ĐTC Phanxicô: ‘Cuộc cải cách Giáo triều Rôma bị tổn hại bởi những âm mưu của một bộ phận thiểu số’

Trong bài phát biểu trước dịp Lễ Giáng sinh được theo dõi chặt chẽ của mình với Giáo triều Rôma, ĐTC Phanxicô lại tiếp tục nói về cuộc cải cách của mình và tập trung vào mối quan hệ quan trọng đặc biệt Giáo triều với thế giới bên ngoài Nhà nước Thành phố Vatican. Đây là bào phát biểu lần thứ tư liên tiếp về Giáo triều Rôma; ba bài phát biểu trước đó về đời sống bên trong Giáo triều. Năm nay, ĐTC Phanxicô tập trung vào mối quan hệ của Giáo triều Rôma với thế giới bên ngoài.

Pope Francis speaks during his annual pre-Christmas meeting with top officials of the Roman Curia and Vatican City State and with cardinals living in Rome in the Clementine Hall Dec. 21 at the Vatican. (CNS photo/Claudio Peri pool via Reuters) See POPE-CURIA-SERVICE Dec. 21, 2017.

Pope Francis speaks during his annual pre-Christmas meeting with top officials of the Roman Curia and Vatican City State and with cardinals living in Rome in the Clementine Hall Dec. 21 at the Vatican. (CNS photo/Claudio Peri pool via Reuters) See POPE-CURIA-SERVICE Dec. 21, 2017.

ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng Giáo triều cần phải thi hành sứ vụ của mình bằng việc phục vụ, hay “chức vụ Tư tế” như Ngài đã gọi, không chỉ đối với Sứ vụ Phêrô (Đức Giáo Hoàng) mà còn đối với thế giới bên ngoài, khi tìm kiếm việc bước theo dấu chân của Chúa Kitô Đấng đã tự biến mình như một kẻ nô lệ vì lợi ích của chúng ta.

Phát biểu với các Hồng y cùng với các quan chức cao cấp của Giáo triều Rôma tại Điện Tông Tòa Sala Clementina, ĐTC Phanxicô đã giải thích khái niệm về “chức vụ Tư tế” một cách chi tiết.

Đồng thời, ĐTC Phanxicô thừa nhận rằng hiện nay vẫn còn tồn tại một bộ phận thiểu số trong Giáo triều không nhìn thấy mọi thứ trong ánh sáng của “chức vụ Tư tế” này. Ngài đã đề cập đến ba kiểu người như vậy.

Thứ nhất, những người đánh mất liên lạc với thế giới hiện thực của đức tin và cuộc sống và tham gia vào “những lý luận không cân bằng và suy thoái của những âm mưu hay của những vòng xoáy vụn vặt mà trong thực tế đại diện cho – bất kể đến tất cả những lời lẽ biện minh cũng như những ý định tốt đẹp của họ – một căn bệnh ung thư vốn dẫn đến việc tự coi mình là điểm quy chiếu, xâm nhập vào các cơ cấu của Giáo hội như vậy, và đặc biệt là xâm nhập vào những người làm việc trong cơ cấu đó. “Khi điều này xảy ra, ĐTC Phanxicô nói, niềm vui của Tin Mừng sẽ “bị đánh mất”.

ĐTC Phanxicô đã mô tả nhóm thứ hai là “những kẻ phản bội đối với sự tín nhiệm và là những kẻ đầu cơ trục lợi đối với thiên chức làm Mẹ của Giáo hội”. Đây chính là “những người đã được tuyển chọn một cách hết sức cẩn thận để cống hiến sức mạnh to lớn hơn cho thân thể Giáo hội cũng như cho việc cải cách, thế nhưng, đã không nhận thức rõ mức độ trách nhiệm của mình, tự để mình bị hư hoại bởi tham vọng hoặc vinh quang hão huyền, và khi họ bị cho thôi trách nhiệm khỏi những vị trí đó một cách tế nhị, họ tự tuyên bố một cách hết sức sai lầm rằng họ chính là những vị tử đạo của hệ thống, của ‘vị Giáo Hoàng thiếu hiểu biết’, của ‘một kẻ cận vệ già nua’, thay vì thừa nhận những lỗi lầm của mình [‘ thông qua những sai phạm của tôi’]”.

Ngoài ra, ĐTC Phanxicô lưu ý rằng “bên cạnh” hai nhóm này còn có những người khác “hiện vẫn đang làm việc” trong Giáo triều Rôma “với hy vọng rằng họ sẽ tìm thấy nơi sự kiên nhẫn của Giáo hội một cơ hội để có thể biến đổi bản thân chứ không nhằm trục lợi”.

Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng tất cả những người này chỉ là một bộ phận thiểu số nhỏ trong Giáo triều Rôma, nơi mà “con số đa số áp đảo là những người trung thành đang nỗ lực cộng tác làm việc trong Giao triều với một sự cam kết, tinh thần trung thành, năng lực, tinh thần cống hiến cũng như sự thánh thiện đáng khen ngợi”.

Trong bài phát biểu của mình, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng cần phải có “một mối tương quan của tinh thần vâng phục hoàn toàn của người con thảo đối với việc phục vụ dân thánh của Thiên Chúa” và “điều này phải tồn tại giữa tất cả những ai làm việc trong Giáo triều Rôma, từ những người đứng đầu các Thánh Bộ cho đến các quan chức và tất cả mọi người”.

ĐTC Phanxicô từ lâu đã thựa nhận rằng việc cải cách Giáo triều Rôma, mà Ngài đã bắt đầu tiến hành theo như yêu cầu của Cơ mật viện vào mùa hè năm 2013, là một nhiệm vụ cực kì khó khăn. Trong bài phát biểu của mình, ĐTC Phanxicô đã thừa nhận như vậy khi trích dẫn những lời của Đức ông Frédéric François Xavier De Mérode, một chính khách người Bỉ và là một Giám mục, một người rất thân thiết với Đức Piô IX. Ngài đã từng nhận xét: “Việc thực hiện cải cách ở Rôma, cũng giống như việc làm sạch bức Tượng Nhân sư của Ai Cập với một chiếc bàn chải đánh răng”.

Ha nói cách khác, ĐTC Phanxicô cho biết, cuộc cải cách đang diễn ra đòi hỏi “cần phải có sự kiên nhẫn, tinh thần cống hiến và sự tinh tế” để có thể đạt được mục đích bởi vì Giáo triều Rôma là “một tổ chức cổ kính, phức tạp và đáng được kính trọng được cấu thành từ những người thuộc nhiều nền văn hoá, ngôn ngữ và các cấu trúc tinh thần khác nhau, cấu trúc … vốn gắn liền với chức vụ sơ khai của vị Giám mục Rôma trong Giáo hội, đó là văn phòng ‘thiêng liêng’ theo Thánh ý của Chúa Kitô vì lợi ích của toàn thể thân thể Giáo Hội”.

ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng “tính phổ quát đối với công việc phục vụ của Giáo triều phát xuất từ bản tính Công giáo của Sứ vụ Thánh Phêrô”. Thật vậy, ĐTC Phanxicô nói, “một Giáo triều luôn luôn khép kín tự nó sẽ phản bội mục đích của việc tồn tại của mình và sẽ rơi vào tình trạng tự cho mình là điểm quy chiếu, tự lên án chính mình để rồi dẫn đến việc tự hủy diệt”.

ĐTC Phanxicô khẳng định rằng Giáo triều Rôma, tự bản chất, “được dự định là phải hướng ra bên ngoài vì nó được liên kết với Sứ vụ Thánh Phêrô”. ĐTC Phanxicô cũng cho biết rằng “thái độ liên quan đến chức Tư tế” cần phải trở thành dấu xác nhận của tất cả những người làm việc ở đó vì “họ đang hành động nhân danh và với thẩm quyền của Giáo Hoàng” và đồng thời thực hiện công việc của mình “vì lợi ích và việc phục vụ của các Giáo hội”.

ĐTC Phanxicô cho biết rằng các Thánh Bộ trong Giáo triều Rôma được mời gọi để ở trong Giáo hội như là “những cột ăng-ten trung thành và nhạy bến cho việc truyền đạt và tiếp nhận”.

ĐTC Phanxicô cũng mô tả cách thức các tên gọi của các Thánh Bộ khác nhau cho thấy những thực tế mà họ phải dấn thân và đồng thời cho biết rằng những Thánh Bộ này chính là “những hoạt động nền tảng và quan trọng đối với cả Giáo hội cũng như và toàn thế giới”. Tuy nhiên, bởi vì những công việc của Giáo triều quả thực là “thực sự rộng lớn” ĐTC Phanxicô cho biết Ngài sẽ chỉ tập trung vào việc tiếp cận của Giáo triều trong năm lĩnh vực.

1.  Các quốc gia trên thế giới

ĐTC Phanxicô cho biết rằng ngoại giao Vatican “đóng một vai trò nền tảng” trong “việc tìm kiếm liên tục để làm cho Tòa Thánh trở thành một người xây dựng những cầu nối cho hoà bình và đối thoại giữa các quốc gia”, hoạt động phục vụ nhân loại “với cánh tay giang rộng và những cánh cửa luôn luôn rộng mở”, cam kết “lắng nghe, thông cảm, giúp đỡ, can thiệp kịp thời và tương ứng trong bất cứ tình huống nào để mang lại khoảng cách gần hơn và để dệt nên một sự tin tưởng”. Trên trường quốc tế, Tòa Thánh tìm cách hợp tác với những người và những quốc gia có thành tâm thiện chí để nhắc lại tầm quan trọng của việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta khỏi “những hành động ích kỷ phá hoại”; để khẳng định rằng chiến tranh chỉ mang lại sự chết chóc và hủy diệt; để rút ra những bài học quá khứ vốn có thể giúp chúng ta sống tốt hơn trong hiện tại và tương lai. Tòa Thánh đã hiện diện tại tất cả các cuộc họp của mình với các nhà lãnh đạo các quốc gia và các chuyến viếng thăm nước ngoài của mình như một phương tiện để thực hiện mục tiêu này.

2.  Các Giáo hội địa phương

Tiếp đó, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh “tầm quan trọng hàng đầu” đối với mối tương quan của Giáo triều với các Giáo hội địa phương, mà Ngài nhấn mạnh, cần phải “được dựa trên sự hợp tác, sự tin tưởng chứ không bao giờ được dựa trên sự nổi trội hơn”. ĐTC Phanxicô cho biết rằng Giáo triều “không những chỉ là những Giám mục của Rôma, mà từ đó họ được trao thẩm quyền, mà còn là của các Giáo hội cụ thể trên toàn thế giới”. Trong bối cảnh này, Ngài mô tả những chuyến viếng thăm ad limina như là “cơ hội tuyệt vời cho việc gặp gỡ, đối thoại và làm phong phú lẫn nhau” và đồng thời cũng đề cập đến cách mà Ngài đã thay đổi phong cách của những chuyến viếng thăm này. ĐTC Phanxicô đã bày tỏ niềm vui lớn lao của mình với các Giám mục đã nói với Ngài về sự đón nhận tích cực mà họ nhận được “từ tất cả các Thánh Bộ”, và ĐTC Phanxicô đã cảm ơn họ vì điều này. ĐTC Phanxicô cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của Giáo triều, các Giám mục và toàn thể Giáo hội nhằm chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám mục sắp tới vào tháng 10 năm 2018 về “Giới trẻ, Đức tin và việc Phân định Ơn gọi”.

3.  Các Giáo hội Đông Phương

ĐTC Phanxicô đã nói về mối quan hệ của Giáo triều với các Giáo hội Công giáo nghi lễ Đông Phương và đồng thời cho biết rằng sự hiệp nhất và tinh thần hiệp thông thống trị mối quan hệ này chính là “một ví dụ cụ thể về sự phong phú trong sự đa dạng đối với toàn thể Giáo hội”. ĐTC Phanxicô cũng đã nói về sự cần thiết phải xem xét lại vấn đề tế nhị của việc bổ nhiệm các Giám mục mới, và đồng thời ca ngợi “những chứng tá anh hùng” của các Giáo hội này, thường thông qua qua việc tử đạo.

4.  Cuộc đối thoại đại kết

ĐTC Phanxicô sau đó đã mô tả vai trò của Giáo triều trong cuộc đối thoại đại kết, mà, sau Vatican II, chính là một cuộc hành trình “không thể đảo ngược, không thể có việc quay trở lại”. ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng “tinh thần hiệp nhất được hiện thực hóa bằng cách cùng đồng hành với nhau, cùng gặp gỡ nhau như anh em, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau cộng tác trong việc loan báo Tin Mừng và phục vụ cho những người thấp hèn nhất”.

ĐTC Phanxicô đã nhìn thấy trước rằng “những bất đồng về mặt thần học và Giáo hội hiện vẫn gây ra sự chia rẽ giữa các Kitô hữu sẽ được giải quyết theo cách này”. Ngài nói: “Giáo triều Rôma hoạt động trong lĩnh vực đại kết để tháo gỡ những nút thắt của những điều không thể hiểu nổi cũng như thái độ thù địch, và để chống lại những thành kiến và sự sợ hãi đối với những người khác vốn ngăn cản chúng ta nhận thấy sự phong phú … trong sự đa dạng”. ĐTC Phanxicô đã nói về niềm vui của mình khi gặp gỡ các vị Thượng Phụ và các nhà lãnh đạo của các Giáo hội và các cộng đồng khác.

5.  Các mối quan hệ liên tôn

Cuối cùng, ĐTC Phanxicô đã đề cập đến mối quan hệ của Giáo triều Rôma với Do Thái giáo, Hồi giáo và các tôn giáo khác. ĐTC Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết của việc đối thoại, như đã được Công đồng Vatican II kêu gọi, “bởi vì sự thay thế duy nhất đối với vấn đề đối thoại đó chính là các cử chỉ khiếm nhã của các cuộc đụng độ”. ĐTC Phanxicô đã nhận thấy bằng chứng của cuộc đối thoại này khi gặp gỡ các nhà chức trách tôn giáo trong các chuyến Tông du nước ngoài và tại Vatican.

ĐTC Phanxicô kết thúc cuộc nói chuyện dài của mình bằng cách nhắn nhủ với các vị Hồng y và quan chức Giáo triều rằng: “một đức tin vốn chỉ có nhận thức hay lạnh nhạt mới chỉ là một đề nghị về đức tin”.

ĐTC Phanxicô kết luận: “Đức tin đó có thể được nhận ra khi nó phát xuất từ trái tim, linh hồn, tinh thần và toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta, khi nó để cho Thiên Chúa được sinh ra và tái sinh nơi tâm hồn mỗi người chúng ta, khi chúng ta để cho ngôi sao Bêlem dẫn dắt chúng ta đến nơi mà Con Thiên Chúa được đặt nằm, không phải giữa các vị vua chúa và sang trọng mà là giữa những người nghèo cũng như những kẻ khiêm nhu”.

Vào cuối buổi nói chuyện của mình, ĐTC Phanxicô đã chào hỏi từng cá nhân hiện diện, và tặng họ một món quà bao gồm hai cuốn sách.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube