Sứ Thần Tòa Thánh tại Damascus: Những chia rẽ 'đáng chỉ trích và liên tục' về vấn đề Syria phản ánh sự phá sản của LHQ

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 13-04-2018 | 11:00:09

ĐHY Zenari đã lên tiếng chỉ trích Liên Hợp Quốc, một tổ chức vốn có nhiệm vụ tìm kiếm con đường hòa bình. Xung đột là dấu hiệu của “sự thất bại hoàn toàn” giữa “một loạt các nghị quyết đã bị phủ quyết và những nghị quyết khác đã được bỏ phiếu, nhưng không bao giờ được thông qua”. Moscow và Washington đã làm thất bại “hàng chục nghị quyết quan trọng” đối với tương lai của đất nước này.

“Những sự chia rẽ lặp đi lặp lại” trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là “đáng bị chỉ trích”, bởi vì, trên thực tế họ đã “ngăn cản” bất kỳ nỗ lực nào để giải quyết xung đột và đồng thời tìm kiếm hòa bình ổn định và lâu dài tại Syria.

Đây là một lời cáo buộc cực kỳ khắc nghiệt được đưa ra bởi Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria, ĐHY Mario Zenari, người mà AsiaNews đã tiếp xúc, đã bày tỏ sự lo ngại của mình về tương lai của một quốc gia hiện  đang phải đối mặt với một cuộc chiến tranh công khai giữa các cường quốc thế giới với tập thể chung lợi ích đối nghịch (và các liên minh). Trong bối cảnh ngày càng có nhiều những cáo buộc và bạo lực, ĐHY Zenari cho biết thêm, lời kêu gọi hòa bình của ĐTC Phanxicô vẫn vô cùng quan trọng, người mà thậm chí những ngày gần đây đã tiếp tục việc cầu nguyện cho Syria.

Đêm hôm trước, Moscow và Washington đã tiếp tục cuộc khẩu chiến của họ vốn ngày càng chỉ ra khả năng của cuộc xung đột công khai với tên lửa và không kích, trong khi thái độ lạnh lung xa cách tại LHQ phản ánh sự bất lực của cơ chế lớn nhất trên thế giới về vấn đề Syria.

SIRIA_(s_-_IT)_0412_-_update_paura_guerraTrong khi đó, Damascus đã chấm dứt cuộc tấn công ở Đông Ghouta với việc chinh phục Douma, nơi mà vụ tấn công hóa học vốn đã gây ra tình trạng leo thang căng thẳng được cho là đã xảy ra. Hiện vẫn chưa có xác nhận độc lập nào về vụ tấn công này.

Phát biểu từ Damascus, vị Sứ Thần Tòa Thánh đã tố cáo “sự chia rẽ” không thể chấp nhận được trong nội bộ một cơ chế, trong số những nhiệm vụ chính khác, vốn có nhiệm vụ “ngăn ngừa các cuộc xung đột và tìm kiếm hòa bình bằng tất cả mọi giá”. “Những sự chia rẽ” gần đây nhất này đã được chứng minh “cách đây chỉ một vài ngày trước, về các biện pháp quan trọng cần phải được thực hiện” nhằm cố gắng ngăn chặn sự leo thang căng thẳng.

Đức Hồng Y kêu gọi một sự phân tích kỹ lưỡng về “công việc đã thực hiện trong bảy năm của Hội đồng” để đánh giá mức độ thảm khốc: “Hàng chục nghị quyết đã bị bác bỏ, vào những khoảnh khắc quan trọng đối với tương lai của đất nước này”, để ngăn chặn tiếng ồn của các loại vũ khí và bảo đảm sự hỗ trợ cho một lực lượng dân số bị tàn phá bởi một cuộc xung đột đẫm máu.

Có 5 quốc gia thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ: đó là các quốc gia như: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh. Theo điều lệ của Liên Hợp Quốc, mỗi quốc gia trong số họ có thể thực hiện quyền phủ quyết và ngăn cản việc thông qua một nghị quyết được biểu quyết theo đa số. Một quyền lực mà Mátxcơva và Washington đã thực hiện liên tục trong bảy năm chiến tranh tại Syria.

“Quyền phủ quyết – ĐHY Zenari nhắc lại – một lần nữa đã được sử dụng cách đây một vài ngày, để thực hiện việc ngăn chặn chéo hai dự thảo nghị quyết phản đối [một trong số đó của Hoa Kỳ, nghị quyết thứ hai của Nga)”. Và một lần nữa, vào ngày 24 tháng 2, “một nghị quyết nhằm vào một cuộc đình chiến vẫn còn nguyên vẹn và thậm chí đã không kéo dài đến vài giờ đồng hồ”, ĐHY Zenari tiếp tục. “Ngay khi hội nghị kết thúc ở New York, các máy bay chiến đấu đã vượt qua bầu trời Syria”.

ĐHY Zenari cảnh báo rằng thực tế là Liên Hiệp Quốc đã “thất bại hoàn toàn” về vấn đề Syria dựa trên “các nghị quyết bị phủ quyết khi đang hình thành và những nghị quyết khác đã được bỏ phiếu, nhưng không bao giờ được thông qua”. ĐHY Zenari cho biết thêm, chỉ có “các biện pháp cận biên” liên quan đến “các đoàn hộ tống nhân đạo xuyên biên giới, đã mang lại viện trợ cho Syria từ biên giới Jordanian hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Quá ít ỏi”.

“Tôi chỉ có thể lấy làm tiếc về những sự chia rẽ liên tục của Hội đồng trong nhiều năm qua. Một cơ chế vốn được sinh ra để ngăn chặn các cuộc xung đột – ĐHY Zenari kết luận – và cho đến nay đã chẳng thực hiện được bất cứ điều gì cả”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube