Sự khôn ngoan dành cho tất cả những ai là “Mácta”

Khi các tu sĩ dòng Camêlô hát Thánh Vịnh trong nhà nguyện ở phía sân bên kia, vị bếp trưởng làm việc trong nhà bếp của tu viện.

Ở đó, trong tiếng nước sôi sùng sục và âm thanh của dao thớt nhịp nhàng, một người đàn ông trung niên – ông thầy trợ sĩ này “bị ngăn cản” không được cầu nguyện chung với cộng đoàn nhưng phải thực hiện công việc đã được phân công là nấu ăn cho nhà dòng.

brother-lawrence

Một vài người đã phẫn nộ khi bị bỏ lại với đống chén đĩa ngổn ngang trong khi những tu sĩ khác đang cầu nguyện, nhưng chàng thanh niên này thì không. Khi anh ta đối mặt với nó, những công việc hằng ngày của anh không có gì gián đoạn đối với những gì đã xác định vì đó là “việc làm thiêng liêng nhất, bình thường nhất và cần thiết nhất của đời sống tinh thần”.

Anh ấy là thầy Laurenxô (Lawrence of the Resurrection – Laurenxô của Đấng Phục Sinh). Ngay cả khi bị bao vây bởi những căng thẳng và phiền nhiễu liên quan đến việc chuẩn bị bữa ăn cho hàng trăm người, thầy vẫn cảm thấy bình an trong sự hiện diện của Thiên Chúa và trò chuyện với Ngài trong lúc đang làm việc. “Sống trước nhan thánh Chúa”, như anh gọi, đó là lý do để chúng ta biết về thầy Laurenxô ngày hôm nay.

Là một thầy trợ sĩ, Laurenxô có vị trí khiêm tốn nhất trong tu viện nước Pháp vào thế kỉ mười bảy. Mặc dù vậy, cách tiếp cận để cầu nguyện của ngài – được hình thành và thử nghiệm bởi sức nóng của căn bếp – một di sản vô giá tiếp tục làm cảm động hàng nghìn người.

Luôn hướng tâm về Chúa

Niềm vui thanh thản của vị đầu bếp khiêm tốn này được chúng ta biết đến chỉ qua một quyển sách nhỏ – Sống trước nhan thánh Chúa – trình bày một vài lá thư, các cuộc đối thoại và “những châm ngôn về đời sống thiêng liêng”. Cuốn sách để lại cho chúng ta những kinh nghiệm khôn ngoan, những người có xu hướng tự đồng nhất với một Mácta bận rộn, “lo lắng về nhiều chuyện”, hơn là với cô Maria, người đã “chọn phần tốt hơn” là ngồi dưới chân Chúa Giêsu”. (x. Luca 10: 38-42)

Ở nơi thầy Laurenxô, nội tâm của thầy tập trung vào Thiên Chúa khiến mọi hoạt động trở thành lời cầu nguyện, Mácta và Maria được hòa giải mâu thuẫn. Bất kể việc gì thầy làm, trong mỗi thời khắc trong ngày, Laurenxô đã cố gắng tìm kiếm Thiên Chúa. Sự thành công của ngài là phúc lành của chúng ta, lời của ngài có thể chỉ dạy chúng ta làm cách nào để sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa bất kể khi chúng ta bận rộn ra sao hoặc có bao nhiêu trách nhiệm đi chăng nữa. Ngài chỉ dẫn chúng ta làm cách nào để kết hợp giữa công việc và lời cầu nguyện, và làm thế nào để biến cuộc sống đời thường rời rạc của chúng ta thành một tổng thể liền mạch đẹp lòng Thiên Chúa.

 Một vị Thánh tại nhà bếp

Thầy Laurenxô tin chắc rằng bất kỳ người Kitô hữu nào – cho dù công việc hoặc kinh nghiệm thiêng liêng của họ ra sao – có thể đạt được những bước tiến tuyệt vời bằng việc phát triển nhận thức của họ về sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa. “Nếu tôi là một người truyền giáo,” Ngài đã nói “Tôi sẽ không giảng gì khác hơn là việc sống trước nhan thánh Chúa. Nếu tôi là một vị linh hướng, tôi sẽ khuyên nhủ mọi người tiếp tục trò chuyện với Thiên Chúa bởi vì tôi tin rằng điều đó rất quan trọng và thậm chí dễ dàng luyện tập.” Theo như Thánh Laurenxô, nếu bạn thực hiện cách tiếp cận này, “bạn sẽ nên thánh ngay lập tức!

Tuy nhiên, là một con người thực tế, thầy Laurenxô nhận ra rằng “bạn không thể nên thánh trong một ngày.” Thầy đã thừa nhận rằng bản thân cảm thấy khó khăn trong việc tiếp tục ở lại với Thiên Chúa ngay từ đầu. Nhưng thầy vẫn ở lại. Bất kể khi nào thầy nhận ra rằng thầy đã để trôi qua một vài giờ mà không nhớ đến Thiên Chúa, chỉ đơn giản là ăn năn và bắt đầu thực hành trở lại.

Cách tiếp cận đơn giản đến Thiên Chúa của Thánh Laurenxô đã mang đến cho ngài sự bình yên vui thỏa và thánh thiện. Chúng ta nhìn thấy thầy trong nhà bếp, kiểm soát duyên dáng những áp lực không thể tránh khỏi của một vị bếp trưởng cho một tu viện có hàng trăm người. “Tôi lật miếng ốp la trong chảo vì tình yêu của Thiên Chúa. Khi đã xong việc, nếu không có gì để làm, tôi quỳ xuống dưới sàn nhà và bái lạy Thiên Chúa của tôi, Người đã ban cho tôi ơn lành để làm việc, sau mỗi lần đứng dậy, tôi hài lòng hơn cả một vị vua.”

Yêu mến Thiên Chúa với tất cả con tim

Sau mười lăm năm trời làm việc trong nhà bếp, thầy Laurenxô được giao công việc đơn giản hơn trong nhà sửa giày. Thầy đã bị mất một bên chân – có thể bởi vì chấn thương của chiến tranh xưa – một tình trạng khiến thầy đau đớn trong khoảng hai mươi lăm năm, và dần dần thoái hóa thành một vết loét thậm chí sẽ gây ảnh hưởng đến việc đi lại.

Những nỗi đau về thể xác của thầy ngày một gia tăng cho đến cuối đời. Trải qua tất cả thầy Laurenxô vẫn duy trì “một tâm hồn bình an mà thầy đã gìn giữ khi có sức khỏe dẻo dai nhất.” Trong lần bệnh thứ ba và cũng là cuối cùng, thầy vẫn vui tươi và bình thản để chịu đau đớn vì tình yêu với Thiên Chúa.

Thầy cảm thấy không lo sợ về cái chết. Mặc kệ những cơn đau, thầy đã nói với một thầy khác rằng, “Tôi đang làm những gì tôi sẽ làm để có sự sống đời đời. Tôi đang chúc tụng Thiên Chúa, ngợi khen Ngài, tôn thờ và yêu mến Ngài hết lòng. Đó là lời khấn của tất cả chúng ta, hỡi anh em, hãy tôn vinh Thiên Chúa và yêu mến Ngài mà không cần lo lắng về ngày sau hết.” Bình an và khôn ngoan cho đến cuối đời, thầy Laurenxô đã được Chúa gọi về vào ngày 12 tháng 2 năm 1691 ở tuổi bảy mươi bảy.

Thời gian dài trước khi qua đời, thầy Laurenxô được đánh giá cao về sự khôn ngoan và thánh đức. Không chỉ các vị tu sĩ được giúp đỡ mà còn có những người lao động, người ăn xin, du khách và những người mà thầy đã từng gặp gỡ trong thời gian hoạt động ở tu viện. Trong bài điếu văn, thầy Laurenxô đã được mô tả như một người “nói chuyện thoải mái và vô cùng tử tế” – một người mà chính sự hiện diện của anh ấy “đã mang lại sự tự tin và khiến bạn cảm thấy ngay lập tức bạn có thể tiết lộ bất cứ điều gì cho thầy và như thể bạn đã tìm được một người bạn”.

Cha Giuse de Beaufort đã viết một bài điếu văn về thầy trợ sĩ Laurenxô và thu thập những mẩu thông tin vụn vặt mà ngài có thể tìm thấy – những câu nói, những ghi chú, và mười sáu lá thư (Laurenxô đã hủy nhiều bức thư khác). Mặc dù là một tập hợp kỳ hoặc, bộ sưu tập này cuối cùng đã được xuất bản với tên gọi “Sống trước nhan thánh Chúa”, một tác phẩm kinh điển về đời sống thiêng liêng, vượt qua giới hạn của những gì thuộc về một tôn giáo. Như một nhà văn Tin Lành đã nói, thầy Laurenxô “không thuộc Công Giáo hay Tin Lành mà thuộc về tất cả những người cố gắng tôn vinh Giêsu là Chúa trong cuộc sống hằng ngày của họ”.

Thầy Laurenxô đã nói với tất cả chúng ta bởi vì cách thầy tiếp tục ở lại trong sự hiện diện của Thiên Chúa không còn là sự sùng kính trên lý thuyết, cũng không phải là cách chỉ có thể thực hành trong nội vi tu viện. Linh mục Beaufort cho biết: không một ai trong chúng ta có thể thực hiện ơn kêu gọi của mình để yêu mến và tôn vinh Thiên Chúa “mà không thiết lập với Chúa một giao ước tình yêu, mà chúng ta kết hơpk với Ngài trong mọi khoảnh khắc, giống như những đứa trẻ khó có thể đứng vững nếu không có sự giúp đỡ của mẹ chúng.”

Giống như những trẻ nhỏ, chúng ta cần được gợi nhắc thường xuyên về tình yêu cao cả của Thiên Chúa dành cho chúng ta và khao khát được Ngài ở với chúng ta luôn mãi. Đặc biệt đối với chúng ta “những Mácta”, thầy Laurenxô có thể là nguồn cảm hứng cho chúng ta trải qua mỗi ngày, sống trước nhanh thánh Chúa trong mọi thời điểm và trong mọi hoàn cảnh.

Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam

Nguồn: wau.org – Wisdom for Every “Martha” – Tác giả: Patricia Mitchell là một Biên tập viên của tạp chí The Word Among Us .

* Chú thích của người chuyển ngữ: “Mácta” trong bài này được hiểu là những người luôn cảm thấy bận rộn.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube