Tác giả người Mỹ: ‘Đức Phanxicô đã tận dụng các nhà ngoại giao để thiết lập nền văn hóa gặp gỡ’

Trang bìa của 'C“Các nhà ngoại giao của Thiên Chúa: Giáo hoàng Phanxicô, Ngoại giao Vatican và Armageddon của Mỹ”. (Ảnh: Twitter)

Trang bìa của cuốn “Các nhà ngoại giao của Thiên Chúa: Giáo hoàng Phanxicô, Ngoại giao Vatican và Armageddon của Mỹ” (Ảnh: Twitter)

Theo một cuốn sách mới, chính sách ngoại giao của Vatican đã khác biệt hẳn so với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó nêu chi tiết các ví dụ để minh họa cho sự chia rẽ ngày càng gia tăng.

“Trong khi Đức Phanxicô tiếp tục chủ nghĩa thực dụng của hai vị tiền nhiệm của mình, ngài cũng là một nhà quản trị giỏi, người đã huy động toàn bộ ngoại giao đoàn với những tài sản liên kết của mình để thực hiện nền văn hóa của sự gặp gỡ”, tác giả Victor Gaetan cho biết. “Những thành tựu của Đức Thánh Cha Phanxicô xứng đáng được đánh giá cao, đặc biệt là khi có quá nhiều lời chỉ trích ngẫu nhiên, không công bằng được triển khai chống lại ngài”.

“Các nhà ngoại giao của Thiên Chúa: Giáo hoàng Phanxicô, Ngoại giao Vatican và Armageddon của Mỹ” (God’s Diplomats: Pope Francis, Vatican Diplomacy and America’s Armageddon), do Rowman và Littlefield xuất bản ngày 15 tháng 7, sử dụng các nguồn nội bộ, bản đồ và báo cáo thực địa để tiết lộ thế giới quan trọng của ngoại giao quốc tế, được bổ sung bằng việc tác giả Gaetan tiếp cận với Văn khố Cơ mật Vatican.

Cuốn sách ủng hộ quan điểm ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxicô vốn đã hoạt động tốt hơn “cách tiếp cận quân sự hóa” trong chính sách gần đây của Hoa Kỳ và thể hiện những tiến bộ mà Vatican đã đạt được với tư cách là người trung gian và hòa giải, thậm chí ngay cả với các quốc gia từng bị coi là thù địch.

Tác giả Gaetan đã từng là phóng viên quốc tế của hãng tin CNS (Dịch vụ Tin tức Công giáo) và NCR National Catholic Register), viết tin từ Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh, đồng thời cũng đóng góp cho tạp chí Foreign Affairs và tạp chí Công giáo America. Trong số các bằng cấp khác, ông có bằng Thạc sĩ về luật và ngoại giao tại Trường Fletcher, Đại học Tufts, Medford, Massachusetts.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 28 tháng 7 với CNS, tác giả Gaetan cho biết cá nhân ông đã được hưởng lợi từ chính sách ngoại giao của Vatican khi còn nhỏ ở Romania, khi các cuộc đàm phán với chế độ cộng sản dẫn đến việc mở cửa trở lại các nhà thờ.

Tác giả Gaetan cũng cho biết thêm rằng các quan chức kỳ cựu của Hoa Kỳ coi ‘Ostpolitik’ (Chính sách hướng Đông) đối với Đông Âu của Rome là “viên ngọc quý của ngoại giao Vatican” và đồng thời cho biết nhiều nhà hoạch định chính sách đối ngoại đã ca ngợi “tính chuyên nghiệp và kiến thức sâu sắc” của các nhà ngoại giao Vatican.

“Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ khuyến khích sự đánh giá cao hơn về sự xuất sắc và sự thích hợp của thực tiễn ngoại giao của Vatican”, tác giả Gaetan phát biểu với CNS.

Như những ví dụ về các cách tiếp cận khác nhau giữa Vatican và Hoa Kỳ, ngày càng phát triển kể từ khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II “phản đối sâu sắc” cuộc xâm lược Iraq năm 2003, cuốn sách trích dẫn việc Vatican từ chối đè bẹp hạ thấp nước Nga, nhưng thay vào đó trau dồi nó như một “đồng minh có giá trị Kitô giáo” và sự khích lệ đối với các nhà lãnh đạo Kitô giáo ở Syria, những người đã tập hợp xung quanh Tổng thống Bashar Assad.

Giống như các vị Giáo hoàng trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Hồi giáo Shia ở Iran, Iraq và Lebanon, cuốn sách cho biết, trong khi sự tham gia của ngài cùng với các nhà lãnh đạo Hồi giáo Sunni ở Ai Cập, Ả Rập Saudi và các nơi khác dẫn đến một tuyên bố hòa bình mang tính lịch sử vào tháng 2 năm 2019 với Sheikh Ahmad el- Tayeb, Đại Imam của Đại học al-Azhar.

Tại Nam Sudan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủng hộ một chính phủ đoàn kết và phản đối “các biện pháp trừng phạt vô nghĩa” của Washington. Đức Thánh Cha cũng đã ủng hộ “giải pháp hai nhà nước” giữa Israel và Palestine, ký hiệp định song phương đầu tiên của Vatican với Palestine và phản đối kế hoạch hòa bình gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump và việc dời Đại sứ quán Mỹ đến Giêrusalem.

Tại Colombia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tìm cách chấm dứt “5 thập kỷ của những vụ giết người, tàn phá và buôn bán ma túy” bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo đối lập lại với nhau, cuốn sách cho biết.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất chấp những chỉ trích gay gắt của Hoa Kỳ bằng việc gia hạn thỏa thuận giữa Vatican 2020 với Trung Quốc, công nhận một quy trình chung để lựa chọn các Giám mục trong khi trao cho Đức Giáo hoàng quyền đưa ra quyết định sau cùng.

Tác giả Gaetan cũng cho biết thêm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã viếng thăm 52 quốc gia kể từ khi được bầu làm Giáo hoàng vào tháng 3 năm 2013, sử dụng quyền lực như một “thẩm quyền luân lý”, nhưng đồng thời cũng thực hiện “quyền kiểm soát sâu rộng” đối với bộ máy ngoại giao của Vatican.

“Tòa Thánh dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô không còn cái nhìn về Tây Âu nữa”, tác giả Gaetan nói.

“Đức Thánh Cha Phanxicô vô cùng thất vọng với các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Mỹ, khi các thương gia buôn bán vũ khí gây ra các cuộc xung đột, và ngài nhận thấy rất ít sự khác biệt giữa những kỳ vọng đế quốc của Mỹ, Nga hay Trung Quốc”, tác giả Gaetan cho biết thêm.

Tác giả Gaetan cho biết rằng ông tin rằng phần lớn “sự chỉ trích không ngừng” đối với Đức Thánh Cha Phanxicô ở Mỹ phản ánh “những nỗ lực sai lầm của chính quyền ngầm nhằm cắt giảm một cường quốc đối thủ” và “sự hoài nghi lẫn nhau giữa các đế chế có thế giới quan khác biệt sâu sắc”.

Mặc dù “nhỏ hơn Lầu Năm Góc và bãi đậu xe của nó”, Vatican có thể dựa trên một trường phái ngoại giao do Đức Giáo hoàng Clêmentê VI sáng lập năm 1701, tác giả Gaetan nói, đồng thời lưu ý rằng ngoại giao nhấn mạnh tính chất vô tư không thiên vị, đối thoại, và “thể hiện đức tin thông qua lòng bác ái”.

Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao đầy đủ với 181 quốc gia và hiện diện thường trực tại khoảng 40 tổ chức quốc tế, từ Liên hợp quốc và các cơ quan của nó cho đến Hội đồng châu Âu và Liên đoàn Ả Rập.

Trong cuộc phỏng vấn của mình, tác giả Gaetan cho biết các Đức Giáo hoàng đã thể hiện “sức mạnh tiên tri” bằng cách phản đối Hiệp ước Versailles năm 1919, vốn “trừng phạt nước Đức một cách quá khắc nghiệt” sau Thế chiến thứ nhất, và bằng cách chống lại áp lực của Hoa Kỳ nhằm thông qua Chiến tranh Triều Tiên trong những năm 1950 và hạn chế đối thoại với người cai trị Liên Xô Nikita Khrushchev vào những năm 1960.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết