Giáo hội Công giáo Ấn Độ phản đối cái chết êm ái thụ động và chủ động

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 11-03-2018 | 10:49:56

Hôm 9/3, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã chấp nhận tính khả thi của việc ngừng điều trị cho những người mắc bệnh nan y. Quốc hội sẽ phải làm luật về vấn đề chúc thư sống. Đối với các Giám mục, “việc lấy đi một sự sống vô tội không bao giờ là hành động hợp với luân lý”. Họ phản đối việc điều trị quá tích cực và ủng hộ việc chăm sóc giảm nhẹ. “Dấu hiệu của một xã hội tốt đẹp đó chính là khả năng và sự sẵn lòng đối với việc chăm sóc cho những người dễ bị tổn thương nhất”.

vd“Giáo hội bác bỏ bất kỳ đề nghị nào liên quan đến cái chết êm ái chủ động cũng như cái chết êm ái thụ động”, một bức thư ngắn được công bố bởi các Giám mục Công giáo Ấn Độ sau phán quyết của Tòa án Tối cao của nước này vốn cho phép cái chết êm ái đối với người mắc bệnh nan y, cho biết.

Bức thư được ký bởi linh mục Stephen Fernandes, thư ký quốc gia của Văn phòng Công lý, Hòa bình và Phát triển thuộc Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ (CBCI).

“Không một ai”, theo bức thư, “có thể, bất kể bằng bất cứ phương thức nào, cho phép việc giết chết một người vô tội, dù đó là một thai nhi hay một phôi thai, một đứa trẻ sơ sinh hoặc một người trưởng thành, một người lớn tuổi hoặc một người mắc bệnh nan y, hoặc một người đang hấp hối”.

Hôm 9/3 vừa qua, Tòa án Tối cao đã ban hành một phán quyết mang tính lịch sử mặc dù gây ra nhiều tranh cãi, nhấn mạnh rằng mọi người đều có quyền cơ bản để “được chết cùng với phẩm giá con người của mình”.

Trong quyết định của họ, năm thẩm phán đã đưa ra những điều kiện đối với cái chết êm ái. Bệnh nhân phải làm một “bản di chúc sống” vốn đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về việc từ chối sự trợ giúp y tế trong trường hợp hôn mê không thể đảo ngược được. Điều này sẽ cho phép đối với việc gián đoạn việc chăm sóc y tế.

Tòa án cũng đã giải thích rõ ràng về cái chết êm ái, tức là việc “rút lại việc điều trị y tế với ý định có chủ ý để đẩy nhanh cái chết đối với một bệnh nhân mắc bệnh nan y”. Tòa án cũng lưu ý rằng chúc thư sống chính là vấn đề thùy thuộc vào các nhà lập pháp.

Đối với Giáo hội Công giáo, “Không ai có quyền yêu cầu hành động giết người này đối với chính bản thân mình hoặc đối với những người được ủy thác cho sự chăm sóc của chúng ta”.

“Tại Ấn Độ, tính thánh thiêng của sự sống cho đến nay đã được đặt ở mức cao nhất. Quyền sống theo Điều 21 của Hiến pháp Ấn Độ không bao gồm, trong phạm vi của nó, quyền được chết. Việc lấy đi một sự sống vô tội không bao giờ là một hành động hợp với luân lý”.

Theo Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ, “Việc hợp pháp hóa cái chết êm ái sẽ khiến cho cuộc sống của những người dễ bị tổn thương bị đe dọa, bao gồm cả những người mà người khác có thể bị cám dỗ để nghĩ rằng cái chết chính là một giải pháp tốt nhất”.

Đồng thời, các Giám mục thừa nhận rằng, “Đặc biệt là khi kết thúc cuộc đời, khi mà rõ ràng là cái chết đang sắp xảy ra và không thể tránh khỏi, bất kể thủ tục y tế nào đã được nỗ lực thực hiện, người ta có thể từ chối việc điều trị vốn chỉ đảm bảo việc kéo dài sự sống tốn kém và mạo hiểm, miễn là việc chăm sóc bình thường do người bệnh trong những trường hợp tương tự không bị gián đoạn”.

Theo Giáo lý Giáo hội Công giáo (số 2278), “Việc ngưng các phương tiện y khoa vốn quá tốn kém và mạo hiểm, dị thường hoặc không tương xứng với những kết quả mong muốn, có thể là hợp pháp; đó là vấn đề sự từ chối đối với việc điều trị ‘quá nhiệt tâm’”.

“Việc tiếp cận tốt hơn với việc chăm sóc giảm nhẹ chất lượng cao, hỗ trợ tốt hơn cho những người chăm sóc và nâng cao việc chăm sóc cuối đời sẽ chính là dấu ấn của một xã hội thực sự giàu lòng nhân ái. Dấu hiệu của một xã hội tốt đẹp đó chính là khả năng và sự sẵn lòng đối với việc chăm sóc cho những người dễ bị tổn thương nhất”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube