Ý cầu nguyện tháng Giêng của Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Cầu cho các nhà giáo dục’

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu cầu nguyện “để các nhà giáo dục có thể trở thành những chứng nhân đáng tin cậy, giảng dạy về tinh thần huynh đệ thay vì sự đối đầu, và trên hết là giúp đỡ những non nớt nhất và dễ bị tổn thương nhất”.

B36F863B-951E-4C5B-A50B-D4FAC64AB130

Trong ý cầu nguyện cho tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các nhà giáo dục thêm “tinh thần huynh đệ” vào nội dung giảng dạy của họ, đồng thời lưu ý rằng “các nhà giáo dục là những chứng nhân không chỉ truyền đạt kiến thức tinh thần mà còn cả sự xác tín, cam kết của họ đối với sự sống”.

Đức Thánh Cha cũng cho biết thêm rằng bản thân giáo dục là một “hành động yêu thương” có thể chỉ cho chúng ta cách “khôi phục tình huynh đệ, để chúng ta sẽ không phớt lờ những người dễ bị tổn thương nhất”.

“Họ [các nhà giáo dục] biết cách xử lý tốt ba ngôn ngữ: ngôn ngữ của khối óc, ngôn ngữ của trái tim và ngôn ngữ của đôi tay, tất cả đều hài hòa với nhau. Và do đó có được niềm vui trong việc truyền đạt”.

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tín hữu cầu nguyện “để các nhà giáo dục có thể trở thành những chứng nhân đáng tin cậy, giảng dạy về tinh thần huynh đệ thay vì sự đối đầu, và trên hết là giúp đỡ những non nớt nhất và dễ bị tổn thương nhất”.

INTENCIONES_2023_ENERO_EN-1536x1536

Mở rộng phạm vi giáo dục

Trong một thông cáo báo chí đi kèm với ý cầu nguyện đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô cho năm 2023, Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Giáo hoàng giải thích rằng Đức Thánh Cha “muốn mở rộng phạm vi giáo dục, để nó sẽ không chỉ tập trung vào nội dung”. Với tư cách là những chứng nhân đích thực, Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng các nhà giáo dục sẽ có thể “được chú ý hơn và sẽ là những người kiến tạo cộng đồng”.

Linh mục Dòng Tên Frédéric Fornos, Giám đốc Mạng lưới Cầu nguyện, chia sẻ rằng tinh thần huynh đệ “là con đường duy nhất cho nhân loại, và đây là lý do tại sao giáo dục là điều thiết yếu”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gắn kết giữa những gì được dạy và cuộc sống của những người giảng dạy, Cha Fornos đề cập đến Chúa Giêsu, mà từ Người mà chúng ta học được “rằng chúng ta chỉ có thể truyền đạt cho người khác những gì chính chúng ta sống”. Điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “đòi hỏi sự gắn kết giữa những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm trong cuộc sống của chúng ta”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết