Tiếp kiến chung 23/11 của Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Sự an ủi thiêng liêng là gì?’

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, ngày 23 tháng 11 tại Quảng trường Thánh Phêrô (Ảnh: Truyền thông vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, ngày 23 tháng 11 tại Quảng trường Thánh Phêrô (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng ví dụ về một số vị thánh Công giáo để giải thích khái niệm về sự an ủi thiêng liêng trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư, ngày 23 tháng 11.

“Sự an ủi thiêng liêng là gì?”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói hôm 23 tháng 11. “Đó là một kinh nghiệm sâu sắc về niềm vui nội tâm, bao gồm việc nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự. Nó củng cố đức tin và hy vọng, cũng như khả năng làm điều thiện”.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục những bài giảng của ngài về chủ đề về sự phân định trong buổi tiếp kiến công chúng tại Quảng trường Thánh Phêrô, nơi ngài đối chiếu suy tư của tuần trước về sự phiền muộn thiêng liêng với sự an ủi thiêng liêng, như một số vị thánh của Giáo hội đã trải qua.

“Người cảm nghiệm được sự an ủi không bao giờ đầu hàng trước khó khăn vì họ luôn cảm nghiệm được sự bình an mạnh mẽ hơn bất kỳ thử thách nào”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Sự an ủi “do đó, là một món quà thuyệt vời cho đời sống thiêng liêng cũng như đời sống nói chung”.

Đức Thánh Cha bắt đầu lời giải thích của mình bằng cách rút ra từ các bài Linh Thao của Thánh Inhaxiô Loyola, người đã viết về các quy tắc cho việc phân định thiêng liêng.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng “sự an ủi là một chuyển động nội tâm chạm đến tận đáy lòng của chúng ta. Nó không hào nhoáng mà mềm mại, tinh tế như giọt nước trên miếng bọt biển”.

Đức Thánh Cha tiếp tục mô tả sự an ủi thiêng liêng không phải là “một cảm giác phấn khích thoáng qua”, cũng không phải là thứ cố gắng ép buộc ý chí của chúng ta hoặc ngăn cản sự tự do của chúng ta. “Ngay cả những đau khổ do tội lỗi của chính chúng ta gây ra cũng có thể trở thành một lý do để được an ủi”, Đức Thánh Cha cho biết thêm.

Thánh Augustinô đã được an ủi khi trò chuyện với thân mẫu của mình, Thánh Monica, về vẻ đẹp của cuộc sống vĩnh cửu, Đức Thánh Cha nói. Và Thánh Phanxicô Assisi đã trải nghiệm niềm vui trọn vẹn bất chấp những hoàn cảnh khó khăn mà ngài phải gánh chịu.

“Chúng ta hãy nghĩ đến nhiều vị thánh đã có thể làm những điều vĩ đại không phải vì họ nghĩ rằng họ vĩ đại hay tài giỏi, nhưng vì họ đã bị chinh phục bởi sự ngọt ngào bình an của tình yêu Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Đây là sự bình an mà Thánh Inhaxiô đã kinh ngạc nhận ra khi đọc về cuộc đời của các thánh”.

Đức Thánh Cha cũng trích dẫn lời của Thánh Edith Stein, người còn được biết đến với tên mà thánh nhân đã chọn trong đời sống tu trì: Têrêsa Benedicta Thánh Giá.

Một năm sau khi được rửa tội để trở thành người Kitô hữu, sau khi cải đạo từ Do Thái giáo, Thánh Edith Stein đã viết về cảm giác về sự bình an nội tâm của mình: “Khi tôi buông mình theo cảm giác này, từng chút một, một sự sống mới bắt đầu tràn ngập trong tôi và – không có bất kỳ áp lực nào đối với ý chí của tôi – thúc đẩy tôi hướng tới những nhận thức mới. Dòng sinh lực tuôn tràn này dường như phát xuất từ một hoạt động và nó mang lại một sức mạnh vốn không phải của tôi, và sức mạnh đó, không gây ra bất kỳ sự bức bách nào, trở nên tích cực trong tôi”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động theo sau sự an ủi.

“Niềm an ủi là một sự bình an như thế, nhưng không phải để ngồi đó tận hưởng, không phải vậy, nó mang lại cho anh chị em sự bình an và lôi kéo anh chị em đến với Chúa và đặt anh chị em thúc giục anh chị em lên đường làm mọi việc, làm những điều tốt đẹp”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Trong lúc an ủi, khi chúng ta được an ủi, chúng ta luôn có ước muốn làm thật nhiều điều thiện. Thay vào đó, khi buồn phiền sầu khổ, chúng ta có xu hướng khép mình lại và không làm gì cả. Sự an ủi thúc đẩy anh chị em tiến lên, phục vụ tha nhân, xã hội, con người”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại khi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, lúc 14 tuổi, đã đến viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá Giêrusalem ở Rôma.

Thiếu nữ đến từ Lisieux, Pháp, “đã cố gắng chạm vào chiếc đinh được tôn kính ở đó, một trong những chiếc đinh được dùng để đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá”, Đức Thánh Cha nói. “Têrêsa cảm thấy sự táo bạo của mình giống như một sự cảm kích mạnh mẽ của tình yêu và sự xác tín. Sau đó, thánh nhân viết: Tôi đã thực sự quá táo bạo. Nhưng Thiên Chúa thấy suốt tận đáy lòng, Người biết rằng ý định của tôi là trong sáng […]. Tôi đã hành động với Người như một đứa trẻ tin rằng mọi thứ đều được cho phép và coi kho báu của Cha là của riêng mình’”.

Điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, là một “mô tả tuyệt vời về sự an ủi thiêng liêng”.

“Chúng ta có thể nhận thấy một cảm giác dịu dàng đối với Thiên Chúa, điều khiến chúng ta mạnh dạn ước muốn tham gia vào sự sống của chính Người, làm những gì đẹp lòng Người, vì chúng ta cảm thấy thân thuộc với Người, chúng ta cảm thấy rằng nhà của Người là nhà của chúng ta, chúng ta cảm thấy được chào đón, được yêu thương, được phục hồi”.

Sự an ủi mang lại cho người ta sức mạnh để tiếp tục đối mặt với khó khăn thử thách, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, đồng thời đề cập đến lời thỉnh cầu của Thánh Têrêsa với Đức Giáo hoàng để được gia nhập Dòng Cát Minh mặc dù thánh nhân còn quá trẻ.

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Thánh Bênađô dạy chúng ta về sự an ủi và sự phân định thiêng liêng, đặc biệt là cạm bẫy của “những lời an ủi giả tạo”.

“Nếu như sự an ủi đích thực giống như giọt nước trên miếng bọt biển, mềm mại và gần gũi, thì sự an ủi ngụy tạo ồn ào và hào nhoáng hơn, như những thứ chớp nhoáng chóng qua, không bền vững, khiến chúng ta khép mình lại và không quan tâm đến người khác”, Đức Thánh Cha nói. Đây là nơi mà sự phân định xuất hiện.

“Sự an ủi giả tạo có thể trở thành mối nguy hiểm nếu chúng ta tìm kiếm nó như một mục đích, như thể bị ám ảnh và quên luôn Chúa”, Đức Thánh Cha nói. “Như Thánh Bernarđô đã nói, người ta tìm kiếm sự an ủi của Thiên Chúa thay vì tìm kiếm Thiên Chúa của sự an ủi”.

Có nguy cơ chúng ta sống mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa theo kiểu trẻ con, Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận, “biến mối tương quan đó trở thành một mục tiêu mà chúng ta lợi dụng và tìm đến, đánh mất món quà đẹp nhất, vĩ đại nhất là chính Thiên Chúa”.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư:

cq5dam.web.800.800 (5) cq5dam.web.800.800 (6)

cq5dam.web.800.800 (1)

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, ngày 23 tháng 11 tại Quảng trường Thánh Phêrô (Ảnh: Truyền thông vatican)

cq5dam.web.800.800 (2) cq5dam.web.800.800 (3) cq5dam.web.800.800 (4)

 

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube