ĐHY Zen công kích những nỗ lực của Vatican nhằm khôi phục các Giám mục Trung Quốc do chính phủ chỉ định

Một vị Hồng y Trung Quốc cảnh báo rằng một đề nghị của Vatican đã được xác nhận yêu cầu các vị Giám mục hầm trú phải từ chức để thay thế bằng các Giám mục thuộc Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc do nhà nước điều hành sẽ là “một sự chúc lành đối với một Giáo hội ly khai mới đã được củng cố”.

20180110T0835-13563-CNS-POPE-AUDIENCE-SILENCE_800-690x450

ĐTC Phanxicô và Đức Hồng Y Joseph Zen, Đức Tổng Giám mục Hồng Kông tại Vatican vào ngày 10 tháng Giêng. (Credit: Paul Haring / CNS.)

Đức Hồng y Joseph Zen, Nguyên Giám mục Hồng Kông năm nay 86 tuổi, đã viết một bức thư ngỏ trên Facebook hôm 29 tháng Giêng đáp lại một câu chuyện được xuất bản trên AsiaNews cho biết rằng Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, một nhà ngoại giao lâu năm của Vatican, đã yêu cầu hai vị Giám mục hầm trú được Vatican công nhận phải từ chức để thay thế bằng các vị Giám mục được nhà nước của họ công nhận.

Hai vị Giám mục được yêu cầu phải từ chức đó là Đức Giám mục Phêrô Trang Kiện Kiện (Peter Zhuang Jianjian) năm nay 88 tuổi thuộc Địa phận Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông miền Nam và Đức Giám mục Jospeh Guo Xijin, 70 tuổi, thuộc Địa phận Mindong, tỉnh Phúc Kiến. Hai Giám mục được nhà nước hậu thuẫn – những người đã bị vạ tuyệt thông khi họ được tấn phong một cách bất hợp pháp – đó là các Giám mục Giuse Huỳnh Bỉnh Chương (Joseph Huang Bingzhang), và Giám mục Vincent Zhan Silu.

Theo báo cáo, Đức Cha Zhuang đã rơi nước mắt khi yêu cầu được đưa ra, và Đức Cha Guo đã được thông báo là phải ký vào văn bản như một điều kiện để được phóng thích.

(Theo AsiaNews, một quan chức Vatican quen thuộc với hồ sơ của Trung Quốc cho biết rằng lá thư mà Đức Cha Zhuang nhận được chỉ là một yêu cầu cho một ý kiến về Đức Cha Huang).

Trong bài đăng trên Facebook của mình, Đức Cha Zen cho biết “nhiều tường thuật khác nhau về sự kiện cũng như những lối giải thích đang tạo ra sự nhầm lẫn giữa người dân. Nhiều người, khi biết được chuyến đi gần đây của tôi tới Rôma, đang hỏi tôi để được làm rõ”.

Đức Cha Zen cho biết Ngài đã đề nghị Đức Tổng Giám Mục Savio Hon Tai Fai, nguyên thư ký của Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc và hiện tại là Đại sứ Vatican tại Hy Lạp, đệ trình ĐTC Phanxicô về vụ việc vào hồi tháng 10, và phát biểu rằng ĐTC Phanxicô “đầy ngạc nhiên và hứa sẽ xem xét vấn đề”.

“Với những lời của Đức Thánh Cha đến Đức Tổng Giám Mục Savio Hon, những sự kiện mới vào hồi tháng Mười Hai khiến tôi càng kinh ngạc hơn”, Đức Cha Zen viết.

Đức Hồng y Zen cho biết Ngài đã có cuộc gặp riêng với ĐTC Phanxicô vào ngày 12 tháng Giêng, và ĐTC Phanxicô đã cam đoan với ĐHY Zen rằng Ngài đã đề nghị các viên chức Vatican “đừng tạo ra một trường hợp tương tự khác như trường hợp của Đức TGM Mindszenty”.

Đức Hồng y József Mindszenty là một vị Tổng Giám mục người Hungary đã bị cầm tù bởi chính quyền Cộng sản từ năm 1949 đến năm 1956. Trong cuộc cách mạng ngắn ngủi tại Hungary, Ngài đã trốn đến Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Budapest, nơi mà Ngài đã sống ở đó trong suốt 15 năm. Năm 1971, Ngài được phép rời khỏi đất nước, và qua đời bốn năm sau đó tại Vienna.

“Tôi đã có mặt ở đó với sự hiện diện của Đức Thánh Cha đại diện cho những anh chị em đau khổ của tôi ở Trung Quốc. Những lời nói của Ngài phải được hiểu một cách đúng đắn như là một sự sự an ủi và động viên đối với những anh chị em này hơn là đối với tôi”, ĐHY Zen nói.

“Xin hãy lưu ý rằng vấn đề không phải là việc từ chức của các Giám mục hợp pháp, mà là việc đề nghị để thay thế họ bằng các Giám mục bất hợp pháp và thậm chí là các vị Giám mục đã bị vạ tuyệt thông”, ĐHY Zen viết. “Nhiều vị Giám mục hầm trú cao niên, mặc dù độ tuổi về hưu theo Giáo luật chưa bao giờ được thi hành ở Trung Quốc, đã yêu cầu một người kế nhiệm, nhưng chưa bao giờ nhận được bất kì câu trả lời nào từ Tòa Thánh. Một số vị khác, những người đã được chỉ định người kế nhiệm, thậm chí đã có được Sắc chỉ do Đức Thánh Cha ký, được yêu cầu không tiến hành việc tấn phong vì sợ làm mích lòng Chính phủ”.

Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc do chính phủ Cộng sản thành lập năm 1957 để giám sát các nhà thờ Công giáo độc lập với Vatican. Một Giáo hội trung thành trung thành với Đức Giáo Hoàng đã tồn tại song song với thực thể được nhà nước phê chuẩn.

Vào năm 2007, Nguyên Giáo hoàng Bênêđíctô XVI đã viết một bức thư mang tính lịch sử mà trong đó Ngài cho biết rằng sự hòa hợp trọn vẹn “không thể được hoàn thành một sớm một chiều”, nhưng đồng thời Ngài cũng cho biết thêm rằng “đối với việc Giáo Hội phải sống cảnh hàm trú không phải là một tình huống bình thường”. Bức thư nhấn mạnh rằng chỉ có một Giáo hội Công giáo duy nhất tại Trung Quốc và đồng thời khuyến khích tinh thần hiệp nhất trong việc tuyên xưng đức tin của họ, trao ban một số giá trị pháp lý cho Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc cũng như cho phép người Công giáo tham gia Giáo hội chính thức.

Thỉnh thoảng, hai bên đã nhất trí về các cuộc bổ nhiệm Giám mục, tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình hiện nay đã đưa ra những nỗ lực nhằm tái khẳng định sự kiểm soát của chính phủ đối với tôn giáo trong nước. Cuối năm ngoái, Đảng Cộng sản đã sửa đổi “Quy chế về Tôn giáo”, vốn sẽ được thực hiện vào ngày 1 tháng 2 sắp tới, và đồng thời kêu gọi việc “Hán hóa” một cách toàn diện hơn đối với Kitô giáo Trung Quốc.

“Tôi thừa nhận mình là một người bi quan về tình hình hiện tại của Giáo hội tại Trung Quốc, thế nhưng sự bi quan của tôi lại có một nền tảng vững chắc trong kinh nghiệm trực tiếp lâu dài của tôi về Giáo hội tại Trung Quốc”, ĐHY Zen viết trên tài khoản Facebook của mình. “Từ năm 1989 đến năm 1996, tôi đã từng trải qua việc dạy học cứ sáu tháng cứ mỗi năm tại các Đại Chủng Viện của cộng đồng Công giáo chính thức. Tôi đã có được kinh nghiệm trực tiếp về tình trạng của kẻ nô lệ cũng như sự tửi hổ mà các anh em Giám mục của chúng tôi phải chịu đựng”.

ĐHY Zen đã phục vụ trong cương vị là Giám mục Hồng Kông từ năm 2002 đến 2009. Cựu thuộc địa của Anh đã có được tự do tôn giáo như một phần của thỏa thuận với Anh Quốc dẫn đến việc chuyển lãnh thổ cho Trung Quốc.

ĐHY Zen được coi là một trong những người đề xướng hàng đầu về việc đưa ra một cách tiếp cận cứng rắn với chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc, trái với việc tìm kiếm một sự điều đình với chế độ.

Những người tìm kiếm sự điều đình dường như đang ở vị trí thuận lợi hơn tại Quốc Vụ Khanh Tòa thánh của Vatican, vốn đang cố gắng giải quyết những vấn đề này với Trung Quốc, bao gồm việc bổ nhiệm các Giám mục, tự do tín ngưỡng, việc chính quy hóa Giáo hội do nhà nước bảo trợ và việc thiết lập quan hệ ngoại giao. (Hiện nay, Vatican đã có quan hệ ngoại giao với ‘Cộng hòa Trung Hoa’ tại Đài Loan).

Phát biểu với Crux vào hồi tháng 10, ĐHY Zen cho biết Ngài nghĩ rằng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ĐHY Pietro Parolin, có một tư tưởng “đã bị đầu độc” về vấn đề Trung Quốc và đồng thời quan tâm đến vấn đề ngoại giao hơn là đức tin Công Giáo.

Trong bài đăng trên tài khoản Facebook của mình, ĐHY Zen đã nhắc lại lập trường của mình, đồng thời nhấn mạnh rằng Vatican đang “bán rẻ” Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc.

“Một số người nói rằng tất cả những nỗ lực để đạt được một thỏa thuận đó là tránh sự ly gián giáo hội. Quả thực hết sức nực cười! Sự ly gián chính là đây, trong Giáo hội độc lập!”, ĐHY Zen viết.

“Các vị Giáo Hoàng tránh sử dụng từ ‘ly giáo’ vì họ biết rằng nhiều người trong cộng đồng Công giáo chính thức không có ý chí tự do của họ, nhưng dưới áp lực nặng nề. Đề xuất ‘tái thống nhất’ sẽ buộc tất cả mọi người tham gia vào cộng đồng đó. Tòa Thánh Vatican sẽ chúc lành cho Giáo Hội ly khai mới đã được củng cố, lấy đi lương tâm xấu xa khỏi tất cả những ai có thiện ý với những kẻ bội giáo và những người khác gia nhập cộng đồng của họ”, ĐHY Zen tiếp tục.

ĐHY Zen cũng thừa nhận những lời chỉ trích công khai của mình đối với Đảng Cộng sản cũng như những nỗ lực ngoại giao của Vatican đang gây ra những vấn đề trong việc hàn gắn sự rạn nứt giữa hai bên.

“Liệu rằng tôi có phải là một trở ngại chính trong tiến trình đạt được một thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc? Nếu đó là một thỏa thuận chẳng mấy tốt đẹp, tôi sẽ hạnh phúc hơn khi trở thành một sự trở ngại”, ĐHY Zen nói.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube