ĐTC Phanxicô gọi các vụ tấn công vào những người Yazidis là ‘một sự điên rồ và một sự man rợ vô nhân tính’

ROME – Ngay khi những chiếc máy bay và xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ làm rung chuyển người dân Kurd tại Syria, với việc các nhóm thiểu số khác bị bắt giữ trong cuộc đột kích và lo sợ cho tính mạng của họ ĐTC Phanxicô đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng bỏ quên hoàn cảnh của các cộng đồng Kitô hữu và Yazidi ở cả Syria và Iraq.

2dd2ac79cfb58b6491bcdf5775dda447-690x450

Người di cư cầm các biểu ngữ “Vui lòng giúp đỡ người Yazidi” khi họ chờ đợi Đức Giáo hoàng Phanxicô đến trại tị nạn Moria ở đảo Lesbos của Hy Lạp, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (Credit: AP Photo / Petros Giannakouris.)

“Cộng đồng quốc tế không thể tiếp tục như là những khan giả lặng lẽ và bất động trước bi kịch của anh chị em”, ĐTC Phanxicô chia sẻ trong buổi tiếp kiến chung tại Vatican cùng với đại diện của cộng đồng Yazidi đến từ Đức.

“Do đó tôi khuyến khích các tổ chức cũng như những người có thiện chí thuộc các cộng đồng khác đóng góp vào việc xây dựng lại những ngôi nhà và những nơi thờ tự của anh chị em”.

Đức đã chào đón hơn 60.000 thành viên thuộc cộng đồng Yazidi, với một số ước tính chỉ ra sự gia tăng gấp đôi con số đó, khiến nó trở thành một cộng đồng những người Yazidi bỏ quê hương xứ sở lớn nhất trên thế giới.

Mặc dù những người Yazidis đã có mặt ở Đức kể từ đầu những năm 1990, nhưng số lượng của họ tăng lên trong thời gian một cộng đồng người Do Thái vốn đã trở nên lớn mạnh sau cuộc xâm lăng Iraq bởi tổ chức IS vào năm 2014, khiến cho khoảng 500.000 người tị nạn và vài nghìn người thiệt mạng và bị bắt cóc.

Sau khi bày tỏ sự gần gũi của mình với tất cả các thành viên của cộng đồng Yazidi, đặc biệt là những người hiện đang sinh sống tại Syria và Iraq, ĐTC Phanxicô đã dùng những lời lẽ mạnh mẽ để tố cáo việc sát hại những người dân vô tội dựa trên đức tin của họ.

“Tôi muốn gửi những suy nghĩ ủng hộ và những lời cầu nguyện của tôi đến những nạn nhân vô tội của hành động man rợ và điên rồ này”, ĐTC Phanxicô cho biết trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 24/1.

“Quả thực chúng ta không thể chấp nhận được việc con người bị đàn áp và bị giết hại vì niềm tin tôn giáo của họ!”, ĐTC Phanxicô nói.

Vào mùa xuân năm 2015, Liên Hợp Quốc đã công nhận cuộc diệt chủng đối với cả các Kitô hữu và những người Yazidi dưới bàn tay của ISIS, vốn tàn sát toàn bộ các gia đình, khiến cho phụ nữ phải hoạt động mại dâm và đồng thời phát động ‘một chiến dịch cải đạo cưỡng bức’ đầy chết chóc.

“Mọi người đều có quyền tuyên xưng niềm tin tôn giáo của mình một cách tự do mà không có bất kì sự hạn chế nào”, ĐTC Phanxicô tiếp tục, đồng thời Ngài cũng nhấn mạnh rằng lịch sử của người Yazidi đã bị đánh dấu bởi “những vi phạm không thể bào chữa được đối với các quyền cơ bản của con người”.

Quê hương tổ tiên của người Yazidi ở tỉnh Sinjar tại Iraq đã bị phá huỷ hoàn toàn bởi cuộc tấn công của ISIS, và cộng đồng người Do Thái ở đó đã bị rải rác trên toàn thế giới.

“Những người may mắn nhất trong số các anh chị em đã có thể trốn thoát, bằng cách bỏ lại đằng sau tất cả mọi thứ mà họ sở hữu, thậm chí những thứ mà họ yêu quý nhất và thiêng liêng nhất”, ĐTC Phanxicô nói.

Hoàn cảnh của những người Yazidi cũng tương tự như những đau khổ mà nhiều Kitô hữu đã phải chịu đựng ở Iraq và Syria.

“Ở nhiều nơi trên thế giới, vẫn có những nhóm tôn giáo và các nhóm sắc tộc thiểu số, kể cả các Kitô hữu, những người đã bị bách hại vì đức tin của họ”, ĐTC Phanxicô nói. “Toà Thánh không bao giờ mệt mỏi trong việc can thiệp nhằm mạnh mẽ lên tiếng tố cáo những tình huống này, kêu gọi việc thừa nhận, bảo vệ và tôn trọng. Đồng thời, Tòa Thánh cũng kêu gọi việc đối thoại và hòa giải để hàn gắn tất cả mọi vết thương”.

ĐTC Phanxicô đã suy ngẫm về việc thảm kịch xảy ra với những người Yazidis như là một lời nhắc nhở về “các thế lực bóng tối” vốn có thể thức tỉnh trong con người và dẫn dắt họ tới “kế hoạch tiêu diệt một người anh em của mình”, mà không thừa nhận phẩm giá con người của người khác.

ĐTC Phanxicô cũng bày tỏ mối bận tâm của mình đối với hàng ngàn người Yazidis hiện vẫn còn nằm trong tay của bọn khủng bố. Ước tính có ít nhất 5.000 phụ nữ Yazidi trẻ tuổi bị ISIS bắt cóc vào năm 2014, bị hãm hiếp và có thể đã bị sát hại.

“Tôi hết sức hy vọng tất cả mọi thứ có thể sẽ được thực hiện để giải cứu họ”, ĐTC Phanxicô nói.

“Một lần nữa, tôi muốn mạnh mẽ lên tiếng để bảo vệ quyền của những người Yazidis, trước hết đó là quyền tồn tại như một cộng đồng tôn giáo: không ai có thể nắm quyền lực để loại bỏ một nhóm tôn giáo chỉ vì nó không phải là một phần của những người được coi là sẽ được ‘khoan dung'”.

Hiện nay, các Kitô hữu và những người Yazidis đang yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp vào khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát động cuộc tấn công ở tỉnh Afrin của Syria nhằm loại bỏ các thành viên của đảng ly khai người Kurd (PKK), bởi một số người được coi như là một tổ chức khủng bố.

Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd đã gia tăng kể từ tháng 9 năm ngoái, khi người Kurd biểu quyết để tuyên bố độc lập trong phần lãnh thổ mà họ kiểm soát ở miền bắc Iraq. Nỗi sợ hãi ở Ankara đó chính là một quốc gia người Kurd cuối cùng cũng có thể khẳng định quyền kiểm soát đối với các lãnh thổ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiều nhà quan sát tại Trung Đông lo ngại rằng cuộc chiến mới sẽ mang lại cuộc bách hại mới đối với những người Yazidis và các nhóm thiểu số khác, kể cả các Kitô hữu.

“Chúng tôi yêu cầu sự bảo vệ khẩn cấp của quốc tế đối với các tín đồ tại Afrin cũng như việc ngừng nã pháo vào những người Thổ Nhĩ Kỳ này. Chúng tôi cũng chống lại việc nã pháo vào những người Thổ Nhĩ Kỳ và sự trở lại của các nhóm Hồi giáo trong khu vực”, linh mục Valentine Hanan cho biết trong một Thánh lễ tại Nhà thờ Ra’i Salih ở Afrin, theo BasNews.

Hiệp hội những người Yazidi của Đức đã xác nhận những lo ngại này có thể đe dọa đến 15.000 người Yazidis sinh sống tại Afrin.

ĐTC Phanxicô kết thúc buổi tiếp kiến chung của mình bằng cách kêu gọi những nỗ lực cụ thể nhằm tái thiết quê hương của những người tị nạn Yazidi và đồng thời bảo vệ đặc tính của cộng đồng của họ.

“Nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới nơi mà chúng ta có thể cùng nhau chung sống trong hòa bình và tình huynh đệ”, ĐTC Phanxicô nói.

ĐTC Phanxicô dự kiến sẽ gặp ông Erdogan tại Vatican vào ngày 5 tháng Hai sắp tới.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube