Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Phương Tây đã đi sai đường’

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời một số câu hỏi của các nhà báo trên chuyến bay từ Nur-Sultan, Kazakhstan, trở về Rôma vào ngày 15 tháng 9 năm 2022 (Ảnh: Vatican News)

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời một số câu hỏi của các nhà báo trên chuyến bay từ Nur-Sultan, Kazakhstan, trở về Rôma vào ngày 15 tháng 9 năm 2022 (Ảnh: Vatican News)

Thảo luận trên chuyến bay từ Kazakhstan trở về Ý hôm thứ Năm về sự xuống cấp về luân lý của phương Tây, đặc biệt liên quan đến sự tiến triển của việc an tử hợp pháp, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng khu vực này đã đi sai đường và việc giết chóc phải được dành cho “cho các loài thú vật”.

“Đúng là phương Tây đang suy đồi”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong cuộc họp báo trên chuyến bay hôm 15 tháng 9 để trả lời câu hỏi về việc đánh mất các giá trị ở phương Tây, và đặc biệt là việc thúc đẩy việc an tử hợp pháp ở Pháp, Ý và Bỉ.

“Không phải, vào lúc này, ở mức độ gương mẫu cao nhất… phương Tây đã đi sai đường”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Nhấn mạnh về vấn đề an tử, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Giết chóc không phải là hành vi của con người, không mang tính chất thời đại. Nếu bạn giết người – với động cơ là có – thì cuối cùng bạn sẽ giết chóc nhiều hơn. Đó không phải là hành vi của con người. Hãy để việc giết chóc cho các loài thú vật”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Kazakhstan từ ngày 13 đến 15 tháng 9, tham gia Đại hội các nhà Lãnh đạo Thế giới và các Tôn giáo truyền thống lần VII, một hội nghị thượng đỉnh liên tôn, và thăm các tín hữu Công giáo và các quan chức của quốc gia Trung Á.

Trong cuộc họp báo trên chuyến bay Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến Chiến tranh Nga-Ukraine và quyền tự vệ của Ukraine, quan hệ giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, đồng thời chỉ trích rằng việc tham gia đại hội liên tôn Kazakhstan có nguy cơ dẫn đến chủ nghĩa thờ ơ.

Về những lo ngại về tự do tôn giáo ở Trung Quốc, và đặc biệt là Hồng Kông, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Để hiểu được Trung Quốc phải mất một thế kỷ. Và chúng ta sẽ không mường tượng được một thế kỷ. Não trạng của người Trung Quốc là một não trạng phong phú, và khi nó trở nên yếu đi một chút, nó sẽ mất đi sự phong phú. Để hiểu rõ họ, chúng tôi đã chọn con đường đối thoại”.

“Có một ủy ban song phương giữa Vatican và Trung Quốc”, được giao nhiệm vụ tiến hành cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, Đức Thánh Cha nói, “đang hoạt động hiệu quả”, đồng thời cũng cho biết rằng quá trình này diễn ra chậm chạp.

“Tiến trình này diễn ra chậm chạp vì nhịp điệu của Trung Quốc luôn là chầm chậm. Họ có một sự thật bất di bất dịch để tiến về phía trước. Một dân tộc của sự kiên nhẫn vô hạn. Nhưng trong số những kinh nghiệm mà chúng tôi có được trước khi chúng tôi nghĩ về các nhà truyền giáo người Ý đã đến đó và được tôn trọng với tư cách là các nhà khoa học. Ngày nay chúng tôi cũng nghĩ đến nhiều Linh mục hoặc tín hữu được mơif đến các trường đại học Trung Quốc vì họ coi trọng văn hóa”, Đức Thánh Cha nói.

“Quả không dễ để hiểu được não trạng của người Trung Quốc, nhưng nó phải được tôn trọng. Tôi luôn tôn trọng điều đó, và ở đây ở Vatican đã có một ủy ban đối thoại đang hoạt động hiệu quả, Đức Hồng Y Parolin đang chủ trì ủy ban này và ngài, ngay lúc này, là người hiểu rõ nhất về Trung Quốc và cuộc đối thoại với người Trung Quốc. Đó là một quá trình diễn ra chậm chạp nhưng luôn luôn tiến về phía trước”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chống lại việc “phân loại” Trung Quốc là dân chủ hay phi dân chủ, “bởi vì đó là một quốc gia phức tạp với nhịp điệu của nó”.

 Đó là thực tế, có những điều chúng ta không thấy là dân chủ, và quả đúng như vậy”, Đức Thánh Cha cho biết thêm.

“Thay vì phân loại, tôi cố gắng ủng hộ đường lối đối thoại”, Đức Thánh Cha cho biết. “Trong đường lối đối thoại rất nhiều vấn đề đã được làm rõ. Và không chỉ về Giáo hội mà còn về các lĩnh vực khác; nhưng ví dụ như quy mô của Trung Quốc, các thống đốc của các tỉnh đều khác nhau, cũng có những nền văn hóa khác nhau bên trong Trung Quốc, đó là một gã khổng lồ. Hiểu về Trung Quốc là một nỗ lực rất lớn, nhưng đừng mất kiên nhẫn, điều đó cần rất nhiều sự kiên nhẫn. Nhưng chúng ta phải đi đôi với đối thoại”.

Liên quan đến vấn đề Ukraine, Đức Thánh Cha cho biết rằng việc trang bị vũ khí cho đất nước “có thể chấp nhận được về mặt luân lý”, đồng thời cũng nhắc lại rằng “việc tự vệ không chỉ hợp pháp mà còn là một biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định quyền tự vệ của một quốc gia khi cần thiết.

Thảo luận về vấn đề đối thoại với Nga, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng “đó luôn luôn là điều gì đó khó hiểu khi đối thoại với các quốc gia khởi sự chiến tranh… Điều đó quả thực rất khó, nhưng chúng ta không nên gạt bỏ nó, hãy dành cơ hội đối thoại với mọi người, với tất cả mọi người. Vì luôn có khả năng rằng với đối thoại, tất cả mọi thứ có thể thay đổi, thậm chí đưa ra một quan điểm khác, một quan điểm khác về sự cân nhắc”.

Đức Thánh Cha tiếp tục: “Nhưng tôi không loại trừ đối thoại với bất kỳ thế lực nào đang trong cảnh chiến tranh, ngay cả khi đó là bên xâm lược. Đôi khi đối thoại nên được thực hiện như thế này, nhưng nó phải được thực hiện. Điều đó gây khó chịu, nhưng nó phải được hoàn thành. Luôn luôn tiến lên một bước. Đôi bàn tay dang ra, luôn luôn là như vậy, bởi vì khi làm ngược lại, chúng ta đóng cánh cửa thích hợp duy nhất cho hòa bình. Đôi khi họ không chấp nhận đối thoại – thật đáng tiếc – nhưng đối thoại luôn được tiến hành, ít nhất nó cũng được đề nghị. Và đây là điều tốt đẹp đối với người đề nghị”.

Về nguy cơ của chủ nghĩa thờ ơ, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng “nếu không có đối thoại thì hoặc sẽ dẫn tới sự thiếu hiểu biết hoặc sẽ dẫn tới chiến tranh. Tốt hơn là hãy sống với nhau như huynh  đệ; chúng ta có một điểm chung, tất cả chúng ta đều là con người. Hãy sống như con người với cách cư xử tốt đẹp: Bạn nghĩ gì, tôi nghĩ gì? Hãy đồng thuận, hãy trò chuyện, hãy hiểu biết thông cảm lẫn nhau”.

Xây dựng cuộc thảo luận của mình về sự suy thoái của phương Tây, Đức Thánh Cha Phanxicô đặt câu hỏi: “Phương Tây đã đánh mất điều gì để rồi không còn thái độ chào đón?”. Đức Thánh Cha lưu ý đến sự cần thiết đối với sự tăng trưởng dân số của lục địa này, xét về “mùa đông nhân khẩu học mà chúng ta đang trải qua. Chúng ta cần người dân, cả ở Tây Ban Nha, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, cũng như ở Ý”.

Để đạt được mục tiêu này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chào đón, khuyến khích và hội nhập những người nhập cư.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo chống lại chủ nghĩa dân túy và đồng thời cũng cho biết rằng phương Tây “có thể…một phần đang hấp hối”.

“Nhưng chúng ta phải giành lại các giá trị. Châu Âu nên tiếp nhận các giá trị của các nhà sáng lập Liên minh Châu Âu – những giá trị vĩ đại đó”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, trước đó đề cập đến Tôi Tớ Chúa Robert Schuman (1886-1963), nhà chính trị nổi tiếng người Pháp, được coi là “cha đẻ” thành lập Liên hiệp Âu châu cùng với Thủ tướng Đức Konrad Adenauer và Tôi Tớ Chúa Alcide De Gasperi, người Ý.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube