ĐHY Turkson: ‘Làm thế nào để chúng ta có thể chào đón những người nhỏ bé nhất?’

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 20-09-2018 | 10:27:47

Đức Hồng y Peter Turkson đã phát biểu khai mạc tại Hội nghị Thế giới về Chủ nghĩa bài ngoại, Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và Chủ nghĩa dân tộc dân túy trong bối cảnh của cuộc di dân toàn cầu hôm thứ Ba tại Rome, đồng thời nhấn mạnh rằng ngài hy vọng nó có thể đánh động nhiều lương tâm liên quan đến hiện tượng toàn cầu này.

Đức Hồng Y Peter Turkson

Đức Hồng Y Peter Turkson

Đức Hồng y Peter Turkson, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện, đã phát biểu khai mạc tại Hội nghị Thế giới về Chủ nghĩa bài ngoại, Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và Chủ nghĩa dân tộc dân túy trong bối cảnh của cuộc di dân toàn cầu.

Việc chào đón những người mới đến

Đức Hồng y Turkson bắt đầu bằng cách chào đón tất cả các tham dự viên tham gia Hội nghị. Ngài đã kết nối chủ đề di cư với thực tế là rất nhiều người hiện đang mạo hiểm cuộc sống của họ để tìm kiếm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thay vì tập trung vào những nguyên nhân của vấn đề di cư, Đức Hồng y Turkson nói, điều cần phải được xem xét đó chính là làm thế nào để những người tị nạn được hoan nghênh và được hội nhập vào các xã hội mà họ đã đặt chân đến.  “Cuộc sống của những người này, những vết thương của họ và nguyện vọng của họ chất vấn lương tâm của chúng ta và buộc chúng ta phải suy nghĩ về cách thức mà các xã hội chào đón họ quan tâm đến những người hãy còn chân ướt chân ráo này”, Đức Hồng y Turkson nói.

Xã hội toàn cầu?

Đức Hồng y Turkson sau đó đề xuất rằng cách diễn tả ‘xã hội toàn cầu’ được sử dụng để mô tả xã hội của chúng ta”, được so sánh với thực tế hiện nay. “Ý tưởng về một ngôi làng được kết nối với các mối tương quan, sự gần gũi và sự liên đới hỗ tương”, Đức Hồng y Turkson tiếp tục. Tuy nhiên, lý tưởng này cần phải đối mặt với “quan điểm được đưa ra về những người ngoại kiều, về người khác … và những cách thức hành động theo sau vốn xuất hiện trong các xã hội tiếp nhận”, Đức Hồng y Turkson nói.

Nuôi dưỡng tinh thần liên đới, chứ không phải sự sợ hãi

Đức Hồng y Turkson đã chỉ ra một số thái độ hiện diện trong xã hội: “sự sợ hãi, sự thù hận chủng tộc, sắc tộc, quốc gia hay tôn giáo”. Một chuỗi phức tạp liên văn hóa đã được đan kết trong các gia đình, trường học và các tổ chức xã hội khác, vốn hiện đang bị xâm chiếm bởi những nỗi sợ hãi có tính chất tàn phá này. Vấn đề mà Đức Hồng y Turkson đặt ra cần phải được chất vấn đó chính là làm thế để những cấu trúc xã hội này có thể nuôi dưỡng những giá trị về “tinh thần huynh đệ và liên đới” trong một bầu khí như vậy.

Chúa Giêsu, những người ngoại kiều và những người tị nạn

Chúa Giêsu, người tự nhận mình là một kẻ ngoại kiều, và là một hài nhi, phải “chạy trốn khỏi quê hương xứ sở của mình”, chính là nguồn cảm hứng của chúng ta với tư cách là những người Kitô hữu, Đức Hồng y Turkson nói. Đức Hồng y Turkson đã kết thúc bài phát biểu chào mừng của mình với mong ước: “Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ rời khỏi hội nghị này với một lương tâm được biến đổi mới hoàn toàn, với một tầm nhìn được đổi mới”. Hy vọng của Đức Hồng y Turkson được mở rộng đến tất cả những người tuyên xưng niềm tin Kitô giáo, và tất cả mọi người “có thành thành tâm thiện chí”, ngõ hầu “phẩm giá của tất cả mọi người”, đặc biệt là “những người mà Chúa Giêsu đã gọi là “những kẻ bé mọn nhất trong số các anh chị em của tôi” có thể được “công nhận và được tôn trọng ” .

MInh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube