Đức Phanxicô cảnh báo việc gạt người nghèo ra bên lề xã hội là mối đe dọa đối với nền dân chủ

Trong bức ảnh được chụp vào Chúa nhật, ngày 9 tháng 5 năm 2021, một cậu bé đang ngóng chờ đợi tới lượt khi những người dânTigrayan bị di tản xếp hàng để nhận thức ăn do cư dân địa phương quyên góp tại một trung tâm tiếp nhận dành cho những người bị di tản ở Mekele, thuộc vùng Tigray, miền bắc Ethiopia (Ảnh: Ben Curtis / AP)

Trong bức ảnh được chụp vào Chúa nhật, ngày 9 tháng 5 năm 2021, một cậu bé đang ngóng chờ đợi tới lượt mình khi những người dânTigrayan bị di tản đang xếp hàng để nhận thức ăn do cư dân địa phương quyên góp tại một trung tâm tiếp nhận dành cho những người bị di tản ở Mekele, thuộc vùng Tigray, miền bắc Ethiopia (Ảnh: Ben Curtis / AP)

ROME – Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, thực tế của việc người nghèo bị gạt ra bên lề xã hội khiến nền dân chủ bị đe dọa.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cho biết rằng nhân loại nên chấp nhận “với sự khiêm tốn phần nhiều” rằng nó hoàn toàn bất lực khi nói đến người nghèo, nói về họ một cách trừu tượng, nhưng không thực sự giúp đỡ họ.

“Làm thế nào chúng ta có thể đưa ra một phản ứng rõ ràng đối với hàng triệu người nghèo, những người thường xuyên gặp phải sự thờ ơ, nếu không phải là sự oán giận?”, Đức Phanxicô nói trong Sứ điệp thường niên nhân Ngày Thế giới Người nghèo, sẽ được đánh dấu vào ngày 14 tháng 11. “Phải đi theo con đường công lý nào để có thể khắc phục những bất bình đẳng trong xã hội và phẩm giá con người, vốn thường bị chà đạp, có thể được phục hồi?”.

Ngày Thế giới về Người nghèo do Giáo hội bảo trợ đã được Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập vào năm 2016 với Tông Thư “Misericordia et Misera”, mà ngài đã ban hành vào cuối Năm Thánh Ngoại thường về Lòng Thương Xót.

Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo năm nay đã được công bố hôm thứ Hai tại Vatican với chủ đề được lấy từ Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu: “Người nghèo bên cạnh anh em lúc nào cũng có”.

Lối sống cá nhân, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, chính là sự đồng lõa trong việc tạo ra tình cảnh nghèo đói, và thường đổ lỗi cho người nghèo về tình trạng của họ.

“Tuy nhiên, nghèo đói không phải là kết quả của số phận; nó là kết quả của sự ích kỷ”, Đức Thánh Cha Phanxicô lập luận. “Do đó, điều quan trọng là phải tạo ra các quá trình phát triển trong đó khả năng của tất cả mọi người đều được coi trọng, để tính bổ sung của các kỹ năng và sự đa dạng của các vai trò có thể dẫn đến một nguồn lực chung của sự tham gia cùng với nhau”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng trong số những người giàu có cũng vậy, có những hình thức nghèo khó có thể được giảm bớt với sự giàu có của những người nghèo về vật chất. Tuy nhiên, để điều này xảy ra, cả hai sẽ phải có một cuộc gặp gỡ.

“Không ai nghèo đến mức không thể cho đi một thứ gì đó của mình để trao đổi lẫn nhau” Đức Thánh Cha Phanxicô viết, và đồng thời cũng cho biết thêm rằng những người nghèo về vật chất “không thể chỉ là những người nhận; họ phải được đặt vào vị thế để cho đi, bởi vì họ biết rõ làm thế nào để đáp lại sự quảng đại”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng viết rằng nếu người nghèo bị gạt ra bên lề xã hội, “như thể họ phải chịu trách nhiệm về tình trạng của mình” thì chính khái niệm dân chủ sẽ bị đe dọa và mọi chính sách xã hội sẽ bị phá sản. Do đó, lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với nhân loại để thú nhận, với “sự khiêm tốn phần nhiều” rằng “chúng ta thường bất lực khi nói đến người nghèo”, nói về họ một cách trừu tượng, với những số liệu thống kê, và bị đánh lừa rằng “chúng ta có thể lay động trái tim mọi người bằng cách quay một bộ phim tài liệu”.

“Ngược lại, nghèo đói cần phải thúc đẩy chúng ta hướng tới việc lập kế hoạch sáng tạo, nhằm tăng cường sự tự do cần thiết để sống một cuộc sống viên mãn tùy theo khả năng của mỗi người”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết.

Đoạn Tin Mừng theo Thánh Mác-cô trình thuật lại việc Chúa Giêsu bảo vệ một người phụ nữ đã xức thứ dầu thơm quý giá lên đầu Ngài là nguồn gốc của chủ đề Ngày Thế giới Người nghèo năm nay.

Hành động của người phụ nữ, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, đã dẫn đến hai phản ứng khác nhau. Phản ứng đầu tiên là “sự phẫn nộ” từ một số người hiện diện, bao gồm cả các môn đệ của Ngài, vì bình dầu thơm đó có giá bằng tiền lương cả năm của một người lao động vào thời điểm đó. Giuđa lập luận rằng lẽ ra nó phải được bán đi và lấy tiền chia cho người nghèo.

“Không phải ngẫu nhiên mà lời chỉ trích gay gắt này phát ra từ miệng của kẻ phản bội: Nó cho thấy những ai không tôn trọng Giáo huấn của Chúa Giêsu và không thể là môn đệ của Ngài”, Đức Thánh Cha nói.

Phản ứng thứ hai, Đức Phanxicô tiếp tục, là phản ứng của Chúa Giêsu, người đã bảo vệ hành động của người phụ nữ bằng cách bảo những người có mặt “cứ để cô yên cho chị làm” vì “chị ấy đã làm cho tôi một việc nghĩa”. Bằng cách chấp nhận cử chỉ đó, Chúa Giêsu đang nhắc nhở các môn đệ rằng Ngài chính là “người nghèo đầu tiên, người nghèo nhất trong những người nghèo, vì Ngài đại diện cho tất cả họ”.

“Cũng vì lợi ích của người nghèo, những người cô đơn, những người bị gạt ra bên lề xã hội và nạn nhân của sự phân biệt đối xử, Con Thiên Chúa đã chấp nhận cử chỉ của người phụ nữ”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, đồng thời lưu ý rằng “người phụ nữ vô danh” có lẽ được dùng để đại diện cho “tất cả những phụ nữ trải qua nhiều thế kỷ đã phải chịu đựng sự câm lặng và chịu đựng bạo lực, do đó trở thành người đầu tiên trong số những phụ nữ hiện diện một cách có ý nghĩa vào những thời khắc quan trọng nhất trong cuộc đời Đức Kitô: chịu khổ hình, chịu chết, được mai táng trong mồ và sự Phục sinh”.

Phụ nữ, vốn thường bị phân biệt đối xử và bị loại khỏi các vị trí trách nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, nắm giữ vai trò hàng đầu trong lịch sử mặc khải.

Đức Phanxicô đã đề cập đại dịch COVID-19 như là “tai họa đã làm gia tăng gấp bội số lượng người nghèo”.

Theo báo cáo vào hồi tháng 1 của Ngân hàng Thế giới, đại dịch COVID-19 ước tính sẽ đẩy thêm 119 triệu đến 124 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực, với tổng số lên tới 150 triệu người vào cuối năm 2021, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự bóp chặt kinh tế. Nghèo đói cùng cực, được định nghĩa là sống với mức dưới 1,90 đô la một ngày, được cho là ảnh hưởng đến từ 9,1% đến 9,4% dân số thế giới.

“Một số quốc gia đang phải gánh chịu những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng từ đại dịch, do đó những người dân dễ bị tổn thương nhất của họ thiếu thốn các nhu cầu thiết yếu”, được chứng minh bằng hình ảnh hàng dài người dân xếp hàng chờ đợi trước các bếp súp, được nhìn thấy trên khắp thế giới. “Rõ ràng là cần phải tìm ra những phương tiện phù hợp nhất để chống lại virus ở cấp độ toàn cầu mà không thúc đẩy những lợi ích đảng phái”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube