Bầu cử Quốc hội: “Dân bầu thì ráng chịu, chứ kỷ luật ai”

Kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 đã đi vào giai đoạn cuối. Sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3, Hội đồng bầu cử quốc gia đã làm xong công tác nhân sự với số lượng ứng cử viên được “cơ cấu”, để bước vào vòng bỏ phiếu sau cùng.

Cần phải hủy bỏ cơ chế Đảng cử dân bầu.

Cần phải hủy bỏ cơ chế Đảng cử dân bầu.

Theo cơ cấu đã được kế hoạch từ trước, 95% ứng cử viên sẽ là người của Đảng Cộng sản (ĐCS) do Trung ương hoặc do Mặt trận Tổ quốc – cơ quan ngoại vi của ĐCS – giới thiệu. Số ngoài ĐCS không được quá 5%, tức khoảng từ 25-50 ứng cử viên.

Như chúng ta biết, ngay cả 5% ứng viên ít ỏi ngoài ĐCS, nếu muốn trở thành ứng cử viên chính thức, cũng phải thuộc thành phần đã được cơ cấu. Một dạng “quân xanh, quân đỏ” được chọn lựa kỹ lưỡng cho đủ “mâm” nhằm che mắt dư luận về một kỳ “bầu cử dân chủ đến thế là cùng”.

Do đó, thật dễ hiểu và dễ biết trước, vì sao hầu hết các ứng viên tự ứng cử đều đã bị loại. Mặc dù trong số họ có người được công luận đánh giá là “ứng viên sáng giá” cho vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14 tới.

Phần việc còn lại của Ủy ban bầu cử Quốc gia từ nay cho tới ngày bầu cử là sắp xếp, phân bổ các ứng cử viên theo ý… ĐCS. Dự kiến khoảng 896 ứng cử viên sẽ được chia thành 183 đơn vị bầu cử, để người dân “đi bầu” lấy 500 đại biểu Quốc hội mà đa số dân chúng biết rằng đã được cơ cấu từ trước.

Chung-Tay-450x313“Diễm phúc” của người dân là cầm lá phiếu đi bầu những người mà họ chưa từng bao giờ gặp mặt. Kịch hơn, dân còn không hề biết những người ấy là ai, lập trường chính trị thế nào và đâu là chương trình tranh cử của họ?

Điều đáng nói là: ai cũng biết trong hệ thống chính trị Việt Nam, các kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp luôn mang tính chất “đảng cử dân bầu”, tuy nhiên, không ai đủ can đảm để phản đối ví dụ bằng cách tẩy chay các kỳ bầu cử “dân chủ”  như vậy. Phần lớn người dân tham gia bầu cử như một thứ bổn phận phải làm cho xong. Hiện tượng một người cầm cả nắm phiếu đại diện cho cả nhà đến bỏ vào thùng phiếu trở nên khá phổ biến tại các kỳ bầu cử ở Việt Nam.

Đó là chưa kể, tại mỗi địa điểm bỏ phiếu, luôn có một số lượng phiếu dự phòng, để các đơn vị bầu cử nhiệt tình giúp “bỏ hộ” những cử tri “quên” đến bầu hoặc vì lý do nào đó chậm trễ đến phòng phiếu. Mỗi đơn vị bầu cử đều được giao chỉ tiêu 100% cử tri đi bầu để lấy “thành tích” chào mừng sự thành công của kỳ “bầu cử”.

Về phía người dân, lối hành xử thiếu trách nhiệm công dân, tự phủ nhận quyền tham gia chính trị của bản thân như trên, đã gây nên biết bao nhiêu thảm họa cho xã hội, mà hậu quả cuối cùng, trớ trêu thay, lại vẫn do người dân gánh chịu.

Thực trạng tồi tệ của đất nước hiện nay như kinh tế xuống cấp, đạo đức băng hoại, tham nhũng lan tràn, thực phẩm độc hại, biên cương lãnh thổ bị xâm lấn, giáo dục lạc hậu và lạc hướng, quan chức sống phè phỡn trên nhung lụa, tài nguyên khoáng sản bị đào bán vô tội vạ, xã hội bất an… một phần lớn, đến từ hệ thống chính trị không phục vụ người dân, không nhắm công thiện công ích đích thực.

Thế nhưng, ở góc ngược lại, ta thấy phần lỗi chính cũng thuộc về từng người dân nữa. Chúng ta đã thờ ơ với thời cuộc và để mặc cho người khác giật cương điều khiển mình. Chúng ta cam chịu thân phận “dân vạn đại” với cái tâm thế hết sức tự ti “không thể làm được gì đâu”, rồi để mặc cho một tổ chức chính trị độc quyền, độc diễn… đến bao giờ?

An Dân

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube