia tăng của các loại vũ khí đó sẽ chín là những hệ quả tất yếu.

Thật vậy, sự tin tưởng này đã bị xói mòn nghiêm trọng bởi việc thiếu những tiến bộ gần đây trong việc giải trừ hạt nhân và bởi quyết định của một số quốc gia để triển khai khả năng về các loại vũ khí hạt nhân. Do đó, chúng ta phải tiếp tục khôi phục và củng cố sự tin tưởng lẫn nhau, chỉ với việc thông qua một sự tin tưởng như vậy mới có thể thiết lập một nền hòa bình đích thực và lâu dài giữa các quốc gia. Sự tin tưởng có thể đưa chúng ta trở lại con đường đối thoại và đàm phán có ý nghĩa hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Thưa ngài chủ tịch,

Ước muốn hòa bình, an ninh và ổn định là một trong những ước mơ sâu kín nhất nơi tâm hồn con người. Nền hòa bình này không phải là ảo giác của một nền hòa bình mà mối đe dọa của việc sử dụng vũ khí hạt nhân tạo ra. Do đó, chúng ta không bao giờ ngừng theo đuổi mục tiêu đòi buộc và hướng tới tương lai của việc loại bỏ các loại vũ khí hạt nhân, cho đến ngày mà thế giới của chúng ta cuối cùng sẽ thoát khỏi chúng, và nền hòa bình đích thực mà trái tim con người mong đợi sẽ có cơ hội để đạt được và được thừa hưởng bởi tất cả mọi người.

Xin cám ơn ngài chủ tịch!

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube