Chế độ dân túy của Ý một lần nữa thách đấu ĐTC Phanxicô về vấn đề nhập cư

ROME – Trong chuyến viếng thăm kéo dài bốn ngày tới Lithuania, Latvia và Estonia, Đức Thánh Cha Phanxicô liên tục kêu gọi việc chào đón và sự cởi mở đối với những người nhập cư và những người tị nạn, chắc chắn đã khiến một số người gãi đầu gãi tai cho rằng vấn đề nhập cư tại các quốc gia khu vực Baltics không thực sự là một vấn đề nóng bỏng.

Điều có thể có ích đó là liệu ĐTC Phanxicô có giải thích việc Ngài đến từ Ý và trở về Ý, nơi mà một chính phủ dân túy mới đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt mới nhằm giảm số lượng những người đến với quốc gia này.

Ngay khi ĐTC Phanxicô khởi hành từ ngày 22-25 tháng 9 tới Bắc Âu, người đứng đầu đảng dân chủ Northern League ở Ý, Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini, đã đưa ra đạo luật nhằm thắt chặt việc kiểm soát biên giới và trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ. 

Hệ thống mới, được thông qua ngày 24 tháng 9, dẫn đến một cuộc kiểm tra toàn diện những thủ tục đối với những người xin tị nạn muốn đến Ý. Giấy phép cư trú, cần thiết cho việc tiếp tục sinh sống trên đất Ý, sẽ không còn có hiệu lực, ngoại trừ trong “các trường hợp đặc biệt”.

Đạo luật cũng tăng khoảng thời gian mà những người tị nạn có thể phải trải qua tại các trung tâm nhập cư và các điểm nóng biên giới, cũng như chi phí cần thiết cho việc xin giấy phép cư trú hoặc giấy phép kết hôn. Tại các thành phố lớn, các nhân viên cảnh sát sẽ được phép sử dụng súng điện chống lại những người nhập cư chống cự việc bắt giữ, và sẽ phải dành nhiều kinh phí hơn cho việc trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ.

Quan trọng nhất, những người nhập cư hiện có thể sẽ bị trục xuất khỏi Ý nếu như ban đầu họ bị kết tội bất kỳ tội phạm nào ở mức độ đầu tiên, thậm chí ngay cả khi họ đang yêu cầu giúp đỡ và không có cuộc điều tra nào được tiến hành. Con số những lý do vốn có thể dẫn đến hủy bỏ tình trạng tị nạn cũng đã nhân lên.

Theo những thay đổi hiện đang xảy ra trong nội bộ của Đức Giáo Hoàng, những lời mạnh mẽ của ĐTC Phanxicô tại các quốc gia Baltic có những ý nghĩa to lớn hơn.

Đức Trinh Nữ Maria gần gũi với “những người đã bị đưa ra xét xử, bị mọi người lên án, bị trục xuất”, ĐTC Phanxicô chia sẻ trong Thánh Lễ tại Latvia, đồng thời cảnh báo chống lại “những lối suy nghĩ khiến chúng ta nghi ngờ người khác”.

Trong khi đó, trở lại Ý, Giáo hội Ý đã đưa việc phản đối quy định lập pháp mới lên hàng đầu.

“Chúng ta không được rơi vào sự cám dỗ của việc gây ra những nỗi sợ hãi hoặc sử dụng những sự hứa hẹn giả tạo vì những lợi ích bầu cử”, Đức Hồng y Gualtiero Bassetti Địa phận Perugia, người đứng đầu Hội đồng giám mục Ý (CEI), phát biểu với các phóng viên địa phương.

Ý đang ở giữa một trận đấu vật tay với phần còn lại của châu Âu kể từ khi Salvini đóng cửa các hải cảng đối với những con tàu chở những người nhập cư đi qua đường giao thông nguy hiểm vào châu Âu vào hồi tháng Sáu vừa qua. Trong một phiên họp tại đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói về một “cuộc khủng hoảng chính trị” giữa Italia và các đối tác châu Âu.

“Việc bãi bỏ giấy phép cư trú vì lý do nhân đạo khiến tôi khong khỏi lo lắng”, ĐHY Bassetti phát biểu với các phóng viên địa phương sau cuộc họp của Hội đồng giám mục, “bởi vì bằng cách này, có nguy cơ chúng ta sẽ đẩy họ đến một tương lai đầy bất ổn”.

Đức Hồng y Bassetti cũng phản đối việc trục xuất sau khi họ bị kết tội ở cấp độ đầu tiên.

“Nếu điều đó có thể xảy ra”, ĐHY Bassetti nói, “đối với tôi, có vẻ như chúng ta đang làm điều gì đó không hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của hiến pháp”.

“Luôn luôn có một sự không thống nhất” khi nói về vấn đề nhập cư, ĐHY Bassetti cho biết thêm. “Không ai có thể trông đợi việc Giáo Hội nói cùng một điều mà một nhà xã hội học hay một chính trị gia nói. Chúng ta có một quan điểm khác, chúng ta là những mục tử, chúng ta quan tâm đến sự liên đới và sự hội nhập của họ”.

ĐHY Bassetti đã trích dẫn những lời cảnh báo của Francis về vấn đề nhập cư, đồng thời cho biết rằng việc chào đón đòi hỏi sự phân tích khôn ngoan và thận trọng trên cơ sở từng nơi.

“Nhưng thậm chí ngay cả Giáo hội châu Âu cũng đã thừa nhận rằng không có sự lựa chọn thay thế giữa một sự liên đới của việc chào đón và hội nhập, ngay cả khi có thể có những thách thức”, ĐHY Bassetti cho biết thêm.

Nguyên Tổng thư ký CEI và đương kim Chủ tịch Cục Tài sản Tòa thánh (Administration of the Patrimony of the Apostolic See – APSA), Đức Giám mục Nunzio Galantino, cũng đã chia sẻ về việc bảo vệ những người nhập cư và phản đối đạo luật mới.

“Tình hình của Ý hiện không phải là quá tiêu cực để yêu cầu một cách tiếp cận hết sức tiêu cực như vậy”, Đức Cha Galantino nói, đồng thời kêu gọi “chủ nghĩa hiện thực nhằm ngăn chặn những hành vi sai lệch vốn không cho phép chúng ta nhận ra cảm thức về thực tế”.

Thực tế về tình hình nhập cư ở Ý được nêu chi tiết trong dữ liệu Eurostat mới nhất, cho thấy số lượng yêu cầu xin tị nạn tại Ý đã giảm tới 60% mỗi năm. Thay vào đó, Tây Ban Nha và Hy Lạp đã phải trải nghiệm sự gia tăng, với phần lớn những người xin tị nạn đến từ Syria, Afghanistan và Iraq.

Đức Cha Galantino cũng thừa nhận rằng không có cơ hội cho việc xem xét kỹ hơn quy định này, nhưng đồng thời cho biết rằng bất kỳ biện pháp nào “phụ thuộc vào mục tiêu của nó”, có nghĩa là quy định phải được đánh giá tùy thuộc vào việc liệu nó có nhắm đến mục tiêu “đạt được lợi nhuận tối đa từ một số quan điểm nhất định, hoặc hướng tới việc phục vụ mọi người bất kể tình trạng hay quốc tịch của họ”.

800-3-1-690x450

Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini, người đứng đầu đảng dân chủ Northern League ở Ý.

Ông Salvini đã phản ứng lại trước những lời chỉ trích từ các giám mục Ý trong một cuộc họp báo sau một hội nghị được tổ chức tại Tunisia.

“Tôi rất vui vì ở Vatican cũng như tất cả những nơi có những người quan tâm đến những người nhập cư ở Ý, nhưng khoản thu nhập của tôi được chi trả bởi 60 triệu người Ý muốn được đảm bảo vấn đề an ninh”, ông Salvini nói.

“Chúng tôi muốn đảm bảo cho những người chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh thực sự, nhưng chúng tôi cũng muốn tuyên chiến với những kẻ buôn lậu, các thành viên của băng đảng tội phạm mafia, và những kẻ buôn người. Chúng tôi đã phải xoay sở nhằm làm giảm số lượng những người di cư không có giấy tờ, giảm con số này xuống còn 20.000 người từ con số 100.000 người cách đây một năm trước”, ông Salvini cho biết thêm.

Các cuộc thăm dò liên tục cho thấy rằng phần lớn người dân Ý đều ủng hộ lập trường cứng rắn của ông Salvini, mà một số nhà quan sát tin là đã đặt ra những câu hỏi về vấn đề trọng lượng cũng như tầm ảnh hưởng của Giáo Hội ngày nay trên bán đảo Ý.

Minh Tuệ chuyển ngữ

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube