Khi Thiên Chúa tiếp tục im lặng

49

Kinh nghiệm về sự thinh lặng của Thiên Chúa (I)

(từ trang blog của Học viện Thánh Anphongsô)

Vào ngày 27 tháng 3, các Kitô hữu đã cùng hiệp ý cầu nguyện với Đức Giáo hoàng Phanxicô để cầu xin sự chấm dứt dịch bệnh đang hoành hành này. Sự im lặng của con người luôn đáng chú ý, nhưng nổi bật hơn nhiều đó chính là sự im lặng của Thiên Chúa; sự im lặng của con người có thể là một thái độ có vấn đề, nhưng sự im lặng của Thiên Chúa thì luôn luôn là một mầu nhiệm. Nếu Thiên Chúa im lặng, điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ về những điều Ngài nói trước đó. Thiên Chúa không mãi mãi im lặng, nhưng hành động theo cách thức phù hợp; trong dòng lịch sử của Dân được chọn, Thiên Chúa đã giữ sự im lặng trong một số thời điểm nhất định, có ý nghĩa là một sự kiên nhẫn và một sự trách phạt.

Sau cái chết của Vua Giô-si-a (638-609 TCN), vị vua ngoan đạo của nước Giu-đa, những bậc cai trị sau này đã tỏ ra không xứng đáng với lời kêu gọi này và khiến dân chúng lầm đường lạc lối. Lời kêu gọi ăn năn hoán cải đã bị bỏ quên bởi hầu hết cư dân của đất nước này. Cuộc khủng hoảng đòi hỏi một nỗ lực sâu rộng.

 Giê-rê-mi-a (626-587 TCN) người mà lúc đó đã thực thi chức vụ tiên tri của mình dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa, đã nhắc nhở Dân được chọn về lịch sử của mình, bắt đầu với việc giải thoát họ khỏi chế độ nô lệ ở Ai Cập và giao ước mà Thiên Chúa đã thực hiện với dân Israel: “(…) Hãy nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, và các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy, để các ngươi được hạnh phúc. 24 Nhưng chúng chẳng nghe, chẳng để tai, cứ theo những suy tính của mình, theo tâm địa ngoan cố xấu xa ; chúng đã lùi chứ không tiến” (Gr 7:23-24).  Những người đã nghe những lời tuyên bố của Giê-rê-mi-a hiểu điều này liên quan đến thời của Ê-li, vị thượng tế, thẩm phán cuối cùng của dân Israel khi người Phi-li-tin đánh bại dân Israel và cướp hòm giao ước.

Trong Sách Sách Sa-mu-en I, chúng ta đọc thấy: “(…) Thời ấy, Lời Đức Chúa thì hiếm và thị kiến cũng không hay xảy ra” (1 Sm 3:1). Câu này đề cập đến sự suy tàn về tâm linh của nhà Ê-li, đã bị người của Thiên Chúa lên án (1 Sm 2: 27-36). Thời của Khóp-ni và Pin-khát, hai con trai của Ê-li, là thời của sự trụy lạc và lạm dụng địa vị chức quyền. Tội lỗi của họ bao gồm việc thiếu tôn trọng đối với các hành động phụng vụ thiêng liêng mà họ đã thực hiện với tư cách những Tư tế và coi thường những hy lễ và lễ phẩm dâng lên Thiên Chúa. Sự thiếu tôn trọng là một biểu hiện bên ngoài của việc thiếu lòng yêu mến và sự tôn kính đối với Thiên Chúa. Hành vi của họ khiến dân Israel xa lánh Thiên Chúa; tội lỗi của họ liên quan đến việc dâng hy lễ trực tiếp chống lại Thiên Chúa và không biện minh. Ê-li khiển trách con cái, nhưng lại không gây áp lực hay xử phạt hành vi của chúng. Hình phạt dành cho họ bao gồm việc họ bị loại khỏi chức tư tế. Chức tư tế đã bị xóa khỏi gia đình Ê-li, và được trao cho gia đình Sadok (1 Sm 2:35), người đã thực hiện chức vụ này trong hơn năm thế kỷ, từ thời Solomon.

Sự im lặng của Thiên Chúa chắc chắn là mầu nhiệm, nhưng hết sức hùng hồn; trước đó, Israel cảm thấy run rẩy và cam kết quay trở về với Thiên Chúa. Điều kiện cơ bản để đón nhận Thánh ý của Thiên Chúa và hoàn thành Thánh ý Ngài đó là sự khao khát lắng nghe. Chúng ta không thể nhìn vào hành động của Thiên Chúa một cách đơn giản thái quá. Thiên Chúa, Đấng chúng ta biết qua Chúa Giêsu Kitô, không loại bỏ khỏi cuộc sống của chúng ta, như với một chiếc đũa thần, sự đau khổ, bệnh tật và sự chết chóc, nhưng bước vào những kinh nghiệm đau đớn này và ở lại với chúng ta trong thời gian thử thách. Hành động của Thiên Chúa không thể bị giảm xuống chỉ còn là hành động của y học; chắc chắn như vậy, nhưng cũng không phải là hành động ngăn chặn đại dịch. Trong đại dịch, Thiên Chúa hiện diện nơi những người nhiễm bệnh, nơi những người đang hấp hối, nơi các y bác sĩ, nơi các tình nguyện viên, nơi mỗi người chúng ta, bởi vì nơi mỗi người chúng ta, Thiên Chúa tiết lộ chính Ngài là Tình yêu. Ngài ở lại trong chúng ta và với chúng ta khi chúng ta vượt qua sự ích kỷ của mình, chúng ta đến với Ngài và đến với tha nhân, vì lòng yêu mến, khi chúng ta túng thiếu.

Lm. Gabriel Witaszek, C.Ss.R.

Minh Tuệ (theo Scala News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube