Đức Giám mục Địa phận El Obeid: "Cuộc chiến ở Nam Sudan cũng đã tấn công Giáo hội tại Sudan"

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 05-10-2018 | 09:45:44

“Ở Sudan, quả thực không có vấn đề tự do tôn giáo nhưng lại có sự khoan dung đối với các tôn giáo khác. Chúng tôi có thể thực hiện các hoạt động trong các nhà thờ cũ kĩ nhưng không thể thực hiện các hoạt động này bên ngoài. Các quy định của chính phủ nghiêm cấm việc chuyển giao đất đai cho Giáo Hội cũng như việc xây dựng những ngôi Thánh đường mới“, theo Đức Cha Andali.

Nhà thờ Thánh Mattheu ở Khartoum

Nhà thờ Thánh Mattheu ở Khartoum

Rome (Agenzia Fides) – “Sự chia tách giữa Sudan và Nam Sudan đã để lại một sự trống rỗng lớn ở cấp độ Giáo hội nơi đây ở miền Bắc”, Đức Cha Yunan Tombe Triller Kuku Andali, Giám mục Địa phận El Obeid, ở phía bắc – Tây Sudan, phát biểu với Agenzia Fides.

“Do sự chia rẽ của đất nước, một số linh mục, tu sĩ và giáo lý đã trở về quê hương của họ vốn đã trở thành một nhà nước mới, Nam Sudan. Chúng tôi đặc biệt bị ảnh hưởng bởi việc thiếu các anh chị em Giáo lý viên hoạt động tại khoảng 200 trung tâm mục vụ trải rộng trên toàn bộ lãnh thổ của Giáo phận”.

“Mặt khác – Đức Cha Andali tiếp tục – cuộc chiến ở Nam Sudan cũng đồng nghĩa với việc rằng tại Giáo phận của chúng tôi, sẽ có một số lượng lớn những người tị nạn Nam Sudan”. “Con số những người tị nạn đã được ghi nhận là hơn 200.000, nhưng có nhiều người tị nạn vẫn chưa được ghi nhận. Hơn một nửa số người tị nạn được ghi nhận đều là người Công giáo và điều này liên quan đến một thách thức mục vụ bởi vì chúng tôi phải cung cấp cho họ không chỉ sự trợ giúp về nhân đạo mà còn cả sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Do đó chúng tôi đang tiến hành việc đào tạo các anh chị em Giáo lý viên trong số những người tị nạn được chào đón trong các trại tập trung”.

Giáo phận El Obeid trải rộng trên khắp 888.939 km2, với khoảng 11.842.000 cư dân mà trong đó 95.000 người là người Công giáo.

“Hầu hết các Kitô hữu địa phương đều sinh sống ở vùng núi Nuba”, Đức Giám mục Andali nói. “Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi gặp phải với nhóm tín hữu rộng lớn này đó chính là việc bảo đảm giáo dục tôn giáo trong các trường học công lập. Giáo dục tôn giáo là bắt buộc trong các trường do nhà nước điều hành nhưng lại không in sách cho việc đào tạo người Công giáo”.

Theo Đức Cha Andali, “ở Sudan, quả thực không có vấn đề tự do tôn giáo nhưng lại có sự khoan dung đối với các tôn giáo khác. Chúng tôi có thể thực hiện các hoạt động trong các nhà thờ cũ kĩ nhưng không thể thực hiện các hoạt động này bên ngoài. Các quy định của chính phủ nghiêm cấm việc chuyển giao đất đai cho Giáo Hội cũng như việc xây dựng những ngôi Thánh đường mới. Nhờ sự trợ giúp của Giáo Hội hoàn vũ, chúng tôi đã mua được những căn nhà riêng để thực hiện một số hoạt động mục vụ của chúng tôi. Bằng cách này, chúng tôi có thể tiếp cận với các tín hữu trong các ngôi nhà của họ để cầu nguyện với họ thậm chí ngay cả ở những nơi không có nhà thờ”.

Cuộc chiến ở Nam Sudan đã tấn công Giáo hội ở cả hai quốc gia này. Ngoài những người tị nạn Nam Sudan ở Sudan, hàng trăm ngàn người tị nạn ở các quốc gia láng giềng khác như Uganda.

“Tôi biết rõ Juba, tôi giữ vai trò Giám đốc Chủng viện Liên Giáo phận Sao Paulo ở Juba kể từ năm 2012 cho đến khi được bổ nhiệm Giám mục và nhận nhiệm sở tại Giáo phận El Obeid vào năm 2017”, Đức Giám mục Andali nói. “Năm nay tôi đã đi thăm những người tị nạn Nam Sudan ở Uganda và với sự kinh ngạc của tôi, tôi cũng nhận thấy nhiều người đến từ Juba. Khoảng 280.000 tín hữu Nam Sudan đã được chào đón ở Uganda nhưng lại bị tước đoạt sự trợ giúp tôn giáo”.

Nhà thờ Thánh Mattheu ở Khartoum

Nhà thờ Thánh Mattheu ở Khartoum

Nhà thờ Thánh Mattheu ở Khartoum

Nhà thờ Thánh Mattheu ở Khartoum

Nhà thờ Thánh Mattheu ở Khartoum

Nhà thờ Thánh Mattheu ở Khartoum

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube