Hôm qua, thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng chỉ riêng “thuật hùng biện về sự hòa nhập” là không đủ để tạo nên một “nền văn hóa hòa đồng xã hội” thực sự.
Trong bài phát biểu nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 30 tháng 3, Đức Giáo hoàng đã mô tả “sự hòa nhập” là “công thức nghi lễ của mọi bài diễn văn đúng đắn về mặt chính trị”.
Nhưng ngài nói rằng việc viện dẫn “sự hòa nhập” không đảm bảo “sự điều chỉnh thực sự” của xu hướng gạt ra bên lề những thành viên yếu đuối nhất của xã hội.
“Chắc chắn, sự hùng biện về hòa nhập là công thức nghi thức của mọi diễn ngôn đúng đắn về mặt chính trị. Nhưng nó vẫn không mang lại sự điều chỉnh thực sự đối với các thực hành trong sự chung sống bình thường: một nền văn hóa của sự dịu dàng xã hội đang vất vả đấu tranh để phát triển, ” ngài nói.
“Không! Tinh thần của tình huynh đệ giữa con người với nhau — mà tôi cảm thấy cần phải khởi động lại một cách mạnh mẽ — đang giống như một chiếc áo bị bỏ đi, để được ngưỡng mộ, vâng, nhưng… trong một viện bảo tàng. Chúng ta đánh mất sự nhạy cảm của con người, chúng ta đánh mất những chuyển động của tinh thần làm nên con người chúng ta ”.
Đức Giáo hoàng đã phát biểu như vậy tại Hội trường Phaolô VI vào ngày 30 tháng 3 trong buổi dạy giáo lý trực tiếp thứ năm của ngài về tuổi già, một phần của loạt bài mà ngài đã bắt đầu vào tháng Hai.
Đức Thánh Cha tập trung vào câu chuyện trong Tin Mừng Thánh Luca về cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật cao niên là ông Simeon và bà Anna, với Hài Nhi Giêsu.
“Cụ ông Simeon biết, nhờ ơn linh hững của Chúa Thánh Thần, rằng ông sẽ không chết trước khi nhìn thấy Đấng Mêsia. Cụ bà Anna đến đền thờ mỗi ngày, cống hiến hết mình cho việc phục vụ đền thờ, ” ĐGH nói.
“Cả hai vị đều nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong Hài Nhi Giêsu, Đấng lấp đầy sự chờ đợi bấy lâu của họ bằng sự an ủi ,và trấn an họ khi họ từ biệt cuộc sống.”
Đức Giáo hoàng nói rằng cả đời kiên nhẫn chờ đợi Chúa đã rèn giũa các giác quan tâm linh của cụ ông Simeon và cụ bà Anna.
Đức Thánh Cha nhận xét: “Ngày nay chúng ta cần điều này hơn bao giờ hết: chúng ta cần một tuổi già được ban tặng với các giác quan tâm linh sống động có khả năng nhận biết các dấu chỉ của Thiên Chúa, hay đúng hơn là Dấu Chỉ của Thiên Chúa, chính là Chúa Giêsu.
Đức Giáo hoàng cảnh báo những người hành hương rằng xã hội đương đại đang bị “u mê các giác quan tâm linh”.
“Sự vô cảm của các giác quan tâm linh – và điều này thật xấu xa – trong sự phấn khích và tu luyện của các giác quan thể lý, là một hội chứng phổ biến trong một xã hội nuôi dưỡng ảo tưởng về tuổi trẻ vĩnh cửu, và đặc điểm nguy hiểm nhất của nó nằm ở chỗ đó,” ĐTC nói.
“Chúng ta không nhận ra mình bị gây mê. Và điều này xảy ra: nó luôn xảy ra và nó xảy ra trong thời đại của chúng ta”.
ĐGH giải thích rằng sự “gây mê” này không có nghĩa đơn giản là mọi người không còn nghĩ đến Chúa hay tôn giáo.
Ngài nói: “Sự vô cảm của các giác quan tâm linh liên quan đến lòng trắc ẩn và sự thương hại, sự xấu hổ và sự hối hận, lòng trung thành và sự tận tâm, sự dịu dàng và danh dự, trách nhiệm của chính mình và nỗi buồn vì người khác,” ngài nói.
Đức Giáo hoàng nói thêm rằng người già là “nạn nhân đầu tiên của sự mất nhạy cảm này”.
Ngài nói: “Trong một xã hội thực hiện sự nhạy cảm chủ yếu để hưởng thụ, vẫn cần nhưng lại thiếu sự quan tâm đến những người yếu đuối, và thực ra, sự cạnh tranh của những người chiến thắng lại chiếm ưu thế.
Đức Thánh Cha gợi ý rằng câu chuyện của ông Simeon và bà Anna cho thấy một cách thoát khỏi xung đột thế hệ, lưu ý rằng các vị đó đã không hề phẫn nộ về chuyện họ chỉ là “nhân chứng” chứ không phải “nhân vật chính”.
Ngài nói: “Tuổi già đã hun đúc nên sự nhạy cảm của tâm hồn, dập tắt mọi đố kỵ giữa các thế hệ, mọi oán hận, mọi quy kết cho một cuộc phiêu lưu của Chúa trong thế hệ mai sau, xảy đến cùng với sự ra đi của chính mình.
Ngài tiếp tục: “Sự nhạy cảm tâm linh của tuổi già có khả năng phá vỡ sự cạnh tranh và xung đột giữa các thế hệ một cách đáng tin cậy và dứt khoát…”
“Điều này chắc chắn là không thể đối với con người, nhưng với Chúa thì có thể. Và ngày nay chúng ta cần điều đó rất nhiều, sự nhạy cảm của tâm hồn, sự trưởng thành của tinh thần; chúng ta cần những người lớn tuổi khôn ngoan, trưởng thành trong tinh thần, những người cho chúng ta hy vọng vào cuộc sống ”.
Thanh Tâm (theo CNA)