Giáo hội tại Á Châu cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện cho châu Phi

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 24-02-2018 | 07:45:07

MUMBAI, Ấn Độ – Người Công giáo tại Nam Á đã cùng hiệp ý với ĐTC Phanxicô trong lời cầu nguyện cho Giáo hội tại Congo và Nam Sudan hôm 23 tháng Hai vừa qua.

Vào ngày 4 tháng 2, ĐTC Phanxicô đã công bố rằng Thứ Sáu đầu tiên của Mùa Chay chính là ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình khi các cuộc xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.

ĐTC Phanxicô đã mời gọi cả những người không Công giáo lẫn những người không phải là Kitô hữu cùng tham gia “theo những cách thức mà họ cho là phù hợp nhất”.

“Cha của chúng ta trên trời luôn luôn lắng nghe con cái của mình đang kêu gào trong đau đớn và thống khổ”, ĐTC Phanxicô nói, đồng thời đưa ra “một lời kêu gọi chân thành” đối với mỗi người trong chúng ta để “lắng nghe tiếng kêu gào này, và mỗi người theo lương tâm của họ, trước mặt Thiên Chúa, hãy tự chất vấn bản thân mình: ‘Tôi có thể làm gì để kiến tạo hòa bình?'”.

Đức Hồng Y Baselois Cleemis Thottunkal, Tổng Giám Mục Trivandrum, phát biểu với Crux rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục của Giáo hội Syro-Malankara sẽ cùng tham gia cầu nguyện cùng với những thành phần còn lại trong Giáo Hội.

20171116T1022-12647-CNS-PEACE-SOUTH-SUDAN-CONGO_800-690x450“Do chiến tranh, sự đấu đá nội bộ, sự tham tham và ích kỷ của con người, cũng như sự đói nghèo, sẽ không thể có được hòa bình và sự yên ổn trong xã hội. Người ta đã đánh mất tất cả sự bình an cần thiết để tồn tại”, ĐHY Thottunkal nói. “Hòa bình chính là một món quà của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói Ta đã đến để chúng được sống và sống dồi dào”.

ĐHY Thottunkal cũng cho biết rằng họ sẽ cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho hòa bình tại châu Á, “đặc biệt là ở những nơi mà có những điều lo lắng”.

“Chúng ta cũng cầu nguyện cho đất nước chúng ta, Ấn Độ”, ĐHY Thottunkal nói. “Chúng tôi mời gọi tất cả những người có thành tâm thiện chí cùng tham gia theo những cách thức riêng của họ, trong cương vị của họ, trong lời cầu nguyện cho hòa bình”.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan, Đức Tổng Giám mục Joseph Arshad Địa phận Islamabad-Rawalpindi, cũng đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với ĐTC Phanxicô “vì sự ưu ái của Ngài dành cho Congo và các Giáo hội đau khổ khác”.

“Nó cho thấy Ngài hết sức bận tâm đến tất cả các Giáo hội như một vị Cha chung và đại diện của Chúa Kitô”, Đức TGM Arshad phát biểu với Crux.

“Giáo hội tại Pakistan sẽ cầu nguyện cho người dân ở Congo và đồng thời bày tỏ tinh thần liên đới trọn vẹn của họ. Trên hết, các Giáo phận Islamabad-Rawalpindi và Faisalabad sẽ cùng cầu nguyện cho họ”, Đức TGM Arshad nói.

Đức TGM Arshad và các nhà lãnh đạo Giáo hội khu vực khác hiện đang có mặt tại Bangkok, Thái Lan nhân hội nghị của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu.

Đức TGM Arshad cho biết rằng tất cả họ cũng sẽ cầu nguyện cho Congo và Nam Sudan trong cuộc họp này.

“Chúng ta là những người Kitô hữu và Chúa Kitô dã dạy chúng ta phải yêu thương và quan tâm đến tất cả mọi người”, Đức TGM Arshad nói. “Vì vậy, chúng ta là những dân tộc hòa bình. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình tại Congo và trên toàn thế giới”.

Tiến sĩ Akhtarul Wasey đã phục vụ với tư cách là hiệu trưởng Đại học Maulana Azad tại Jodhpur, Ấn Độ.

Ông đã phát biểu với Crux rằng với tư cách là một người Hồi giáo, ông sẽ ăn chay và cầu nguyện cho việc giải quyết xung đột và hòa bình.

“Đức Phanxicô là một con người thánh thiện, một người có lòng thương xót, một người đang mang trong mình những cảm giác của sự đau đớn, lo lắng và quan tâm thực sự tới tất cả mọi cộng đồng trên toàn cầu”, ông Wasey nói. “Đức Thánh Cha Phanxicô đồng cảm và ủng hộ tất cả các nạn nhân bị gạt ra bên lề xã hội, những nạn nhân của tình trạng nghèo đói, đau khổ, bạo lực và bất công, từ mọi khu vực và mọi tôn giáo”.

Nữ tu Meena Barwa là người sống sót sau những cuộc bạo loạn chống lại Kitô giáo vào năm 2008 ở Kandhamal, một huyện của tiểu bang Odisha ở Đông Ấn, trước đây được biết đến với tên gọi là Orissa.

Một loạt các cuộc nổi dậy do những người Hindus cấp tiến đã khiến cho gần 100 người thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương, 300 nhà thờ và 6.000 ngôi nhà đã bị phá hủy, và 50.000 người đã phải di dời, nhiều người buộc phải trốn trong những khu rừng gần đó nơi mà nhiều người đã chết vì đói và bị rắn cắn.

“Hôm nay tôi sẽ tích cực tham gia lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhân ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình”, nữ tu Barwa phát biểu với Crux.

“Đối với tôi, sâu thẳm trong thâm tâm tôi chính là mong muốn đối với hòa bình tại Kandhamal, mong muốn đối với hòa bình trong xã hội Kandhamal, hoà bình giữa các dân tộc thuộc các cộng đồng và tôn giáo khác nhau, để chúng ta tôn trọng lẫn nhau như là những con người và cùng nhau chung sống trong sự hòa hợp và hòa bình”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube