Đức Thánh Cha Phanxicô tại Malta: Lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa có nghĩa là không ai ‘không được ơn cứu độ’

Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ tại khu vực Granaries ở Floriana, Malta, ngày 3 tháng 4 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ tại khu vực Granaries ở Floriana, Malta, ngày 3 tháng 4 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ tại Malta rằng từ “không được ơn cứu độ” không tồn tại đối với Thiên Chúa, Đấng có lòng thương xót vô biên vô tận.

Phát biểu trước đám đông hàng nghìn người, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tín hữu Công giáo Malta hãy trở nên “những nhân chứng không mệt mỏi” về Lòng thương xót của Thiên Chúa tại một Thánh lễ được cử hành ngoài trời ở quảng trường công cộng lớn nhất ở thủ đô Valletta, vào ngày 3 tháng 4.

cq5dam.web.800.800 (1) cq5dam.web.800.800

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng Thiên Chúa luôn luôn tha thứ và tạo cơ hội cho một sự khởi đầu mới cho những ai tiếp cận với Lòng thương xót của Ngài.

“Không có tội lỗi hay sự thất bại nào của chúng ta lại không thể trở thành cơ hội để bắt đầu sống một cuộc sống mới và khác biệt dưới ngọn cờ của Lòng thương xót”, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong bài giảng của mình.

Đức Thánh Cha cho biết thêm rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ cho chúng ta, nhưng chính chúng ta mới là người mệt mỏi khi tìm kiếm lòng thương xót của Ngài.

“Đây chính là con người của Chúa Giêsu. Chúng ta thực sự biết Ngài khi chúng ta cảm nghiệm được sự tha thứ của Ngài, và khi… chúng ta khám phá ra rằng Thiên Chúa đến với chúng ta qua vết thương bên trong chúng ta. Đó thực sự là nơi Thiên Chúa muốn làm cho mình được tỏ lộ”, Đức Thánh Cha nói.

cq5dam.web.800.800 (2) cq5dam.web.800.800 (4)

Mọi người tập trung tại khu vực Granaries ở Floriana, một thị trấn kiên cố ở ngoại ô Valletta, reo hò và vẫy cờ Vatican khi Đức Thánh Cha Phanxicô tiến vào quảng trường bằng chiếc popemobile.

Thánh lễ được truyền trực tiếp là buổi quy tụ công khai lớn nhất trong chuyến Tông du hai ngày của Đức Thánh Cha tới Cộng hòa Malta từ ngày 2-3 tháng 4.

Khoảng 20.000 người đã có mặt tại quảng trường và khu vực lân cận để tham dự Thánh lễ, theo Văn phòng báo chí Tòa Thánh.

Trước khi đến quảng trường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dừng lại để đổi xe và bước lên chiếc popemobile mui trần phía trước nhà thờ có phần mộ của Thánh George Preca. Thánh Preca, người được Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI tuyên phong hiển Thánh vào năm 2007, đã thành lập Hiệp hội Giáo lý Kitô giáo, chuyên đào tạo các Giáo lý viên.

Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với một người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình được ghi lại trong Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Đức Thánh Cha giải thích rằng một khi “chúng ta mở lòng mình” với Thiên Chúa “trong sự thật, thì Ngài có thể thi thố những điều kỳ diệu nơi chúng ta”.

cq5dam.web.800.800 (3) cq5dam.web.800.800 (5)

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta nhận thấy điều này nơi người phụ nữ bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình. Tình cảnh của người phụ nữ này tưởng chừng như vô vọng, nhưng rồi một chân trời mới đầy bất ngờ đã mở ra trước mắt. Chị đã bị sỉ nhục và đang chờ đợi sự phán xét tàn nhẫn và sự trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, trước sự kinh ngạc của chị, chị nhận thấy mình được Thiên Chúa tha thứ, Đấng chỉ cho chị một tương lai mà chị không hề biết trước: ‘Không có ai kết án chị sao?’ – Chúa Giê-su nói với người phụ nữ – “Tôi cũng không kết án chị; Hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”.

“Sự tha thứ đã thay đổi cuộc đời của người phụ nữ đó”, Đức Thánh Cha cho biết thêm.

Hơn 85% dân số 478.000 người của Malta là người Công giáo đã được rửa tội, nhưng quốc gia này đã chứng kiến sự sụt giảm đều đặn về số người tham dự Thánh lễ trong nhiều thập kỷ.

Giáo hội Công giáo cho phép các thành viên của mình tìm kiếm sự tha thứ của Thiên Chúa thông qua Bí tích Hoà giải, trong đó một người thú nhận mọi tội lỗi của họ với một Linh mục và nhận được ơn tha tội.

Theo Giáo lý Hội thánh Công giáo, “Bí tích Hòa Giải với Thiên Chúa mang lại ‘một cuộc phục sinh thiêng liêng’ thực sự, làm phục hồi phẩm vị và những phúc lành của đời sống làm con cái Thiên Chúa, trong đó mối tâm giao với Thiên Chúa là cao quí nhất”.

Đức Thánh Cha Phanxicô ngỏ lời với các tín hữu Công giáo Malta: “Thiên Chúa cũng muốn chúng ta, những người môn đệ của Ngài, Giáo hội của Ngài, cũng như đã được Ngài tha thứ, trở thành những chứng nhân không mệt mỏi của sự hòa giải”.

Lòng thương xót vô biên vô tận của Thiên Chúa Trời và tầm quan trọng của đời sống chứng tá Kitô giáo đều là những chủ đề chính trong chuyến viếng thăm cuối tuần của Đức Thánh Cha tới Malta, vốn đã đưa ngài đến một Đền thờ dâng kính Đức Mẹ trên đảo Gozo và địa điểm mà truyền thống cho rằng Thánh Phaolô Tông đòp đã lưu lại sau khi đặt chân lên hòn đảo này vào năm 60 sau Công nguyên.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ những người di cư tại Trung tâm Hòa bình Gioan XXIII, một trung tâm tiếp nhận những người nhập cư ở Hal Far, trước khi ngài khởi hành trở về Rôma trên chuyến bay Air Malta vào tối hôm Chúa nhật. Đức Thánh Cha đã tổ chức một cuộc họp báo trên chuyến bay.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết