Thỏa thuận Tòa Thánh-Trung Quốc nhận được sự chỉ trích từ những người ủng hộ tự do tôn giáo Hoa Kỳ

Thỏa thuận Tòa Thánh-Trung Quốc quả là một sự nhượng bộ quá mức đối với một chính phủ áp bức, các nhà hoạt động nhấn mạnh

Thỏa thuận tạm thời của Tòa Thánh với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục đã nhận được sự chỉ trích từ một số nhà lãnh đạo tự do tôn giáo của Hoa Kỳ, những người cho rằng họ đã trao quá nhiều thẩm quyền cho chính phủ và đồng thời làm suy yếu nỗ lực nhằm bảo vệ các nhóm tôn giáo đau khổ khác.

“Tôi thú thực rằng tôi thực sự hoài nghi, với tư cách vừa là người Công giáo, vừa là người bênh vực vấn đề tự do tôn giáo của tất cả các cộng đồng tôn giáo ở Trung Quốc”, Thomas Farr, chủ tịch Viện Tự do Tôn giáo, cho biết hôm 27 tháng 9.

“Đầu năm nay, Vatican đã bày tỏ mối bận tâm sâu sắc của mình đối với chính sách chống tôn giáo toàn diện của Trung Quốc, và mục tiêu rõ ràng của nó đó chính là thay đổi Giáo hội Công giáo”.

Ông Farr là một nhà cựu ngoại giao người Mỹ, giám đốc đầu tiên của Văn phòng Tự do tôn giáo quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, từ năm 1999-2003. Ông đã phát biểu trước Ủy ban về các vấn đề Ngoại giao thuộc hạ viện Hoa Kỳ, Tiểu ban về Châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền Toàn cầu và các Tổ chức Quốc tế. Những phát biểu của ông đã đề cập đến tình trạng tự do tôn giáo ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với các tín hữu Công giáo; khả năng đối với hành động tiếp theo từ Quốc hội và ngoại giao Mỹ; và thỏa thuận Vatican-Trung Quốc.

Vào ngày 22 tháng 9 Toà Thánh đã thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận bảy vị giám mục được bổ nhiệm bất hợp pháp sau khi ký kết một thỏa thuận tạm thời với chính phủ Trung Quốc về việc đề cử các giám mục. Theo thỏa thuận, chính phủ Trung Quốc có thể đề xuất các ứng cử viên như là một phần trong tiến trình đề cử các Giám mục, nhưng Đức Giáo Hoàng phải là người đưa ra phê duyệt cuối cùng.

ĐTC Phanxicô đã giải thích quyết định của mình trong bức thư ngày 26 tháng 9 gửi cho các tín hữu Công giáo Trung Quốc, đồng thời thừa nhận “những căng thẳng sâu sắc và đau đớn” đặc biệt tập trung vào các giám mục như là “những người bảo vệ tính xác thực của đức tin và là những người bảo vệ sự hiệp thông của giáo hội”. ĐTC Phanxicô cho biết rằng “quả là hết sức cần thiết” để đối phó trước tiên với vấn đề bổ nhiệm các giám mục nhằm hỗ trợ  cho việc tiếp tục công cuộc loan báo Tin Mừng ở Trung Quốc và đồng thời tái lập “sự hiệp nhất trọn vẹn trong Giáo Hội”.

ĐTC Phanxicô đã thừa nhận những phản ứng khác nhau đối với thỏa thuận tạm thời, cả từ phía những người hy vọng cũng như những người có thể cảm thấy như bị Tòa Thánh bỏ rơi và đồng thời đặt vấn đề về “giá trị của những đau khổ mà họ phải chịu đựng vì sự trung thành với Đấng kế vị Thánh Phêrô”.

Ông Farr, phát biểu với tiểu ban thuộc quốc hội, cho biết rằng ông lo ngại thỏa thuận tạm thời “sẽ không cải thiện gì nhiều đối với người Công giáo ở Trung Quốc, chưa kể đến tình trạng tự do tôn giáo đối với các cộng đồng tôn giáo không Công giáo”. Nó có nguy cơ làm tổn hại đến vấn đề tự do tôn giáo và “vô tình khuyến khích chính sách thay đổi bản chất cơ bản của việc làm chứng Công giáo của Trung Quốc”.

“Theo quan điểm khiêm tốn của tôi với tư cách là một người Công giáo và là người ủng hộ vấn đề tự do tôn giáo, đặc sủng của Vatican đó chính là hỗ trợ cho việc làm chứng đó, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm đối với Cộng sản Ba Lan”, ông Farr nói.

Ông Farr nghĩ rằng quá trình bầu chọn các giám mục Công giáo có thể so sánh với “cách thức các ứng cử viên quốc hội được phê chuẩn ở Iran”, nơi mà các nhà thần học xem xét chặt chẽ các ứng viên tiềm năng vì sự trung thành của họ đối với chính phủ.

Clergy arrive for the funeral of the late head of the underground Catholic Church in Shanghai, Bishop Joseph Fan Zhongliang, as he lies in a funeral home in Shanghai on March 22, 2014.  Thousands of mourners packed the funeral home to bid farewell to the "underground" Catholic Bishop whose faith, they said, led him to endure decades of suffering at the hands of China's ruling Communist Party.     AFP PHOTO/Peter PARKS        (Photo credit should read PETER PARKS/AFP/Getty Images)

“Liệu sẽ có khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ chuyển tới Vatican tên tuổi của một vị giám mục trung thành với những giáo huấn nền tảng của Giáo hội Công giáo?”, ông Farr đặt vấn đề. “Có vẻ như có nhiều khả năng các giám mục sẽ được chọn ở mức độ tối thiểu vì sự phục tùng của họ đối với chế độ, nếu không phải nói là sự trung thành với mục đích chống Công giáo của nó” .

Johnnie Moore, một người ủng hộ vấn đề tự do tôn giáo hiện đang phục vụ tại Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ, đã phát biểu với CNA rằng ông hoàn toàn ủng hộ “sự tham gia trực tiếp với các chính phủ có quá khứ sóng gió khi nói đến vấn đề tự do tôn giáo, nỗ lực cùng nhau làm việc nhằm tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn”.

Tuy nhiên, ông nghĩ nhiều người bên ngoài cộng đồng Công giáo “hoàn toàn bị bối rối bởi vấn đề thời điểm và lý do tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô lại đồng ý – vì tất cả những ý định và mục đích – đối với việc  bỏ quên các linh mục trung thành và kiên trì, những người đã phải cam chịu quá lâu”.

Ông Moore, từng là phó chủ tịch truyền thông tại Đại Học Liberty có trụ sở tại Virginia, hiện là Giám Đốc Điều Hành của công ty truyền thông The Kairos Company.

“Chắc chắn, ĐTC Phanxicô có thể đã tìm ra một phương cách để có được một mối quan hệ có ý nghĩa với các giám mục do Trung Quốc bổ nhiệm mà không lựa chọn giữa đàn chiên của mình và những người đã phản đối một cách dữ dội quá lâu”, ông Moore nói. “Tôi cũng lo ngại rằng các nhà lãnh đạo xảo quyệt ở Trung Quốc sẽ tận dụng thỏa thuận này với Vatican để đánh lạc hướng thế giới khỏi sự ngược đãi nghiêm trọng của họ đối với các cộng đồng tôn giáo khác”.

Những nhận xét của ông Farr đã cố gắng đặt mối quan hệ Trung Quốc-Vatican trong bối cảnh lịch sử. Trong nhiều thế kỷ các tín hữu Công giáo hiện diện ở Trung Quốc, bắt đầu thậm chí ngay cả trước khi nhà truyền giáo Matteo Ricci thiết lập sứ mạng Dòng Tên vào năm 1601, họ đã phải đối đầu với “sứ xác quyết rằng Công giáo không tương thích với văn hóa Trung Quốc và phải thích ứng theo những cách thức vốn làm thay đổi bản chất cơ bản của nó”.

Trong khi Kitô giáo đã trở nên gắn liền với chủ nghĩa đế quốc châu Âu vào thế kỷ 19 và 20, nó cũng đã bị bức hại dữ dội sau cuộc Cách mạng Văn hóa sau khi các lực lượng cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949 dưới thời Mao Trạch Đông.

Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng hấp thu hoặc tiêu diệt tất cả mọi tôn giáo. Chính phủ đã trục xuất vị đại diện Giáo Hoàng tại Trung Quốc và hơn một thập kỷ tham gia vào “sự đối xử tàn bạo” đối với các tín hữu Công giáo, Tin Lành và các nhóm tôn giáo khác, ông Farr cho biết. Điều này được tăng cường dưới thời của cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu vào những năm 1960.

“Các linh mục và nữ tu bị tra tấn, bị sát hại, thậm chí một số bị thiêu sống, và bị cầm tù trong các trại cải tạo lao động. Các Kitô hữu giáo dân đã diễu hành qua các thị trấn và làng mạc của họ với những chiếc nón hình trụ, trình bày chi tiết những ‘tội ác’ của chính phủ”, ông Farr cho biết. Các giáo sĩ và giáo dân Công giáo nằm trong số hàng chục triệu người bị giết hại bởi “những cái chết khủng khiếp”.

“Trong khi Mao đã chứng minh rằng chính sách loại bỏ tôn giáo là không thực tế, những người kế nhiệm của ông đã liên tục thử nghiệm trong việc tìm ra những cách thức ‘đúng đắn’ để kiểm soát, kết hợp và hấp thụ tôn giáo vào nhà nước cộng sản”, ông Farr tiếp tục. Từ những năm 1970, chính sách tôn giáo của Trung Quốc “đã có những thăng trầm khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới điều chỉnh các chính sách để đạt được mục tiêu kiểm soát”.

“Không phải tất cả các chính sách của Trung Quốc đều liên quan đến việc đàn áp tôn giáo công khai”, ông nói. Trong những thập kỷ gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đôi khi ủng hộ “các nhóm tôn giáo được nhận thức là có khả năng củng cố quyền lực tuyệt đối của Bắc Kinh”. Theo ông Farr, điều này đôi khi đồng nghĩa với việc khen tụng Phật giáo Trung Hoa, Khổng giáo, và Đạo giáo như là “những nền văn hóa truyền thống” của Trung Quốc.

 “Rõ ràng ba nhóm này đã đặt ra một mối đe dọa ít nghiêm trọng hơn đối với sự cai trị của Cộng sản hơn là những người Hồi giáo Uighur, các Phật tử Tây Tạng, và các Kitô hữu”, ông Farr nói. “Hiện tại, ít nhất thì đây chính là ba cộng đồng tôn giáo vốn là đối tượng của sự đàn áp liên tục, đặc biệt là những người Duy Ngô Nhĩ  (Uighur)”.

Dẫn chứng của Bộ Ngoại giao ước tính hiện có khoảng 70 triệu đến 90 triệu Kitô hữu ở Trung Quốc, với khoảng 12 triệu người Công giáo, ông cho biết sự tăng trưởng của Kitô giáo Trung Quốc, đặc biệt là thông qua việc chuyển đổi tôn giáo sang các giáo phái Tin lành, chính là “mối bận tâm lớn đối với người Trung Quốc”.

Việc chuyển Cục các vấn đề tôn giáo trở thành Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương, mà về mặt lịch sử đã được giao nhiệm vụ kiểm soát các nhóm sắc tộc thiểu số Trung Quốc, đảm bảo “việc tăng cường giám sát và kiểm soát đối với mối đe dọa cảm nhận được đặt ra bởi sự tăng trưởng của tôn giáo ở Trung Quốc”.

Ông Moore, một ủy viên thuộc Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ, đã bày tỏ sự kinh ngạc nhiên rằng Vatican sẽ bình thường hóa mối quan hệ của mình với Trung Quốc “trong vòng một tuần kể từ khi Trung Quốc đóng cửa một cách tàn nhẫn Nhà thờ Zion tại Bắc Kinh và chỉ vài tuần sau Liên Hợp Quốc, New York Times và Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ rằng Trung Quốc đã cưỡng bức giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo trong các trại cải tạo”.

“Thành thật mà nói, tôi hoàn toàn không tin vào sự việc. Tôi tự nhủ bản thân mình, ‘không phải vậy, không phải lúc này’, và sau đó, tôi chỉ cầu nguyện”, ông Moore tiếp tục.

Sau hai ngày xem xét hồ sơ của Trung Quốc vào tháng 8, Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Xoá bỏ Phân biệt chủng tộc cho biết rằng có tới 1 triệu người Uyghur có thể bị cầm tù chống lại ý muốn của họ và không được xét xử trong việc giam giữ ngoài pháp lý, với lý do chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Ông Farr đã bày tỏ lo ngại rằng thỏa thuận phản ánh “chính sách ngoại giao thực dụng thất bại trong cuộc Chiến tranh Lạnh” của Vatican trong những năm 1960 vốn đã được thay đổi bởi Thánh Gioan Phaolô II, một thất bại mà Ngài đổ lỗi cho việc thiếu chủ nghĩa hiện thực về “sự tà ác của chủ nghĩa cộng sản”.

“Nó làm tổn hại Giáo hội ở nhiều khu vực ở Đông Âu”, ông Farr nói. “Vatican sau chiến tranh hiện không phải là một cường quốc thế tục có khả năng thay đổi hành vi của các chính phủ cộng sản bằng chính sách ngoại giao chính trị của nó”.

Ông cho rằng Vatican chính là “cơ quan duy nhất trên thế giới được thành lập để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của sự tàn ác của chế độ độc tài”, đồng thời viện chứng sự hợp tác của Thánh Gioan Phaolô II vào những năm 1980 với Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.

“Vai trò của Tòa Thánh lúc này đó chính là nhằm thúc đẩy nhân quyền, và đặc biệt là vấn đề tự do tôn giáo cho tất cả các cộng đồng tôn giáo ở Trung Quốc”, ông Farr nói, đồng thời cho rằng đặc sủng của Vatican không phải là vấn đề ngoại giao, mà là “làm chứng cho sự thật về Thiên Chúa và con người”.

“Đối với người Công giáo Trung Quốc, Vatican phải đòi hỏi không gì khác hơn là ‘libertas ecclesiae’, tự do của Giáo hội để làm chứng cho các tín hữu của nó, cho công chúng, và chế độ cầm quyền những Giáo huấn về phẩm giá con người và công ích chung”.

Ông Farr đã đề xuất với Quốc hội rằng chính phủ Hoa Kỳ nên đề cập vụ việc với Trung Quốc rằng sự phát triển của tôn giáo và các cộng đồng tôn giáo là hoàn toàn tự nhiên và không thể tránh khỏi trong tất cả mọi xã hội. Nỗ lực nhằm triệt hạ hoặc cản trở sự tăng trưởng của tôn giáo quả là “không thực tế và thất sách”, và việc đàn áp chỉ làm chậm sự phát triển kinh tế và đồng thời làm gia tăng tình trạng bất ổn xã hội và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Trung Quốc là một lực lượng quan trọng trên thế giới và có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề toàn cầu cũng như những lợi ích của Mỹ, ông Farr nói. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ thường không đề cập đến vấn đề tự do tôn giáo trong bối cảnh này.

“Hơn cả vấn đề nhân đạo, cách thức Trung Quốc xử lý các vấn đề tôn giáo nội bộ của họ đủ quan trọng để Hoa Kỳ biến tự do tôn giáo trở thành yếu tố trọng tâm của mối quan hệ với quốc gia Đông Á”, ông Farr nói.

Thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Hoa đại lục đã gặp phải những phản ứng khác nhau ở Trung Quốc.

Đức Giám mục Stephen Lee Bun-sang Địa phận Macao đã viết hôm 24 tháng Chín rằng ngài rất hài lòng khi được biết về thỏa thuận: “Tôi hoàn toàn tin rằng cả hai bên đã nỗ lực làm việc hướng tới thỏa thuận tạm thời này sau một khoảng thời gian dài với nỗ lực nghiên cứu và đối thoại liên tục. Thỏa thuận này chính là một động thái tích cực đặc biệt ủng hộ sự hiệp thông của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc cũng như Giáo hội Toàn cầu”.

Đức Giám mục Lee khuyến khích các tín hữu “cầu nguyện cho những tiến triển trong mối quan hệ Trung-Vatican, với hy vọng rằng thỏa thuận tạm thời này có thể được thực hiện, ngõ hầu đóng góp và đem lại lợi ích cho xã hội Trung Quốc cũng như các công việc từ thiện bác ái, mục vụ, xã hội và giáo dục, đồng thời nỗ lực rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô khắp muôn nơi”.

Nhưng Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun, người mà từ lâu đã kịch liệt phản đối việc tái thiết lập quan hệ hữu nghị với chính phủ Trung Quốc, phát biểu với Reuters chỉ vài ngày trước khi thỏa thuận đạt được rằng “họ đang đẩy đàn chiên của mình vào miệng của những con sói hung dữ. Đó chính là một sự phản bội không thể tin được”.

Vị nguyên Giám mục Hồng Kông cho biết hậu quả của thỏa thuận “quả thực sẽ vô cùng bi thảm và kéo dài, không chỉ đối với Giáo hội ở Trung Quốc mà còn đối với toàn thể Giáo hội bởi vì nó làm tổn hại đến sự tín nhiệm của Giáo hội”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube