Đức Thánh Cha Phanxicô thảo luận về 'sự sống còn của các Kitô hữu tại Trung Đông' với các Giám mục Melkite

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các thành viên của Thượng Hội đồng Giám mục của Giáo hội Hy Lạp Melkite hôm 20 tháng 6 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các thành viên của Thượng Hội đồng Giám mục của Giáo hội Hy Lạp Melkite hôm 20 tháng 6 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thảo luận về “sự sống còn của các Kitô hữu tại Trung Đông” với các Giám mục Công giáo đến từ Syria và Lebanon tại Vatican.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ Đức Thượng phụ Youssef Absi của Tòa Thượng phụ Antioch và các đại diện khác của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Melkite khi Giáo hội Đông phương bắt đầu Thượng hội đồng Giám mục của họ, diễn ra tại Rôma từ ngày 20 đến 25 tháng 6.

cq5dam.web.800.800 (1) cq5dam.web.800.800 (2)

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thượng phụ Absi đã đề nghị Đức Thánh Cha Phanxicô gây áp lực lên các nhà chức trách chính trị để “vạch ra ranh giới đỏ”, ưu tiên bảo vệ sự hiện diện của Kitô giáo tại Trung Đông.

Đức Thượng phụ Absi đã trình bày với Đức Thánh Cha Phanxicô về mối quan ngại của các Giám mục Melkite rằng tình trạng nghèo đói lan rộng, mức sống thấp và các điều kiện nguy hiểm đã dẫn đến làn sóng di cư khỏi khu vực, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Hiền đệ đã bận tâm một cách đúng đắn đến sự sống còn của các Kitô hữu tại Trung Đông – tôi cũng hết sức lo lắng – đó là mối bận tâm mà tôi hoàn toàn có phần trong đó”.

Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng Giáo hội Melkite hiện có sự hiện diện trên toàn thế giới với các Giáo xứ ở Argentina, Úc, Hoa Kỳ, Canada và Venezuela.

cq5dam.web.800.800 (3) cq5dam.web.800.800

Giáo hội Công giáo Hy Lạp Melkite là một Giáo hội Công giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Đức Giáo hoàng có trụ sở tại thủ đô Damascus của Syria. Đức Thượng phụ Absi đã được bầu làm Thượng phụ Melkite của các Tòa Thượng phụ Antioch, Alexandria, Giêrusalem và toàn bộ miền Đông trong một Thượng hội đồng ở Lebanon vào năm 2017.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng kể từ khi bắt đầu triều đại Giáo hoàng của ngài, hàng ngàn người đã thiệt mạng ở “Syria yêu dấu và bị giày xéo” và hàng triệu người khác đã phải chạy trốn khỏi khu vực này với tư cách là những người tị nạn.

“Những thảm kịch trong những tháng gần đây, mà đáng buồn là buộc chúng ta phải hướng ánh nhìn về phía đông của Châu Âu, không được khiến chúng ta quên những sự việc đã diễn ra trên mảnh đất của các huynh đệ trong 12 năm qua”, Đức Thánh Cha nói.

cq5dam.web.800.800 (4)

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại lời kêu gọi của mình đối với cả chính quyền Syria lẫn cộng đồng quốc tế nhằm đạt được “một giải pháp công bằng và chính đáng cho thảm kịch ở Syria”.

“Trong hơn một lần tình cờ tôi đã gặp và nghe lời kể của một số thanh niên người Syria đã đến đây, và tôi đã bị đánh động bởi bi kịch mà anh ta mang trong mình, bởi những gì họ đã trải qua và chứng kiến, cũng như ánh mắt của họ, gần như cạn kiệt hy vọng, không thể mơ về một tương lai cho mảnh đất của mình. Chúng ta không thể cho phép thậm chí ngay cả tia hy vọng cuối cùng vụt tắt khỏi tầm mắt và trái tim của những người trẻ và các gia đình”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube