Đức Phanxicô: ‘Một Kitô hữu không có lòng can đảm là một Kitô hữu vô dụng’

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, ngày 10 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, ngày 10 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành bài chia sẻ Giáo lý trong buổi tiếp kiến chung của mình để nói về nhân đức can đảm, đồng thời nhận xét rằng nó bao gồm khả năng sống với lòng can đảm và đương đầu với những biến động cả bên trong – lẫn bên ngoài – của cuộc sống.

“Một Kitô hữu không có lòng can đảm, không biến sức mạnh của mình thành điều tốt đẹp, không gây phiền hà bất cứ ai, là một Kitô hữu vô dụng”, Đức Thánh Cha tuyên bố trong buổi tiếp kiến chung được tổ chức vào một buổi sáng đầy gió và u ám ở Quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành cho một em bé khi những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha vào thứ Tư, ngày 10 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành cho một em bé khi những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha vào thứ Tư, ngày 10 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha đã mở đầu suy tư của mình bằng cách ghi lại sự phát triển của lòng dũng cảm, đề cập đến nguồn gốc triết học của nó từ thời xa xưa cũng như sự phát triển của nó trong truyền thống Kitô giáo.

“Tư tưởng cổ xưa không hình dung được một con người không có sự đam mê nhiệt huyết; anh ta sẽ là một hòn đá”, Đức Thánh Cha nói. Đức Thánh Cha liên kết ý tưởng này với Chúa Kitô, đồng thời lưu ý rằng Ngài không phải là một Thiên Chúa “trong suốt” hay “khổ hạnh” mà thay vào đó thể hiện đầy đủ các cung bậc cảm xúc của con người.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng những đam mê, dù “không tất yếu là tàn dư của tội lỗi”, cần phải được tôi luyện, hoặc “được hướng dẫn, thanh tẩy bằng nước rửa tội, hoặc đúng hơn là bằng ngọn lửa của Chúa Thánh Thần”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng lòng dũng cảm phát triển theo hai mặt, bao gồm cả chiều hướng bên trong, hoặc thụ động, cũng như định hướng bên ngoài, hoặc tích cực, cho phép con người ứng phó với nghịch cảnh.

“Can đảm trước hết là chiến thắng chính mình”, Đức Thánh Cha nói. “Hầu hết những nỗi sợ hãi nảy sinh trong chúng ta đều không thực tế và không hề trở thành hiện thực”.

Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành cho những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, ngày 10 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành cho những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, ngày 10 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Tốt hơn hết là hãy cầu xin Chúa Thánh Thần và đối mặt với mọi sự với lòng can đảm kiên trì: giải quyết từng vấn đề một, tùy theo khả năng của chúng ta, nhưng không theo cách đơn độc!”, Đức Thánh Cha nói. “Thiên Chúa ở cùng chúng ta nếu chúng ta tin tưởng phó thác vào Người và chân thành tìm kiếm điều tốt lành. Khi đó, trong mọi tình huống, chúng ta có thể trông cậy vào sự quan phòng của Thiên Chúa để Người che chở và bảo vệ chúng ta”.

Suy tư về đặc tính thứ hai, hay thụ động, của lòng dũng cảm, Đức Thánh Cha lưu ý rằng cũng có những thử thách bên ngoài cần vượt qua, chẳng hạn như “sự bách hại” và “những kẻ thù bên ngoài”.

Can đảm là một nhân đức nền tảng bởi vì nó nghiêm túc đối phó với thách đố của sự dữ trên thế giới. Có người cho rằng nó không tồn tại, cho rằng mọi thứ đều ổn, rằng ý chí con người đôi khi không mù quáng, rằng những thế lực đen tối mang đến sự chết không ẩn nấp trong lịch sử.

Nhấn mạnh vô số vấn đề xã hội hiện diện trên thế giới ngày nay, từ chiến tranh và nạn đói cho đến chế độ nô lệ và sự áp bức người nghèo, Đức Thánh Cha nói rằng chính hồng ân của lòng can đảm giúp con người “kiên quyết dứt khoát nói ‘không’ với tất cả những điều này”.

https://twitter.com/i/status/1778094057387892966

Vào cuối bài giáo lý, Đức Thánh Cha lặp lại lời kêu gọi hòa bình giữa bối cảnh các cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và Thánh địa.

“Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình và chớ quên những anh chị em của chúng ta đang đau khổ tột cùng ở những nơi bị chiến tranh tàn phá này”, Đức Thánh Cha nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã bày tỏ sự gần gũi của mình với người dân Kazakhstan, nơi hơn 100.000 người đã phải sơ tán gần Dãy núi Ural do trận lũ lụt tồi tệ nhất trong khu vực trong nhiều thập kỷ.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube