Caritas Uganda kêu gọi sự trợ giúp quốc tế cho những người tị nạn Nam Sudan

YAOUNDÉ, Cameroon – Những người tị nạn Nam Sudan đang tiếp tục đến quốc gia Uganda láng giềng, và tình hình tại trại tị nạn Bidi Bidi – một trại tị nạn lớn nhất thế giới – có thể sẽ tồi tệ hơn.

Uganda hiện đang tiếp đón 1.3 triệu người tị nạn và những người xin tị nạn, phần lớn đến từ Nam Sudan.

800-16-690x450

Trong bức ảnh chụp ngày 9 tháng 6 năm 2017 này, phụ nữ và trẻ em lấy nước về nhà bằng bình nhựa, trong một khu phức hợp của những ngôi nhà bằng gạch bùn tại khu định cư tị nạn Bidi ở miền bắc Uganda. (Nguồn: Ben Curtis / AP)

“Bất chấp một con số khổng lồ như vậy, Uganda hiện vẫn tiếp tục tiếp nhận một dòng chảy hàng ngày của khoảng 3.000 người tị nạn Nam Sudan”, Christine Laura Okello, Điều phối viên Tình trạng Khẩn cấp Nhân đạo của Tổ chức Caritas Uganda, cho biết.

Bà Okello phát biểu với Crux rằng chỉ riêng Nam Sudan đã giải thích cho việc hơn một triệu người tị nạn, vì nạn đói, suy sụp kinh tế và nhiều năm chiến tranh đã buộc người dân phải chạy trốn khỏi đất nước nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

“Những vấn đề mà những người tị nạn tại trại tị nạn Bidi Bidi hiện đang phải đối mặt bao gồm tình trạng thiếu dinh dưỡng … các trường hợp suy dinh dưỡng hiện vẫn còn phổ biến, sự thiếu thốn các điều kiện vệ sinh và các cơ sở vệ sinh, những nhu cầu chưa được đáp ứng đối với việc vận dụng vệ sinh kinh nguyệt trong số các cô gái và phụ nữ tị nạn ở độ tuổi sinh sản”, bà Okello phát biểu với Crux.

Bà Okello cho biết Caritas Uganda sẽ cung cấp các dịch vụ thiết yếu tại trại tị nạn này và họ đã nhận được sự trợ giúp của các cơ quan Caritas khác trên toàn thế giới.

“Điều này nhằm nâng cao đời sống và phúc lợi của những người tị nạn khi Chương trình Lương thực Thế giới đang mở rộng trong việc cung cấp thực phẩm số lượng lớn những người tị nạn ở Bidibidi”, bà Okello nói. 

Bà Okello giải thích rằng Caritas đã can thiệp vào các giai đoạn. Giai đoạn một trong các phản ứng khẩn cấp kết thúc vào năm 2017 “đã tập trung đặc biệt vào việc cung cấp các loại hạt giống rau lớn nhanh và ngắn hạn”.

Bà Okello cho biết Caritas Đan Mạch hiện đang hỗ trợ Caritas Uganda thực hiện giai đoạn hai của phản ứng khẩn cấp nhằm giải quyết “các nhu cầu đang diễn ra chẳng hạn như tập huấn về thực hành nông học, nhân giống, trồng cây và đào tạo nghề”. 

Bà Okello phát biểu với Crux rằng bằng cách thực hiện giai đoạn này, Caritas đang đóng góp vào ‘Cột II’ của Khung phản ứng Tị nạn Toàn diện (CRRF), trong đó kêu gọi việc xây dựng tinh thần tự lực cánh sinh của những người tị nạn.

Caritas Uganda cũng đang nỗ lực làm việc với cơ quan tị nạn của LHQ để áp dụng ‘Cột III’ của CRRF nhằm hỗ trợ các quốc gia và các cộng đồng tiếp nhận.

Một thành phần quan trọng đó chính là chiến lược ReHoPE (Refugee and Host Population Empowerment) nhằm tìm kiếm việc quy tụ tất cả các bên liên quan trong quá trình tị nạn. Điều này đồng nghĩa với việc phối hợp các cơ quan và chương trình khác nhau nhằm giúp đỡ những người tị nạn trong nước.

Caritas Uganda cũng đang thực hiện các Dự án Vệ sinh và Nước sạch (WASH) tại Bidi Bidi nhằm cung cấp nước sạch, vệ sinh và an toàn cũng như các trang thiết bị vệ sinh cho những người tị nạn và cộng đồng sở tại. 

“Tổ chức cũng cung cấp các loại băng có thể sử dụng lại cho trẻ vị thành niên và phụ nữ dễ bị tổn thương tại trại tị nạn Bidi Bidi. Các cô gái ở các khu định cư và các cộng đồng tiếp nhận thiếu việc tiếp cận với xà phòng, và thiếu những khu vực cá nhân cho việc tắm rửa, thay đồ và các vật dụng liên quan đến kinh nguyệt phụ nữ có thể tái sử dụng”, bà Okello nói. 

Charles Akimu – một người tị nạn được hưởng lợi từ chương trình viện trợ của Caritas Uganda – đã phát biểu về việc sự trợ giúp này đã đem lại ích lợi cho cuộc sống của ông như thế nào.

Trước khi nhận được những kỹ năng từ tổ chức ADRA với sự hỗ trợ của Caritas, chúng tôi đã phải mua rau quả với giá cả rất tốn kém từ cộng đồng sở tại, nhưng giờ đây chúng tôi có thể tận dụng kiến thức và hạt giống do Caritas cung cấp để tự mình trồng rau. Điều đó đã làm gia tăng lượng thức ăn của chúng ta. Trẻ em hiện đang rất thích thú đối với mỗi bữa ăn bởi vì chúng ta có thể thay đổi các loại rau xanh khác ngoài việc dựa vào bột ngô và đậu do Chương trình Lương thực Thế giới cung cấp, mà đôi khi chúng vô cùng nhàm chán khi phải ăn những loại thực phẩm như thế mỗi ngày. Chúng tôi rất biết ơn Caritas”, ông

Akimu nói.

Để tiếp tục những nỗ lực này, bà Okello phát biểu với Crux rằng cần có thêm nhiều kinh phí hơn nữa, không chỉ để chi trả cho việc viện trợ trực tiếp, mà còn để mua các trang thiết bị cần thiết cho nhân viên, chẳng hạn như các phương tiện có thể điều khiển trên những con đường gồ ghề trong các trại tị nạn.

Sự cấp thiết đối với một phản ứng quốc tế tốt hơn

Trước tình hình tồi tệ hơn tại trại tị nạn này, bà Okello đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải thể hiện tinh thần bác ái.

“Theo tôi, cuộc khủng hoảng vẫn chưa chấm dứt, và chúng ta cần phải có một phản ứng quốc tế tốt hơn: Toàn diện, kịp thời, quả quyết và sáng tạo hơn lòng can đảm chính trị hơn để cho phép những người tị nạn trở về quê hương”, bà Okello phát biểu với Crux. 

Bà cho biết phản ứng này cần phải bao gồm cam kết tái định cư cho những người tị nạn, và đồng thời giúp đỡ các quốc gia tiếp nhận chẳng hạn như Uganda, vốn đang phải chịu đựng một gánh nặng không cân xứng.

“Uganda cần được hỗ trợ để quản lý và giúp những người tị nạn hội nhập xã hội”, bà Okello nói.

Bà Okello cho biết thêm rằng sự hỗ trợ phát triển không được tách rời khỏi việc trợ giúp những người tị nạn, mà hiện nay chính là trường hợp này.

Bà Okello cũng kêu gọi các quốc gia giàu có suy gẫm Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân dịp ra mắt chiến dịch “Chia sẻ Hành trình” của tổ chức Caritas Quốc tế.

ĐTC Phanxicô đã giới thiệu chương trình này vào ngày 27 Tháng Chín năm 2017 để khuyến khích người Công giáo tìm ra mọi phương cách để hỗ trợ và đón tiếp những người tị nạn và những người nhập cư. 

Bà Okello đã trích dẫn những lời của ĐTC Phanxicô: “Không chỉ là quan sát mà là chú ý. Không chỉ là lắng nghe mà còn là cảm nhận. Không chỉ là gặp gỡ và rồi bước qua, nhưng là ngừng lại. Và không chỉ là những lời nói suông, những cho phép chúng ta bị đánh động bởi lòng trắc ẩn”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube