Giáo hội Công giáo qua các con số: Có thêm nhiều tín hữu Công giáo hơn nhưng ơn gọi giảm sút

Đám đông tại Quảng trường Thánh Phêrô để nghe bài diễn văn Truyền tin của Đức Thánh Cha vào ngày 14 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đám đông quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô để nghe bài chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin của Đức Thánh Cha vào ngày 14 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Số lượng tín hữu Công giáo trên toàn thế giới đã tăng thêm 14 triệu vào năm 2022, theo Niên giám Thống kê Giáo hội năm 2022 của Vatican phát hành đầu tháng này và được nhấn mạnh trong một báo cáo của tờ L’Osservatore Romano của Vatican.

Các số liệu từ năm 2021 đến năm 2022 – những năm gần đây nhất có số liệu – đánh dấu sự sụt giảm về số lượng linh mục và chủng sinh.

Trong khi ơn gọi linh mục và đời sống tu trì nhìn chung đã giảm sút, Giáo hội lại có dấu hiệu tăng trưởng ở một số nơi trên thế giới – đáng chú ý nhất là Châu Phi và Châu Á.

Có thêm nhiều tín hữu Công giáo hơn

Số tín hữu Công giáo được rửa tội đã tăng khoảng 1% – 14 triệu – tăng từ 1,376 tỷ vào năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022.

Như những năm trước, Giáo hội Công giáo ở Châu Phi tiếp tục phát triển. Châu Phi có mức tăng về số lượng tín hữu Công giáo cao nhất ở mức 3%, trong khi Châu Mỹ ghi nhận mức tăng 0,9% và Châu Á tăng 0,6%.

Số người Công giáo ở Châu Âu vẫn ổn định ở mức khoảng 286 triệu người từ năm 2021 đến năm 2022.

Giáo Hội có ít linh mục và chủng sinh hơn

Số lượng linh mục tiếp tục xu hướng giảm bắt đầu từ năm 2012.

Trên toàn cầu, số lượng linh mục đã giảm 142 từ năm 2021 đến năm 2022, từ 407.872 xuống còn 407.730 linh mục.

Nhưng số lượng linh mục tiếp tục gia tăng ở Châu Phi và Châu Á, trong khi ơn gọi ở các châu lục khác ổn định hoặc suy giảm.

Số linh mục ở Châu Phi và Châu Á tăng lần lượt là 3,2% và 1,6%, trong khi con số này vẫn ổn định ở Châu Mỹ. Châu Đại Dương chứng kiến số linh mục giảm 1,5%, trong khi Châu Âu giảm 1,7%.

Trên toàn thế giới cũng có ít chủng sinh hơn. Theo số liệu của Vatican, số lượng nam giới chuẩn bị cho tiến chức linh mục vào năm 2022 ít hơn 1,3% so với năm 2021.

Sự sụt giảm này rõ rệt nhất ở châu Âu, nơi đã xảy ra cuộc khủng hoảng ơn gọi kể từ năm 2008. Số chủng sinh giảm 6% từ năm 2021 đến năm 2022. Số lượng chủng sinh cũng giảm ở châu Mỹ 3,2% và ở châu Á 1,2%.

Nhưng Châu Phi chứng kiến số chủng sinh tăng 2,1%, trong khi Châu Đại Dương có mức tăng đáng chú ý là 1,3%.

Châu Phi có số lượng chủng sinh cao nhất vào năm 2022, với gần 35.000 nam giới, trong khi Châu Đại Dương (chỉ chiếm 0,6% dân số thế giới) có số lượng chủng sinh ít nhất, gần 1.000 chủng sinh.

Châu Á và Châu Mỹ có khoảng 30.000 và 27.000 chủng sinh, trong khi Châu Âu, chiếm gần 10% dân số thế giới, chỉ có 14.461 chủng sinh.

Châu Á và Châu Mỹ có khoảng 30.000 và 27.000 chủng sinh, trong khi Châu Âu, chiếm gần 10% dân số thế giới, chỉ có 14.461 chủng sinh.

Nhưng không phải tất cả đều giảm sút đối với sự lãnh đạo của Giáo hội địa phương. Các con số cho thấy sự gia tăng rõ rệt về số phó tế vĩnh viễn, tăng 2% từ năm 2021 đến năm 2022.

Trong khi Giáo hội Công giáo toàn cầu có chauw đến 142 linh mục từ năm 2021-2022, thì trên toàn thế giới lại có thêm 974 phó tế vĩnh viễn.

Số lượng Giám mục từ năm 2021 đến năm 2022 đã tăng một phần tư, từ 5.340 lên 5.353 Giám mục, với phần lớn sự tăng trưởng tập trung ở Châu Phi và Châu Á.

Ở châu Mỹ, số lượng Giám mục vẫn ổn định ở mức khoảng 2.000 người, trong khi ở châu Âu số lượng Giám mục giảm nhẹ ở mức dưới 1%.

Ơn gọi đang có chiều hướng suy giảm ở cả nam lẫn nữ

Số lượng nam tu sĩ – không bao gồm linh mục – đã giảm 360 người, từ 49.774 vào năm 2021 xuống còn 49.414 vào năm 2022.

Châu Á và Châu Mỹ là những khu vực duy nhất nơi ơn gọi tu trì đối với nam giới gia tăng, với mức tăng đáng kể nhất là ở Châu Á.

Mặc dù số lượng nữ tu nhiều hơn linh mục gần 50%, số lượng nữ tu cũng đang sụt giảm. Theo dữ liệu gần đây nhất từ năm 2021 đến năm 2022, số lượng nữ tu của họ đã giảm 1,6% – nghĩa là số nữ tu trên toàn thế giới đã giảm gần 10.000 người.

Sự suy giảm này phổ biến nhất ở Châu Đại Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ, nơi số lượng nữ tu giảm lần lượt là 3,6%, 3,5% và 3%. Nam và Trung Mỹ cũng chứng kiến sự sụt giảm nhẹ với hơn 2.000 nữ tu.

Nhưng Châu Phi có mức tăng số lượng nữ tu cao nhất ở mức 1,7%, tăng hơn 1.000 ơn gọi. Con số ở Đông Nam Á cũng phản ánh mức tăng nhỏ 0,1% – thêm gần 200 nữ tu.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube