‘Dignitas Infinita’ rất rõ ràng: Phẩm giá con người đang bị đe dọa – và người Công giáo được kêu gọi hành động.

Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández,  Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, giơ một bản sao tuyên bố của Bộ, “Dignitas Infinita,” trong cuộc họp báo tại văn phòng báo chí Vatican vào ngày 8 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: CNS/Pablo Esparza)

Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández, Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, giơ một bản sao tuyên bố của Bộ, “Dignitas Infinita,” trong cuộc họp báo tại văn phòng báo chí Vatican vào ngày 8 tháng 4 năm 2024 (Ảnh: CNS/Pablo Esparza)

Chủ đề hàng đầu của Giáo hội kể từ Công đồng Vatican II là “đọc những dấu chỉ của thời đại”. Áp dụng vào tài liệu mới của Vatican về phẩm giá con người, “Dignitas Infinita, những dấu chỉ của thời đại rất rõ ràng: Phẩm giá con người đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nhưng gần như nghịch lý thay, đây lại là thời điểm thích hợp để các tín hữu Công giáo tái cam kết thực hiện nhiệm vụ thực sự của tự do, thừa nhận và bảo vệ phẩm giá con người ở bất cứ nơi nào nó bị đe dọa.

Trong bối cảnh này, tài liệu có một nhiệm vụ cụ thể: báo hiệu một cách rõ ràng rằng việc chăm sóc mục vụ cho người Công giáo và thực sự cho thế giới phải đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắn về phẩm giá con người, một trách nhiệm không thể tách rời khỏi Chúa Kitô. Nhưng đối với những người muốn đọc các dấu chỉ thời đại, không có dấu chỉ nào chắc chắn hơn về sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử cho bằng chính Chúa Kitô.

Trong một thế giới nơi mà các nền tảng của phẩm giá con người bị rạn nứt và luôn thay đổi, và việc bảo vệ chúng là một thành tựu mong manh, khó khăn, các Kitô hữu có thể cống hiến trong tình yêu của Thiên Chúa nhân từ một sự bảo vệ chắc chắn chống lại mọi thế lực cản trở hạnh phúc tột bậc của tất cả mọi con cái của Thiên Chúa.

Phẩm giá con người là gì?

Đã có một số bản tóm tắt xuất sắc của tài liệu này, trong đó có bản tóm tắt của Gerard O’Connell của America. Chúng tôi chỉ cung cấp ở đây một vài hướng dẫn để đọc.

Thứ nhất, thách thức của việc bảo vệ phẩm giá không phải là điều gì đó ngẫu nhiên đối với bản chất của phẩm giá con người: Chúng ta hiện thực hóa phẩm giá con người của mình bằng cách nhìn nhận và vun trồng nó.

“Mỗi cá nhân đều sở hữu một phẩm giá nội tại và bất khả nhượng ngay từ đầu cuộc sống của mình như một món quà không thể hủy bỏ được. Tuy nhiên, việc lựa chọn thể hiện phẩm giá đó và thể hiện nó một cách trọn vẹn hay che giấu nó tùy thuộc vào quyết định tự do và trách nhiệm của mỗi người” (Số 22).

Bằng cách này, chúng ta nhận thấy rằng phẩm giá con người vừa năng động vừa phức tạp – bởi vì bản chất con người tự nó cũng năng động và phức tạp. Tài liệu này kết hợp một cách cẩn trọng giữa tự do và phẩm giá; chúng ta có một phẩm giá nội tại, nhưng chỉ nhờ tự do của chính mình mà chúng ta mới có thể thể hiện nó. Hơn nữa, chính nhờ sự tự do của mình mà chúng ta thừa nhận và giúp bảo vệ phẩm giá của người khác. Chính kiểu tự do này, một hình thức tự do hướng tới hạnh phúc và sự viên mãn của chúng ta với tư cách là con cái Thiên Chúa, phải được thực thi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, kể cả những lĩnh vực gây tranh cãi.

Thứ hai, sự hiểu biết về phẩm giá trong văn kiện này rất bao la vì nền tảng của nó rất đặc biệt. Nó bao la rộng lớn khi bao hàm nhiều vấn đề, và thu hẹp khi nó có nền tảng cụ thể trong kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa dành cho chúng ta. “Dignitas Infinita” đưa ra ba nền tảng cho phẩm giá con người: việc chúng ta được tạo dụng theo hình ảnh của Thiên Chúa; sự mặc khải toàn bộ bản chất của chúng ta trong sự nhập thể của Chúa Kitô; và lời hứa cánh chung về sự hiệp thông trọn vẹn của chúng ta với Thiên Chúa.

Đối với những người đang hy vọng điều gì đó “mới mẻ” trong tài liệu này, có lẽ điều này sẽ gây thất vọng. Tuy nhiên, sự hiểu biết về phẩm giá này luôn luôn cổ xưa, luôn mới mẻ. Cũng như Tin Mừng kêu gọi chúng ta quay trở lại với những gì về nguyên tắc chúng ta nên biết nhưng thường quên, thì Tin Mừng cũng đổi mới cam kết hành động của chúng ta trong thế giới. Khi phẩm giá con người bị lung lay trên khắp thế giới, Tin Mừng kêu gọi chúng ta quay trở lại để bảo vệ nó.

Thứ ba, tài liệu từ chối chấp nhận sự lưỡng phân sai lầm, như Đức Hồng Y Fernández, Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã nói trong phần trình bày của mình về tài liệu:

Giáo hội coi việc lên án những hành vi vi phạm phẩm giá nghiêm trọng và hiện tại này là một biện pháp cần thiết, vì Giáo hội duy trì niềm xác tín sâu sắc rằng chúng ta không thể tách đức tin ra khỏi việc bảo vệ phẩm giá con người, tách việc truyền giáo khỏi việc cổ võ một cuộc sống có phẩm giá, và tách đời sống tâm linh khỏi cam kết đối với phẩm giá của mỗi con người.

Tuyên bố khuyến khích tất cả các Kitô hữu kết hợp những gì mà xã hội chúng ta đã coi là tách biệt: cá nhân và cộng đồng; lương tâm và sự thật; kinh nghiệm và Giáo lý; các vấn đề về sự sống và các vấn đề kinh tế/xã hội; và thẩm quyền tôn giáo và công ích. Như các biên tập viên của tờ America đã đặt câu hỏi gần đây: “Làm thế nào Giáo hội có thể kết hợp sự rõ ràng của giáo huấn với sự gần gũi mục vụ với mọi người trong cuộc tranh đấu của họ?”, “Dignitas Infinita” không né tránh nhiệm vụ khó khăn đó.

Những dấu chỉ của thời đại

Những dấu chỉ của thời đại phải được đọc một cách tỉnh táo. Đó là mô-típ chủ đạo của “Dignitas Infinita”. Chống lại cả những người mong muốn đứng về “phía bên phải của lịch sử” lẫn những người theo chủ nghĩa suy thoái lâu năm, “Dignitas Infinita” nhìn thấy cả ánh sáng lẫn bóng tối.

 “Tuy nhiên, nếu không có sự sửa chữa của tôn giáo, lý trí cũng có thể trở thành nạn nhân của những bóp méo, như khi nó bị hệ tư tưởng thao túng, hoặc bị áp dụng một cách phiến diện mà không quan tâm đầy đủ đến phẩm giá con người. Suy cho cùng, việc lạm dụng lý trí như vậy là nguyên nhân dẫn đến nạn buôn bán nô lệ ngay từ đầu và nhiều tệ nạn xã hội khác, nhất là các hệ tư tưởng toàn trị của thế kỷ XX” (Số 22).

Sử dụng ngôn ngữ của Đức Bênêđíctô XVI, “Dignitas Infinita” đề xuất một cuộc đối thoại có tính phê phán và thanh lọc lẫn nhau giữa đức tin và lý trí, một cuộc đối thoại trong đó lý trí và sự mặc khải đều được thanh lọc khỏi ý thức hệ và được thu hút vào bản chất trọn vẹn nhất của chúng. “Dignitas Infinita”, giống như rất nhiều tài liệu khác của Triều đại Giáo hoàng này, bày tỏ một niềm hy vọng chắc chắn rằng Giáo hội có thể bước vào cuộc đối thoại hiệu quả với thế giới, và tìm cách trở thành kiểu đối tác đối thoại thông cảm sẽ được lắng nghe.

Ví dụ sau cùng về cách tài liệu này đọc “các dấu hiệu của thời đại” xuất hiện trong các trích dẫn quan trọng của nó. Rõ ràng nhất, “Dignitas Infinita” tìm cách củng cố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948, mà việc thực hiện còn hạn chế và không đồng đều mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường than phiền. Huấn quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục công việc củaFratelli Tutti bằng cách đặt nền móng cho phẩm giá con người dưới nền tảng là sự liên đới. Nó đảm nhận nhiệm vụ của Evangelium Vitae” của Đức Gioan Phaolô II là xây dựng một “nền văn hóa sự sống” cho tất cả mọi người, và củaVeritatis Splendor” về mối quan hệ giữa sự thật và lương tâm. Cuối cùng, nó mở rộng những suy tư của Đức Bênêđíctô XVI về đức tin và lý trí, cho thấy đức tin có thể soi sáng phẩm giá cao cả của nhân loại như thế nào trong một thế giới bị làm cho tăm tối bởi tội lỗi và ý thức hệ.

Điều gì tiếp theo?

Các tín hữu Công giáo sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề này như thế nào? Làm thế nào họ sẽ lôi kéo người khác vào lều của họ? Trong số nhiều vi phạm nghiêm trọng đối với phẩm giá con người được ghi nhận trong văn bản, nhiều người kêu gọi các giải pháp trên diện rộng. Trở lại câu hỏi của “Laudate Deum”, làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng một chủ nghĩa đa phương lành mạnh “có khả năng đáp ứng với cấu hình mới của thế giới”? Không có câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi này.

Nhưng thông điệp trọng tâm của “Dignitas Infinita” là trách nhiệm của các Kitô hữu là công bố phẩm giá của con người và lên tiếng phản đối những hành vi ngược đãi phẩm giá. Và nếu lòng tốt và sự thật sẽ giành chiến thắng trong bất kỳ chủ đề gây tranh cãi nào, đó là vì phẩm giá đã được đặt ở trung tâm của cuộc trò chuyện đó. Thật vậy, giả định chính của văn bản này là thế giới sẽ được phục vụ tốt hơn nếu có nhiều người Công giáo hơn và tất cả những người có thiện chí có thể giúp định hướng lại các cuộc trò chuyện khỏi những gì có thể được biện minh nhân danh phẩm giá và thay vào đó hướng tới những gì phẩm giá đòi hỏi ở chúng ta. Điều đó sẽ định hình cách chúng ta suy nghĩ và sống như thế nào?

Trong sắc lệnh khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót, https://www.vatican.va/content/francesco/en/bulls/documents/papa-francesco_bolla_20150411_misericordiae-vultus.htmlĐức Thánh Cha Phanxicô đã viết rằng nhiệm vụ hàng đầu của Giáo hội, “đặc biệt vào thời điểm đầy hy vọng lớn lao và những dấu hiệu mâu thuẫn, là giới thiệu cho mọi người về mầu nhiệm cao cả của Lòng thương xót của Thiên Chúa bằng cách chiêm ngưỡng dung mạo của Chúa Kitô”, và việc trở thành một chứng nhân đáng tin cậy cho phẩm giá con người bằng cách nào đó phải liên quan đến việc trở thành “chứng nhân đáng tin cậy cho lòng thương xót, tuyên xưng và sống lòng thương xót như cốt lõi của sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô”.

Chúng ta có thể hy vọng rằng, được thúc đẩy bởi lòng thương xót, tất cả chúng ta đều có thể thăng tiến phẩm giá con người như món quà cao cả của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.

Minh Tuệ (theo America)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube