Các Giám mục Châu Đại Dương: Việc chăm sóc của "ngôi nhà chung" hiện đang vô cùng cấp bách

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 14-04-2018 | 06:32:40

Hậu quả của vấn đề biến đổi khí hậu đối với các quốc gia và các nền kinh tế của họ ở Châu Đại Dương, và phản ứng của các Giáo hội, bắt đầu từ “Laudato Si”: sự chú ý của hội nghị của Liên Hội đồng Giám mục Công giáo Châu Đại Dương (FCBCO) tập trung vào những vấn đề này, đang được tiến hành tại Port Moresby từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 4.

Như Agenzia Fides đã đưa tin, trong số các chuyên gia tham dự hội nghị, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tán thành Thông điệp Laudato Si của ĐTC Phanxicô, tập trung vào điều kiện chung của toàn thể gia đình nhân loại: “Chúng ta đều chia sẻ chung một ngôi nhà mà chúng ta gọi là hành tinh trái đất, và nếu một mặt, nó có vẻ rõ ràng và trung thực, điều này sẽ mang lại những hàm ý về mặt luân lý đối với tất cả mọi người về việc sử dụng các nguồn tài nguyên đất và biển”, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh giải thích trong bài phát biểu của mình.

primopiano_5859Đức Hồng y Parolin đã không ngần ngại khám phá ra những thảm hoạ gây ra bởi tình trạng “phát triển không bền vững”, việc khai thác công nghiệp và lạm dụng đất đai. Đức Hồng Y Parolin đã thúc giục “một sự hoán cải triệt để về thái độ đối với món quà công trình sáng tạo của Thiên Chúa”. Đặc biệt, Ngài kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị, nhưng đồng thời cũng lưu ý rằng “tất cả mọi người phải thực hiện một cách sống có trách nhiệm và khiêm tốn”. Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng kêu gọi các tham dự viên phải làm tất cả mọi thứ có thể để đảo ngược tình trạng “toàn cầu hóa sự thờ ơ”. “Trong thế giới ngày nay – lưu ý gửi đến Fides nhấn mạnh – các khu vực biên giới không thể là những nơi mà đằng sau đó chúng ta trốn tránh khỏi trách nhiệm toàn cầu của mình”.

Một báo cáo về việc những tác động của vấn đề biến đổi khí hậu có thể được đo lường trong suốt hội nghị của các Giám mục đã được đề xuất bởi Giáo sư Ottmar Edenhoffer, một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người đã phân tích và chỉ ra những ngành công nghiệp vốn thải ra lượng khí thải carbon nhiều nhất vào trong bầu khí quyển. Trong phần trình bày của mình, vị khoa học gia đã khám phá những ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu vốn ít được công nhận như hạn hán, lũ lụt và hậu quả theo sau đối với toàn bộ cộng đồng. Ông cũng giải thích rằng ở những nước có cơ sở hạ tầng hạn chế hoặc những nơi đã xảy ra những căng thẳng, việc di dân cưỡng bức có thể gây ra xung đột bạo lực. Giáo sư Edenhoffer thúc giục các Giáo hội tại Châu Đại Dương hợp tác với toàn bộ dân cư để các lượng phát thải than trở thành một “chính sách không thể thương lượng”. Theo các nhà khoa học, nhiều đảng chính trị trên toàn thế giới đều đồng ý rằng những ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu đều mang tính chất tàn phá, nhưng sự can đảm để phù hợp với các chính sách thiết thực của các quốc gia với nhận thức này hiện vẫn còn thiếu sót.

Bài phát biểu cuối cùng trong ngày về “Việc chăm sóc Công trình Sáng Tạo” đã được đưa ra bởi Đức Cha Primin Spiegel, Giám đốc điều hành “Misereor”, một tổ chức từ thiện của Đức, thể hiện mối quan hệ quốc tế tốt đẹp giữa Châu Âu và Châu Đại Dương.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube