Đức Giám Mục Andrew Nkea kêu gọi cầu nguyện khi cuộc khủng hoảng của cộng đồng nói tiếng Anh tại Cameroon hiện đang ngày càng xấu đi

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 28-12-2017 | 14:18:00

YAOUNDÉ, Cameroon – Giáng sinh chắc chắn là một khoảnh khắc tràn ngập sự vui mừng tại Cameroon cũng như ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới, thế nhưng lại không phải như vậy ở Kembong tại khu vực Tây Nam Cameroon.

Toàn bộ người dân trong ngôi làng đã bỏ chạy khỏi cuộc chiến giữa các cộng đồng nói tiếng Anh ly khai và các binh lính của chính phủ, khiến bốn người thiệt mạng.

IMG-20171223-WA0020-690x450

Vị Giám mục Địa phận Mamfe, Đức Cha Andrew Nkea, đã cáo buộc quân đội Cameroon vì đã tàn sát dân làng, buộc họ phải rời khỏi nhà cửa của mình và đồng thời thiêu rụi toàn bộ nhà cửa trong ngôi làng.

Sau một chuyến viếng thăm khu vực, Đức Cha Nkea cho biết rằng hai tiếng đồng hồ sau khi những kẻ tấn công bỏ đi, “binh lính đã xông vào ngôi làng bằng ba hoặc bốn chiếc xe tải và bắt đầu đánh đập dân làng và thiêu hủy nhà cửa của họ. Đó là một thực tế không thể chối cãi được”.

Đức Cha Nkea cho biết rằng Ngài “thực sự kinh hoàng và vô cùng thất vọng” bởi thực tế là gần 5.000 người đã chạy trốn khỏi ngôi làng.

Vị Giám chức cho hay rằng chỉ có khoảng ba mươi người ở lại ngôi làng, và họ đã chạy trốn đến nhà của các linh mục, bởi vì “họ không còn nơi nào khác để đi”.

Phân khu Manyu, trong đó có Địa phận Mamfe, đã trở thành tâm điểm của “cuộc khủng hoảng của cộng đồng nói tiếng Anh” tại Cameroon.

Tình trạng bất ổn hiện nay bắt đầu vào năm ngoái, khi các luật sư và giáo viên bất bình đã bắt đầu phản đối việc sử dụng tiếng Pháp trong các tòa án đang sử dụng truyền thống luật phổ thông Anglo-Saxon (được thực hành ở các khu vực sử dụng tiếng Anh của đất nước) và trong các trường sử dụng Anh ngữ. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng ra khắp công chúng, và các cuộc kêu gọi việc ly khai hoàn toàn ngay lập tức bắt đầu phát triển.

Trong một tuyên bố mạnh mẽ được công bố vào ngày 6 tháng 10, các Giám mục đã lên án “sự man rợ và việc sử dụng vũ khí vô trách nhiệm đối với thường dân không có vũ trang bởi Lực lượng An ninh Trật tự” và đồng thời kêu gọi Tổng thống Paul Biya chấm dứt “cuộc tắm máu và diệt chủng vốn đã được mở đầu một cách hết sức khéo léo ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nam của đất nước”.

Hai tuần vừa qua đã chứng kiến việc những người ly khai đang chiến đấu với quân đội trong các cuộc xung đột đẫm máu ở Mamfe.

“Một số nghi phạm đã bị bắt giữ, một số lượng lớn các loại vũ khí chiến tranh và săn bắn, hàng trăm quân nhu đạn dược và đồng phục quân đội cũng đã bị thu giữ”, Bộ trưởng Truyền thông Issa Tchiroma Bakary cho biết trong một cuộc họp báo hôm 22 tháng 12 vừa qua.

Trong một lá thư thông báo được đọc trong tất cả các nhà thờ trên khắp Giáo phận vào dịp lễ Giáng sinh, Đức Cha Nkea lưu ý rằng “cuộc khủng hoảng đã trở nên ngày càng trầm trọng tại Giáo phận Mamfe than yêu của chúng ta … và điều này đã dẫn đến những đau khổ vô hạn, sự hỗn độn, tình trạng bỏ quên đối với cư dân của các ngôi làng bởi nhiều người dân, con số thương vong gia tăng trong quân đội Cameroon, dân thường và những kẻ tấn công không rõ danh tính, cũng như nỗi sợ hãi trong dân chúng”.

Cuộc xung đột đang ngày càng leo thang đã dẫn tới việc ít nhất 7.500 người nói tiếng Anh phải chạy trốn qua khu vực biên giới tới Nigeria, và cơ quan tị nạn LHQ cho biết họ đang dốc hết sức mình để tiếp nhận 40.000 người.

Lời kêu gọi 40 ngày cầu nguyện

Đức Cha Nkea cho biết trong lá thư thông báo nhân dịp lễ Giáng sinh của mình rằng Ngài đã không hề thấy bất kỳ “giải pháp nhân đạo” nào đối với cuộc khủng hoảng đang diễn ra – ít nhất là trong ngắn hạn.

“Quả thực vô cùng khó khăn, gần như là không thể tưởng tượng nổi rằng cuộc khủng hoảng này sẽ kết thúc như thế nào”, lá thư cho hay.

“Khi những điều bất ổn xảy ra, nhất là vào dịp cao điểm khi chúng ta đang mừng lễ Giáng Sinh, sự ra đời của Đức Giêsu Kitô – vị Thái Tử Hòa Hòa Bình, chúng tôi nghĩ rằng quyền lực của con người đang khiến cho chúng ta thất vọng, và chúng ta cần đưa ra một lời kêu gọi tuyệt vọng trực tiếp đến Đức Giêsu Kitô – vị Thái Tử Hòa Hòa Bình. Do đó, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi tín hữu Công giáo, tất cả các Kitô hữu khác cũng như tất cả những ai có thành tâm thiện chí để cùng nhau cầu nguyện không ngừng cho hòa bình. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng với chúng tôi tham gia vào những buổi cầu nguyện đặc biệt cho sự can thiệp siêu nhiên và kỳ diệu của Thiên Chúa cho hòa bình trên vùng đất của chúng ta”, Đức Cha Nkea nói.

Bức thư kêu gọi tất cả mọi Kitô hữu hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày trong bốn mươi ngày để “cùng nhau thinh lặng trước Chúa Giêsu Kitô nơi Bí Tích Thánh Thể trước Thánh Lễ buổi sáng hàng ngày tại tất cả các Giáo xứ và các cơ quan thuộc Giáo phận Mamfe”.

“Quả thực đó chính là một thực tế không thể phủ nhận được rằng việc cầu nguyện chính là linh hồn và hơi thở của tất cả mọi Kitô hữu”, Đức Cha Nkea nhấn mạnh.

Sự chia rẽ đang trở nên ngày càng nhẫn tâm trong nước

Cuộc xung đột đã đẩy các Giám mục sử dụng tiếng Anh của Cameroon vào cuộc chiến với tổng thống, người đã tuyên bố rằng những cộng đồng sử dụng tiếng Anh ly khai là “những kẻ khủng bố”.

“Tôi nghĩ rằng tất mọi thứ đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn đối với tất cả mọi người khi Cameroon chính là nạn nhân của các cuộc tấn công khủng bố lặp đi lặp lại từ một nhóm ly khai. Trước sự công kích lặp đi lặp lại này, tôi muốn đảm bảo với người dân Cameroon rằng tất cả mọi biện pháp đã được thực hiện để loại bỏ những tên tội phạm này và đồng thời trả lại hòa bình cho toàn bộ lãnh thổ quốc gia”, ông Biya cho biết vào hồi đầu tháng này.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của phong trào ly khai Anglophone đã cam kết sẽ tiếp tục các cuộc tấn công vào tiền đồn an ninh ở các khu vực nói tiếng Anh.

“Chúng tôi đang yêu cầu ông Biya đưa quân đội ra khỏi đất nước chúng tôi. Chúng tôi đã nắm giữ số phận của quốc gia chúng tôi trong tay của mình”, Ayaba Cho, người phụ trách bảo vệ “Cộng hòa liên bang Ambazonia”- tên đề xuất của đất nước mà các nhà lãnh đạo ly khai Anglophones muốn thành lập.

Ông Ayaba Chocho biết người dân Ambazonians sẽ chiến đấu để khôi phục lại tình trạng của họ “đã bị tước khỏi tay từ chúng tôi vào năm 1961”.

Tình trạng sử dụng song ngữ và việc tồn tại hai nền văn hóa tại Cameroon có nguồn gốc từ nền di sản thực dân. Ban đầu nó đã được thực hiện như là Hiệp ước Bảo hộ của Đức vào năm 1884, Cameroon sau đó đã bị chia sẻ với Pháp và Anh với tư cách là các Lãnh thổ Ủy trị Hội Quốc Liên (League of Nations mandates) sau khi Đức bị đánh bại trong Thế chiến thứ nhất.

Sự kết thúc của Thế chiến thứ hai và việc thành lập Liên Hợp Quốc đã chứng kiến việc hai khu vực của quá trình chuyển đổi Cameroon từ các lãnh thổ được uỷ nhiệm thành Các Lãnh thổ Ủy thác Liên Hiệp Quốc (United Nations Trust Territories).

Năm 1960, khu vực phía bắc Cameroon do Pháp cai quản đã giành được độc lập. Phần phía nam do Anh cai quản với tư cách là một phần của Nigeria vào năm 1961 đã được trưng cầu dân ý, mà trong đó họ đã được trao cho nền độc lập bằng cách tái thống nhất với các “anh em” người Cameron của họ hoặc phần còn lại của Nigeria.

Các kết quả cho thấy sự khao khát tràn ngập của cộng đồng những người dân Cameroon nói tiếng Anh để được tái thống nhất với khu vực sử dụng tiếng Pháp của Cameroon.

“Cuộc hôn nhân” đã được đảm bảo bởi Hiến pháp liên bang nhằm mục đích gìn giữ và bảo vệ các cộng đồng thiểu số sử dụng tiếng Anh và di sản thực dân của họ. Nhưng vào năm 1972, Tổng thống Ahmadou Ahidjo đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vốn đã giải tán liên bang để ủng hộ một quốc gia cộng hòa thống nhất, do đó đã loại bỏ sự bảo vệ mà cộng đồng sự dụng tiếng Anh được thừa hưởng.

Hiện nay, cộng đồng sự dụng tiếng Anh chiếm khoảng 20% dân số.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube