Các chính sách tị nạn mới của Trump có thể đóng cửa hơn 20 văn phòng tái định cư của Catholic Charities

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 11-01-2018 | 15:00:25

Sau nhiều thập niên trợ giúp các gia đình tị nạn trở thành những công dân Hoa Kỳ, tổ chức Catholic Charities của Tổng Giáo Phận Dubuque đã tuyên bố hôm 18 tháng 12 rằng họ sẽ phải chấm dứt công việc của mình. Cơ quan tái định cư dành cho những người tị nạn với 77 năm hoạt động sẽ bị đóng cửa.

“Tổ chức Catholic Charities của Tổng Giáo phận Dubuque đã tái định cư cho những người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới tại Đông Iowa từ năm 1940”, Tracy Morrison, giám đốc điều hành của tổ chức, cho biết trong một tuyên bố của văn phòng Catholic Charities Địa phận Dubuque. “Đó là một tổn thất đối với toàn bộ cộng đồng của chúng ta”.

“Đức tin của chúng ta hướng dẫn chúng ta tin vào phẩm giá của tất cả mọi người và sự cần thiết phải bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là những người tị nạn và những người nhập cư”, Đức Tổng giám mục Michael Jackels Địa phận Dubuque cho biết thêm. “Quả là một điều hết sức đau buồn khi chúng tôi phải tuyên bố kết thúc sứ vụ này”.

A Pakistani woman and her daughter stand in a buffet line during a Catholic Charities-hosted party for refugees held in observance of World Refugee Day June 20 in Amityville, N.Y. (CNS photo/Gregory A. Shemitz) See POPE-SHARE-JOURNEY Sept. 27, 2017.

Nữ tu Donna Markham, O.P., chủ tịch và C.E.O. của tổ chức Catholic Charities Hoa Kỳ, lo ngại rằng văn phòng tị nạn Dubuque chỉ là sự khởi đầu của những gì có thể trở thành một khuôn mẫu trên toàn quốc đối với những nỗ lực tái định cư nhỏ khác. Các chỉ thị mới của các viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 12 với 9 tổ chức tái định cư lớn dành cho những người tị nạn ở Hoa Kỳ – mà Catholic Charities là tổ chức lớn nhất nằm trong số đó, nữ tu Markham nói – cho thấy hàng trăm chương trình tái định cư cho người tị nạn trên toàn quốc có thể sẽ bị đóng cửa trong những tháng tới.

“Chúng tôi đã nhận được một số dấu hiệu cho thấy rằng các cơ quan phục vụ không dưới 100 khách hàng tái định cư một năm có nguy cơ bị đình chỉ, đánh mất các hợp đồng liên bang”, nữ tu Markham nói. “Vì vậy, một số cơ quan nhỏ sẽ bị đe dọa”.

Nữ tu Markham nhấn mạnh rằng việc chấm dứt các chương trình tị nạn “không phải là một quyết định mà Catholic Charities đang thực hiện … điều này đang được thúc đẩy bởi các quyết định của chính quyền Trump.

“Rõ ràng cung giọng từ phía chính quyền đó là những người nhập cảnh vào Hoa Kỳ đến từ một nền văn hoá khác đang phải đối mặt với việc thiếu sự hiếu khách và tinh thần hoan nghênh, vốn chính là một sự thẹn thùng đối với nhiều người trong chúng ta với tư cách là công dân Hoa Kỳ”, nữ tu Markham nói.

“Chúng tôi nghĩ rằng 25 đến 30% các cơ quan của chúng ta đang có nguy cơ”, nữ tu Markham nói. Điều đó có nghĩa là có tới 17 đến 23 văn phòng Catholic Charities trên khắp đất nước hiện đang phải đối mặt với việc chấm dứt các chương trình vốn đã thành công đối với hàng ngàn người tị nạn vào xã hội Mỹ trong nhiều thập kỷ. Tổng cộng có khoảng 70 trong số 166 văn phòng của Catholic Charities Hoa Kỳ còn duy trì các chương trình tị nạn.

Theo nữ tu Markham, sự mất mát tiềm ẩn trong hồi ức, chuyên môn và kinh nghiệm của tổ chức là không thể kể xiết.

Các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ các gia đình tị nạn hòa nhập với cuộc sống tại Hoa Kỳ, từ việc tiếp cận các lớp học ngôn ngữ và đào tạo nghề, việc hỗ trợ nhà ở và hội nhập xã hội cũng như việc chăm sóc sức khoẻ, không dễ dàng tái tạo. “Đây là một sự tổn thất to lớn đối với Catholic Charities”, nữ tu Markham nói.

“Chúng tôi đã cố gắng chọn ra một số nhân viên phụ trách tái định cư cho những người tị nạn và đào tạo họ để làm việc với những người nhập cư không có giấy tờ, giúp họ có được tư cách pháp nhân, nhưng việc phát triển kỹ năng quả là hết sức khó khăn”.

Và, việc giả định sự thay đổi các chính sách trong tương lai có thể trở nên rộng rãi hơn đối với những người tị nạn trên thế giới, việc mở lại một cơ sở có thể cho thấy tốn kém. Nữ tu Markham cho biết: “Sự phức tạp trong việc đào tạo một người làm công tác quản lý những khách hàng này khá phức tạp. “Đây không phải là những chương trình vốn chỉ có thể được khởi động lại”.

Bất chấp những lời chỉ trích từ một số nhà bình luận bảo thủ và có tư tưởng cực hữu, tổ chức Catholic Charities và các cơ quan khác tham gia vào các dịch vụ tị nạn không chỉ đau đớn đối với sự tổn thất trong các ký kết của liên bang. Thật vậy, theo nữ tu Markham, tổ chức Catholic Charities không hề kiếm được một xu nào từ các chương trình tị nạn. Giống như hầu hết những nỗ lực của Catholic Charities, việc tái định cư tị nạn đều được thanh toán thông qua sự kết hợp của các nguồn lực công cộng và tư nhân, tiếp tay cho việc gây quỹ cho Catholic Charities. Các hợp đồng liên bang chi trả khoảng 70% chi phí cho việc tái định cư tị nạn và tổ chức Catholic Charities sẽ chi trả 30% còn lại, trên thực tế, trợ cấp cho chính sách của Mỹ về việc hội nhập những người tị nạn.

Tuy nhiên, đối mặt với sự mất mát đối với tất cả sự hỗ trợ liên bang, nữ tu Markham không tin rằng các cơ quan Catholic Charities cá nhân với những cơ sở khách hàng nhỏ hơn sẽ có thể đảm nhận toàn bộ chi phí cho những chương trình như vậy. Tuy nhiên, họ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những người tị nạn bất cứ cách nào họ có thể thông qua các chương trình khác của Catholic Charities như hỗ trợ nhà ở, thực phẩm hoặc các trợ cấp xã hội khác.

Nữ tu Markham lưu ý rằng phương pháp tiếp cận đặc biệt cho thấy một cách kém hiệu quả để giúp người tị nạn hội nhập vào đời sống Mỹ”, vốn chính là mục tiêu của chương trình tái định cư cho người tị nạn liên bang”.

Một phần của cuộc khủng hoảng đang xuất hiện ở các văn phòng tái định cư nhỏ phản ánh sự sụt giảm số lượng những người tị nạn được phép vào Hoa Kỳ. Trong năm cuối cùng của chính quyền Obama, 110.000 người tị nạn đã được tiếp nhận. Con số này đã giảm xuống còn 45.000 người vào năm ngoái, mức thấp nhất kể từ khi hệ thống nhập cư tị nạn hiện đại của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1980. Tuy nhiên số liệu tái định cư tị nạn của Hoa Kỳ đang trên đà giảm sút thậm chí còn nhiều hơn trong năm tới. Theo báo cáo của tờ Wall Street Journal, chỉ có 5.000 người tị nạn được Hoa Kỳ chấp nhận trong quý đầu tiên của năm tài chính 2018, có nghĩa là chỉ có khoảng 20.000 người tị nạn được phép vào nước này trong năm nay.

Theo số liệu của LHQ, hiện nay có tới 22.5 triệu người hiện đang tị nạn đông đảo ở các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan và Kenya. Hàng ngàn trong số hàng triệu người đó đã chờ đợi, thường là trong nhiều năm, để được tái định cư tại Hoa Kỳ.

Thậm chí ngay cả khi chính quyền Trump vẫn tiếp tục hàng loạt những thay đổi về chính sách được nhiều người giải thích như là một sự trừng phạt không cần thiết đối với những người bị buộc phải di cư do tội phạm, các cuộc xung đột hoặc tình trạng đói nghèo, nữ tu Markham đã thúc giục tất cả mọi tín hữu Công giáo Hoa Kỳ cần phải ghi nhớ nghĩa vụ thiêng liêng của họ đối với những người tị nạn và những người nhập cư “đến từ khắp nơi trên toàn thế giới” và xuất phát từ mọi niềm tin tôn giáo.

Người Công giáo tại Hoa Kỳ đang cử hành Tuần lễ Di dân Quốc gia, vốn sẽ bế mạc vào Ngày Di dân và Tị nạn Thế giới lần thứ 104 vào ngày 14/1 sắp tới. Những hành động của chính quyền đối với con số những người tị nạn đối nghịch với tinh thần sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho sự kiện này.

Bằng việc nhớ lại rằng “mỗi người lạ mặt gõ cửa nhà chúng ta chính là một cơ hội gặp gỡ Đức Giêsu Kitô”, ĐTC Phanxicô kêu gọi “những lựa chọn rộng lớn hơn đối với những người nhập cư và những người tị nạn nhập cảnh vào các quốc gia tiếp nhận một cách an toàn và hợp pháp” và “một sự cam kết cụ thể nhằm tăng thêm và đơn giản hóa đối với quá trình cấp visa nhân đạo và việc đoàn tụ các gia đình”.

Ngoài sự tổn hại về tinh thần do sự thờ ơ tập thể đối với những người tị nạn, nữ tu Markham lập luận rằng tất cả mọi công dân Hoa Kỳ đều thua thiệt khi chính phủ liên bang quay lưng lại với những người tị nạn. “Chúng ta sẽ mất đi một số công dân cực kỳ có giá trị, những người sẽ đóng góp vô cùng đáng kể cho chất lượng xã hội chúng ta”, nữ tu Markham nói.

Sự đánh giá tích cực đó đã được chia sẻ, một cách kỳ quặc, bởi chính quyền Trump. Một nghiên cứu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh năm ngoái, vốn đã được đề nghị nhưng sau đó dường như đã bị bãi bỏ bởi các quan chức cấp cao trong chính quyền Trump, đã phát hiện ra rằng những người tị nạn cuối cùng đã tạo ra doanh thu của chính phủ hơn 63 tỷ đô la trong thập niên vừa qua so với chi phí hỗ trợ việc hội nhập xã hội của họ.

Và một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 năm 2017 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame kết luận rằng lợi ích kinh tế lâu dài cho xã hội Hoa Kỳ vượt xa chi phí cho việc tái định cư những người tị nạn trưởng thành, và đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tị nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ khi còn là trẻ em thậm chí còn tốt hơn việc đầu tư xã hội.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube