Đức Giáo hoàng Phanxicô: Sự hợp tác về năng lượng sạch chống biến đổi khí hậu

Một nông dân trồng ca cao của một hợp tác xã nông nghiệp ở Bờ Biển Ngà nói rằng đó là lao động trẻ em (Ảnh: AFP)

Một nông dân trồng ca cao của một hợp tác xã nông nghiệp ở Bờ Biển Ngà (Ảnh: AFP)

Trong một tweet đánh dấu Ngày Quốc tế Hợp tác, Thứ Bảy ngày 4/7, Đức Giáo hoàng Phanxicô lưu ý rằng những sự hợp tác trên toàn cầu đang tạo ra sự khác biệt thực sự trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Trong 97 năm qua, Ngày Quốc tế Hợp tác đã được tổ chức mỗi năm vào Thứ Bảy đầu tiên của tháng Bảy. Từ năm 1995, Liên Hợp Quốc và Liên minh Hợp tác Quốc tế đã lựa chọn chủ đề cho sự kiện thường niên này. Trọng tâm của năm nay là hành động liên quan đến khí hậu để phát triển bền vững vì một nền kinh tế lành mạnh hơn, công bằng hơn và đoàn kết hơn.

Trong một tweet nhân Ngày Quốc tế Hợp tác, Thứ Bảy ngày 4/7, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã tập trung vào vai trò của sự hợp tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. “Ở một số nơi, các hợp tác xã đang được triển khai để khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, đảm bảo việc tự cung cấp cho địa phương”, Đức Giáo hoàng Phanxicô viết trên tài khoản Twitter @Pontifex của mình. “Chúng có thể tạo ra sự khác biệt thực sự trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhờ vào ý thức cộng đồng mạnh mẽ và tình yêu sâu sắc đối với vùng đất này”.

Hợp tác xã – sự phát triển lấy con người làm trọng tâm

Mục đích của sự kiện kỷ niệm hàng năm là để nâng cao nhận thức về các hợp tác xã. Việc lấy con người làm trọng tâm, chứ không phải là lấy lợi nhuận làm trọng tâm, các hợp tác xã phân phối của cải một cách công bằng hơn. Với tư cách là các trang trại, doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác vốn được sở hữu và điều hành bởi các thành viên chia sẻ lợi nhuận hoặc lợi ích, các hợp tác xã cam kết đối với sự phát triển bền vững của các cộng đồng của họ, về các phương diện môi trường, xã hội cũng như kinh tế. Họ hỗ trợ các hoạt động cộng đồng, tìm nguồn cung ứng tại địa phương để mang lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương và thực hiện việc đưa ra quyết định xem xét đến tác động đối với các cộng đồng của họ.

Sự phát triển lành mạnh, có tính chất xã hội và toàn diện

Dòng tweet của Đức Giáo hoàng Phanxicô là một sự vang dội lặp lại từ Thông điệp “Laudato Si”, trong đó đề cập đến các vấn đề về công lý, hòa bình và sự phát triển liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên của công trình sáng tạo. Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết rằng công nghệ có thể được sử dụng hướng tới một sự phát triển “lành mạnh hơn, nhân văn hơn, có tính chất xã hội hơn, toàn diện hơn”, chẳng hạn như khi “các hợp tác xã của các nhà sản xuất nhỏ lẻ áp dụng các phương tiện sản xuất ít gây ô nhiễm hơn và lựa chọn mô hình phi tiêu dùng đối với đời sống, giải trí và cộng đồng”.

Phát biểu trước các đại diện của Liên minh Hợp tác xã Ý vào ngày 16 tháng 3 năm 2020, Đức Giáo hoàng Phanxicô nhận thấy rằng cách thức của các hợp tác xã “phơi bày” một nền kinh tế có nguy cơ sản xuất hàng hóa nhưng phải trả giá bằng sự bất công xã hội.

LHQ: Thách thức của Covid-19 và biến đổi khí hậu

Trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế Hợp tác vào ngày 4 tháng 6, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, đã tập trung vào vai trò của các hợp tác xã trong việc giải quyết những thách thức do đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu gây ra và đồng thời tạo ra một con đường hướng tới một tương lai toàn diện và công bằng cho tất cả mọi người.

ông Antonio Guterres lưu ý rằng các cuộc khủng hoảng kép của đại dịch và tình trạng khẩn cấp về khí hậu “đang ảnh hưởng một cách không tương xứng đến các quốc gia và người dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, và đồng thời làm sâu sắc thêm nhiều rạn nứt về mặt kinh tế và xã hội”. Các cuộc khủng hoảng cũng nhấn mạnh sự cần thiết cần phải tăng cường sự hợp tác và đoàn kết toàn cầu.

Sự kiện năm nay, ông Antonio Guterres cho biết, nhấn mạnh sự đóng góp của các hợp tác xã trong việc giải quyết những thách thức này, đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững và đồng thời tạo ra một con đường hướng tới một tương lai toàn diện và công bằng.

Các hợp tác xã và các doanh nghiệp kinh tế xã hội khác”, ông Guterres lưu ý, “cũng có thể chỉ ra con đường hướng tới khả năng phục hồi trong thời kỳ khủng hoảng”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube