Một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn mới của Hoa Kỳ

Liệu vị Tổng giám mục Newark có đang nổi lên như là một nhà lãnh đạo của ‘Đảng Phanxicô’?

“Ngay lúc này đây, chúng ta chính là những nhà tranh đấu quốc gia của Đức Phanxicô’”. Vì vậy, cộng tác viên John Allen của Crux đã trích dẫn những nhà tổ chức một hội nghị về Đức Thánh Cha tại Đại học Villanova vào tuần trước.  Các sự kiện tương tự cũng đã diễn ra dưới các Triều đại giáo hoàng Gioan Phaolô II và Benedict XVI. Họ đã giúp xác định dòng thần học và chính trị được những người ủng hộ của họ thực hiện tại các viện hàn lâm, các phương tiện truyền thông và sứ vụ Giám mục của mình. Một lời mời gọi để hướng đến những hội nghị chuyên đề này đánh dấu như một trong những “nhà tranh đấu” của chương trình nghị sự Vatican, như các nhà tổ chức đã đặt ra. Và danh sách các diễn giả của đại học Villanova bao gồm những người biện hộ nhiệt thành nhất của Đức Phanxicô, bao gồm thần học gia Massimo Faggioli và linh mục Antonio Spadaro.

Screen-Shot-2018-04-18-at-13.01.50-800x500

Đức Hồng Y Joseph Tobin (bên trái)

Kế đến đó là Đức Hồng Y Joseph Tobin – hay “Joe”, như những người bạn của ngài ở phòng tập thể dục đều biết về ngài. (Ngài là một người chơi cử tạ nồng nhiệt). Vị Tổng giám mục Newark không giống như một trí thức khuôn mẫu. Với những đặc điểm thô ráp và thân hình to lớn của mình, ngài có vẻ giống như một võ sĩ hơn là một hoàng tử của Giáo hội. Nhưng ĐHY Tobin là một trong những đồng minh mạnh mẽ nhất và đáng tin cậy nhất của ĐTC Phanxicô trong hàng giáo phẩm Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng giám mục Newark đã nhắm vào những “vùng đất nhỏ bé”, những người “bảo vệ kho tàng của truyền thống Kitô giáo với hình thức tinh túy nhất của nó khỏi sự xâm nhập có tính chất phá hủy của một xã hội bại hoại”. “Thậm chí ngay cả từ thời cổ đại, đã có những cá nhân và các phong trào đã cố gắng để xác định và phân định ý nghĩa của việc trở thành một Kitô hữu Công giáo”, ĐHY Tobin nói. “Tuy nhiên, Giáo hội Phổ quát luôn luôn bác bỏ những nỗ lực như vậy. Chính Thiên Chúa mới là Đấng cuối cùng phán xét việc người nào thuộc về hoặc không thuộc về”.

Ở đây, ĐHY Tobin đã lặp lại Tông Huấn Gaudete et Exsultate của ĐTC Phanxicô. “Thật chẳng tốt đẹp chút nào khi yêu mến sự thinh lặng trong khi trốn tránh việc tương tác với những người khác, mong muốn sự yên ổn và êm ả trong khi tránh hoạt động, tìm kiếm việc cầu nguyện trong khi lại chẳng đếm xỉa đến việc phục vụ”, Đức Thánh Cha viết.

Nhưng ĐHY Tobin cũng đã có những mâu thuẫn với nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người đã suy đoán rằng Giáo Hội có thể suy giảm để rồi chỉ còn là một tàn dư – một Giáo Hội “được đặc trưng bởi những hạt cải”, như Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã phát biểu vào năm 1997.

Trong phiên hỏi đáp, ĐHY Tobin đã đề cập đến một cuộc tranh cãi mới. Khi được hỏi về việc sa thải các giáo viên đồng tính khỏi các trường Công giáo gần đây, ngài đã thừa nhận rằng Giáo Hội đã “có đôi chút gạt ra bên lề” đối với những gì là phi Công giáo được coi là “mối bận tâm về vấn đề đạo đức tính dục” của Giáo hội.

Về phần mình, ĐHY Tobin khẳng định rằng “Giáo hội không thể tự đảo ngược vấn đề đạo đức tính dục của mình”, trong khi nhấn mạnh rằng “ĐTC Phanxicô đã chỉ ra rằng có những vấn đề khác mà trong đó Giáo hội và thế giới có thể cùng cộng tác với nhau”.

Đây là một điểm chia rẽ khác giữa những người Công giáo, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Những người bảo thủ thường đồng ý với Giáo lý trong việc nói rằng những người đồng tính nên được đối xử với “sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và sự nhạy cảm”. Nhưng họ e ngại rằng việc tiếp cận với người đồng tính cuối cùng nhằm mục đích xác nhận những sự kết hợp đồng tính luyến ái. Ví dụ phổ biến nhất mà họ sử dụng đó chính là linh mục James Martin SJ, người đã từ chối việc lên án các mối quan hệ đồng giới.

ĐHY Tobin đã thực hiện một đường lối có vẻ nhưng không thể chấp nhận nhưng cần thiết giữa việc duy trì thần học luân lý chính thống và việc đồng cảm với những người Công giáo đồng tính. Nhưng sự tán thành của ngài đối với cuốn sách ‘Xây dựng một cầu nối’ (Building a Bridge) của linh mục Martin đã khiến ngài trở nên xung đột với vị Giám chức có tầm ảnh hưởng lớn khác: Đức Hồng y Timothy Dolan, Tổng giám mục New York. Năm ngoái, một bài viết trên tờ New York Times đã làm tương phản sự ủng hộ của ĐHY Tobin đối với linh mục Martin với sự tán thành của ĐHY Dolan đối với cuốn sách ‘Tại sao tôi không gọi bản thân mình là người đồng tính’ (Why I Don’t Call Myself Gay) của tác giả Daniel Mattson.

ĐHY Dolan đã được xem là một đồng minh người Mỹ quan trọng của Vatican trong suốt cả hai Triều đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô và Benedict. Không rõ liệu có bất kỳ sự gay gắt cá nhân nào giữa hai Triều đại hay không. John Allen – người biết cả hai cá nhân – cho biết rằng mối quan hệ của họ “có một sự tôn kính sâu sắc”, vốn không phải là một sự mô tả nồng nhiệt nhất. Thật vậy, quyết định của ĐTC Phanxicô để bổ nhiệm ĐHY Tobin làm TGM Newark, ngay bên kia sông Hudson từ New York, rất có thể biểu thị ý định của ĐTC để trao cho ngài sự thiện ý của Đức Giáo Hoàng mà ĐHY Dolan đã thừa hưởng kể từ đầu những năm 2000.

Đây có thể là lý do mà ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Tobin trở thành Hồng y vào tháng 10 năm 2016 và trao phó cho ngài Địa phận Newark vào tháng sau đó. Sự thăng tiến nhanh chóng và đột ngột của ngài không giống như của Đức Hồng y Blase Cupich, người đã được bổ nhiệm Tổng Giám mục Chicago vào tháng 11 năm 2014 và được trao mũ sọ đỏ hai năm sau đó. ĐHY Cupich là một người ủng hộ trung thành khác đối với chương trình nghị sự của ĐTC Phanxicô trong hàng giáo phẩm Hoa Kỳ đầy bảo thủ.

Kể từ khi được bổ nhiệm Hồng Y, Đức Cha Cupich đã được thừa nhận rộng rãi như là phát ngôn viên thực tế của ĐTC Phanxicô tại Hoa Kỳ, nhưng ngài đã tạo ra một số ít những bạn bè thân hữu trong số các vị giám chức đồng nhiệm của mình. Năm ngoái, ĐHY Cupich đã bị đánh bại trong một nỗ lực để giành chiến thắng so với ĐHY Dolan đối với chiếc ghế đầy ao ước của Ủy ban ủng hộ bảo vệ sự sống trực thuộc Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ – một cú sốc ê chề đối với “đảng Phanxicô” trong hàng ngũ các giám mục.

ĐHY Cupich đã hiển nhiên vắng mặt trong danh sách các diễn giả của Đại học Villanova; và ĐHY Tobin đã đưa ra bài phát biểu quan trọng cho thấy ngài có thể trở thành nhà lãnh đạo mới của đảng Phanxicô. Cho đến nay, ĐHY Tobin đã duy trì một hồ sơ yếu thế hơn so với đối thủ Chicago của mình, và không bị gánh nặng với những sự ác cảm từ những người theo truyền thống. Vấn đề đặt ra là liệu ĐHY Tobin có thể tránh được sắc thái gây chia rẽ của ĐHY Cupich và sự miễn cưỡng để khẳng định sự chính thống. Nếu như bài phát biểu của ngài tại hội nghị Villanova cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào, thì quả là ĐHY Tobin đang làm rất tốt đối với đường hướng của ngài.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube