"Các nữ tu trên các tiền tuyến" dấn thân chống lại cảnh chiến tranh và nạn buôn người

Tại Rome, một cuộc hội thảo được tổ chức bởi UISG và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Toà Thánh. Lời chứng của ba nữ tu đang làm việc tại Trung Phi, Philipines và Syria.

Họ phải đối mặt với cảnh chiến tranh, nạn bóc lột tình dục, nạn buôn người, với đôi bàn tay không hề có bất kì công cụ hay vũ khí nào của họ. Họ xử lý các tình huống phức tạp và nguy hiểm nhất trên thế giới, được trang bị với đức tin và tấm lòng bao dung, họ sát cánh bên cạnh những nhóm người dễ bị thương tổn nhất trên trái đất, đấu tranh cho quyền lợi của họ, và để cho tính mạng bản thân mình bị đe dọa. Họ là “Những nữ tu trên các tiền tuyến”: đại diện cho rất nhiều các Dòng tu đang phục vụ tại một số khu vực xung đột nguy hiểm nhất trên thế giới.

Họ đã gặp gỡ tại Rôma để tham dự một cuộc hội thảo được tổ chức bởi Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Toà Thánh với sự hợp tác của Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền (UISG). Hội nghị đã chứng kiến một loạt các vị nữ tu phục vụ ở những nơi có nhiều vấn đề nhất trên hành tinh, đưa ra những phân tích địa chính trị của họ về các bối cảnh mà trong đó họ hoạt động, cũng như những mô tả về nhiều hình thức can thiệp hướng đến các nạn nhân.

2fc3e856-3f36-11e8-bc8c-1e438c369b8c_f5fd22e8-3f2d-11e8-bc8c-1e438c369b8c_RCA-Berini-870x432-kzmD-U1110401730171rCB-1024x576@LaStampa.it-k07C-U1110400439860AdF-1024x576@LaStampa.it

Sơ Maria Elena Berini (bên phải) cùng với hai sơ ở Bokaranga, Châu Phi 

Trong nhiều năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao giải thưởng Phụ nữ Can đảm quốc tế cho mười người phụ nữ đã tỏ ra dũng cảm trong những tình huống khó khăn. Trong những lần trao giải gần đây, giải thưởng đã được trao cho nhiều phụ nữ thuộc nhiều tín ngưỡng, nhiều nền văn hoá và nhiều khu vực khác nhau trên toàn thế giới, giữa vô số những khó khăn thử thách, đã tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy hòa bình và hòa giải. Trong cuộc hội thảo, Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, bà Callista L. Gingrich, đã mời một trong mười người giành giải lên sân khấu: Maria Elena Berini, Nữ tu Bác ái Thánh Joan Antida, một nhà truyền giáo ở Trung Phi, người đã được trao giải thưởng vào ngày 29 tháng 3 bởi đệ nhất phu nhân Melania Trump.

“Trong nhiều năm, chúng tôi đã phục vụ dân chúng trong khu vực Bokaranga trên biên giới với Chad và Cameroon. Chúng tôi đã trải qua hai thời kỳ khủng khiếp như năm 2014 và năm 2017, khi cuộc xung đột ở Trung Phi đã trở nên tồi tệ hơn”, nữ tu Berini cho biết. “Chúng tôi và các tu sĩ Dòng Capuchin đã giải cứu được nhiều người bằng cách cung cấp cho họ nơi trú ẩn”. “Tình hình tại Trung Phi là cực kỳ căng thẳng, trong khi quân nổi dậy đã kiểm soát 80% lãnh thổ. Theo các nữ tu, “có quá nhiều lợi ích kinh tế thậm chí ngay cả ở các nước phương Tây: Trung Phi rất giàu có nhưng người dân lại phải sống trong nghèo đói. Tài sản của đất nước hiện đang dưới sự kiểm soát của phiến quân, trong khi việc buôn bán vũ khí vẫn tiếp tục phát triển. Sẽ không bao giờ có hòa bình nếu như đất nước này là một thị trường vũ khí. Vì vậy, đây chính là lời kêu gọi của tôi: hãy chấm dứt việc sử dụng vũ khí!.

Trong tất cả các lục địa, châu Á giữ vị trí đứng đầu đáng buồn của chế độ nô lệ hiện đại, khoảng 30 triệu người phải chịu đựng nhiều hình thức bóc lột khác nhau, chiếm 60% tổng số thế giới. 5 quốc gia có số lượng nô lệ cao nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh và Uzbekistan. Ngay sau đó là Philippines, nơi có “một phụ nữ can đảm” khác đang hoạt động, nữ tu Cecilia Espenilla, một nữ tu Đaminh Catherine Siena. “Tôi đã từng là Điều phối viên Công lý và Hòa bình từ năm 2012 và đã quyết định dành phần lớn các hoạt động của chúng tôi để chống lại vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”, nữ tu Espenilla giải thích. “Nơi quốc gia chúng tôi và ở châu Á, đã đạt đến mức độ bạo lực khủng khiếp và chúng tôi đã quyết định can thiệp theo hai cách. Một mặt, sau khi tạo ra một mạng lưới rộng lớn, chúng tôi đã bắt đầu một chiến dịch tại các trường học để thông báo và ngăn ngừa cho khoảng 250 nghìn trẻ em và các bà mẹ. Mặt khác, chúng tôi đã cống hiến hết sức mình cho các cộng đồng nghèo nhất, bằng cách xây dựng nơi trú ẩn để nuôi dưỡng các nạn nhân của nạn khai thác tình dục. Chúng tôi cũng chào đón các cô gái đã bị lạm dụng ở độ tuổi khá nhạy cảm. Đó là một công việc quả là vô cùng khó khăn”.

“Chúng tôi có hai cộng đồng ở Syria – Monique Tarabeh giải thích – một cộng đồng tại Homs và một tại Damascus. Đặc sủng của chúng tôi đó chính là hòa giải và chúng tôi thực hiện đặc sủng ấy thông qua hàng loạt các chương trình dành cho những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực, những người đã phải chịu đựng hội chứng sau chấn thương hoặc đang trong cảnh đói nghèo cùng cực. Chúng tôi cung cấp liệu pháp tâm lý và trợ giúp xã hội trong khi trung tâm tiếp nhận lắng nghe của chúng tôi mở cửa 24/7 dành cho tất cả mọi phụ nữ, hầu như quanh năm”. “Xã hội của chúng ta – nữ tu Tarabeh tiếp tục – bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bạo lực. Trẻ em có thể nhận ra bằng âm thanh cho dù đó là tên lửa của chính phủ, hoặc của phe nổi dậy hoặc của tổ chức ISIS. Chúng tôi vẫn tin tưởng vào tầm quan trọng của những cử chỉ nhỏ nhặt của sự hòa giải: chúng chính là nền tảng cho một xã hội Syria mới mà tất cả chúng ta đều đang mong chờ”.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube