Đức TGM Gallagher: Phản đối án tử hình trong bài phát biểu tại LHQ

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 29-09-2018 | 05:35:27

“Thêm tiếng nói của Tòa Thánh vào số lượng ngày càng gia tăng của các quốc gia ủng hộ sự tài trợ lâu dài của Liên Hiệp Quốc cho việc bãi bỏ án tử hình”

Dưới đây là bài phát biểu bởi Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh, Trưởng Phái đoàn Tòa Thánh, ngày 25 tháng 9 năm 2018 tại New York, tại kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về chủ đề ‘Án tử hình: Nghèo đói và Quyền đại diện pháp lý’:

Thưa ngài chủ tịch,

Paul_Richard_Gallagher_September_2015-1

Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh

Tôi hết sức vui mừng khi được tham gia vào sự kiện bên lề cấp cao này về “Án tử hình: Nghèo đói và Quyền đại diện pháp lý” và đồng thời thêm tiếng nói của Tòa Thánh vào số lượng ngày càng gia tăng của các quốc gia ủng hộ sự tài trợ lâu dài của LHQ cho việc bãi bỏ án tử hình. Tôi cũng muốn khen ngợi các nhà tổ chức của hội nghị này – OHCHR, Ý, Brazil, Burkina Faso, Pháp và Đông Timor – về chủ đề đã được chọn: “Đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng đối với công lý cho tất cả mọi người” (SDG 16), đặc biệt là đối với những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng xã hội và kinh tế, cũng như những người có thể phải đối mặt với án tử hình.

Như được biết, trong thế kỷ qua Tòa Thánh đã luôn tìm cách xóa bỏ án tử hình và trong những thập kỷ qua, lập trường này đã ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Trong thực tế, cách đây 20 năm, vấn đề đã được trình bày trong bối cảnh luân lý phù hợp đối với việc bảo vệ phẩm giá bất khả xâm phạm của con người và vai trò của cơ quan hợp pháp trong việc bảo vệ theo cách thức công bằng công ích chung của xã hội [1]. Xem xét các tình huống thực tế được nhận thấy ở hầu hết các quốc gia, do sự cải thiện liên tục trong việc tổ chức hệ thống hình sự, hiện nay có vẻ hiển nhiên rằng các phương tiện đó ngoại trừ án tử hình, “… đủ để bảo vệ cuộc sống của con người chống lại những kẻ công kích và đồng thời bảo vệ trật tự công cộng cũng như sự an toàn của con người” [2]. Vì lý do đó, “cơ quan công quyền phải tự giới hạn trong các phương tiện như vậy bởi vì chúng phù hợp hơn với những  điều kiện cụ thể của vấn đề công ích chung và phù hợp hơn với phẩm giá của con người” [3].

ĐTC Phanxicô cũng đã nhấn mạnh thêm rằng thực tiễn lập pháp và tư pháp của cơ quan Nhà nước phải luôn luôn được hướng dẫn bởi “tính ưu việt của sự sống con người và phẩm giá của con người”. ĐTC Phanxicô cảnh báo rằng có “khả năng sai lầm về mặt pháp luật và việc sử dụng các chế độ chuyên chế và độc tài … như một phương tiện để đàn áp sự bất đồng về mặt chính trị hoặc bức hại các nhóm thiểu số tôn giáo và văn hóa” [4].

Do đó, việc tôn trọng phẩm giá của mỗi con người và công ích chung chính là hai cột trụ mà dựa trên đó Tòa Thánh đã trình bày quan điểm của mình. Đây chính là lối giải thích mới của Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo về án tử hình khi nhấn mạnh rằng: “Giáo hội Công giáo dạy rằng, dưới ánh sáng của Tin Mừng, ‘án tử hình là không thể chấp nhận được bởi vì nó là một sự tấn công nhằm vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của một người’, và Giáo hội nỗ lực làm việc với quyết tâm xóa bỏ hình phạt này trên toàn thế giới” [5].

Thưa ngài chủ tịch!

Việc bãi bỏ án tử hình trên toàn thế giới sẽ chính là một sự tái khẳng định dũng cảm về sự xác quyết rằng nhân loại có thể thành công trong việc đối phó với tội ác và về việc từ chối không chịu thua trước các hành vi xấu xa, đồng thời cung cấp cho những kẻ tội phạm một cơ hội để được cải đổi.

Xin cám ơn ngài chủ tịch!

 

[1] [2]  [3]  Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Evangelium Vitae, ngày 25 tháng 3 năm 1995, số 56.

[4] Đức Giáo hoàng Phanxicô, Bài phát biểu với các đại biểu thuộc Hiệp hội Luật hình sự quốc tế, ngày 23 tháng 10 năm 2015, Số I và IIb.

[5] Bản sửa đổi mới Số 2267 của Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo về Án tử hình – Rescriptum “ex Audentia SS.mi, 02.08.2018.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube