Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Mục tử hoàn cầu

Đức Thánh Cha Phanxicô chào hỏi một cụ bà khi ngài gặp gỡ những người trong một khu dân cư nghèo ở Asuncion, Paraguay, vào ngày 12 tháng 7 năm 2015 (Ảnh: CNS/Paul Haring)

Đức Thánh Cha Phanxicô chào hỏi một cụ bà khi ngài gặp gỡ những người trong một khu dân cư nghèo ở Asuncion, Paraguay, vào ngày 12 tháng 7 năm 2015 (Ảnh: CNS/Paul Haring)

Một tháng kể từ ngày 13 tháng 2 sẽ đánh dấu kỷ niệm 10 năm Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu làm Giáo hoàng. Trong những tuần lễ sắp tới, chúng tôi sẽ dành một số mục để suy ngẫm về thập kỷ lôi cuốn này trong lịch sử Giáo hoàng. Đây không phải là một lời cáo phó sớm. Chúng tôi cũng sẽ giải thích việc 10 năm qua đã vẽ nên bức tranh về những gì chúng ta có thể mong đợi khi Đức Thánh Cha bắt đầu thập kỷ thứ hai lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô.

10th Anniv Pope Francis cap 480X280-01 (1)_0Điều đầu tiên làm nổi bật cách tiếp cận của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Sứ vụ Phêrô là tính nhạy cảm mục vụ của ngài. Thật vậy, đây là điều khiến ngài khác biệt vào đêm đầu tiên khi ngài được bầu làm Giáo hoàng vào năm 2013. Sau khi chào đám đông bằng câu “buona sera” và nói với họ rằng các Hồng y đã đi đến “tận cùng thế giới” để tìm một Giám mục mới cho Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị đám đông cầu nguyện trước hết cho người tiền nhiệm của ngài, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô hướng dẫn mọi người hiện diện tại Quảng trường đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và Sáng Danh, những lời cầu nguyện mà thậm chí ngay cả một đứa trẻ cũng biết. Kế đến, Đức Thánh Cha xin mọi người cầu nguyện cho ngài, vị tân Giám mục của họ, trước khi ban phép lành, cúi đầu và để cho sự im lặng bao trùm đám đông khổng lồ. Sau đó, Đức Thánh Cha ban phép lành và chúc mọi người ngủ ngon.

Ngày hôm sau, chúng ta được biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã không sống trong Điện Tông Tòa mà thay vào đó, ở Domus Sanctae Marthae, nhà khách dành cho du khách đến thăm Vatican. Điều này đã được coi là một dấu hiệu cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô yêu chuộng sự khó nghèo. Căn hộ của Đức Thánh Cha trong Điện Tông Tòa, bất chấp tên gọi, đặc biệt không xa hoa lộng lẫy. Căn phòng Raphael và căn hộ Borgia, mà khách du lịch có thể ghé thăm trong chuyến tham quan bảo tàng Vatican, đều sang trọng, nhưng căn hộ của Đức Phanxicô thì giống như của một người bình thường. Căn hộ này cũng nằm ở xa, và Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ ra rằng việc di chuyển của ngài phản ánh nhu cầu được ở gần với mọi người.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây xôn xao ngay từ đầu Triều đại Giáo hoàng của mình khi, trong một cuộc họp báo trên chuyên cơ dành riêng cho Giáo hoàng trở về từ Brazil, Đức Thánh Cha đã được hỏi về các Linh mục đồng tính. “Nếu ai đó là người đồng tính và anh ta tìm kiếm Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai mà lại dám phán xét?”. Mọi cái đầu đều nổ tung! Làm thế nào một Giáo hoàng lại có thể nói một điều như vậy? Những nhà phê bình bảo thủ bày tỏ sự “bối rối” nhưng những người còn lại trong chúng tôi đều nhận ra một vị Mục tử quan tâm đến việc khích lệ mọi người hơn là phán xét họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô mỗi sáng đều giảng tại nhà nguyện ở Domus, và Vatican đã xuất bản một bản tóm tắt các văn bản. Các bài giảng của Đức Thánh Cha hết sức ấm cúng, dễ tiếp cận. Một bài giảng của Đức Ratzinger thì nặng nề đồ sộ với nhiều điều suy tư, nhưng bài giảng của Đức Bergoglio thì không như vậy. Điều đó không đồng nghĩa với một sự sai lầm. Trái lại, có một sự triệt để trong một bài giảng của Đức Bergoglio. Đức Bergoglio có sở trường đi vào trọng tâm của vấn đề và ngài giảng theo cách gây được tiếng vang với tất cả mọi người hiện diện.

Một trong những bài giảng yêu thích của tôi từ những năm đầu đó đến vào ngày 15 tháng 12 năm 2014, khi Đức Thánh Cha Phanxicô thuyết giảng về việc các Thượng tế chất vấn Chúa Giêsu về thẩm quyền mà ngài giảng dạy. Tại một thời điểm, Đức Thánh Cha đã nói về đặc tính của sự thận trọng trong mọi thời đại: “Đây là kịch tính về sự giả hình của dân tộc này. Và Chúa Giêsu không bao giờ thương lượng con tim của Ngài, con tim của Con Chí Ái của Chúa Cha, nhưng Ngài hết sức cởi mở với dân chúng, tìm những cách thức để nâng đỡ họ. ‘Nhưng ông không thể làm như vậy được; lề luật của chúng tôi không cho phép!’, các Thượng tế nói. ‘Tại sao các môn đệ của ông lại ăn lúa mì ngoài đồng? Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát!’. Họ quá cứng nhắc trong lề luật của họ: ‘Không, lề luật không thể bị vi phạm, đó là điều thiêng liêng'”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thêm một điểm về việc xưng tội: “Và đôi khi, tôi thú nhận với anh chị em một điều, khi tôi thấy một Kitô hữu, một Kitô hữu kiểu như vậy, với một trái tim yếu đuối, không vững vàng, không kiên định trên đá — Chúa Giêsu — và với vẻ ngoài cứng nhắc như vậy, tôi thưa với Chúa: ‘Nhưng lạy Chúa, xin hãy ném vỏ chuối trước mặt họ, để họ trượt ngã, và cảm thấy hổ thẹn vì mình là kẻ tội lỗi, và rồi gặp gỡ Ngài, và nhận ra rằng Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ’. Nhiều khi tội lỗi khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ, và làm cho chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng tha thứ cho chúng ta, như những người bệnh tật đã ở đó và đến với Chúa Giêsu để được chữa lành”.

Tôi nhớ mình đã cười thành tiếng khi ngồi trước máy tính và đọc về cái vụ vỏ chuối đó!

Đôi khi, phong cách mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô khiến những người theo chủ nghĩa tự do cảm thấy khó chịu. Ngay từ đầu Triều đại Giáo hoàng của mình, rõ ràng là Đức Phanxicô đã đề cập đến ma quỷ thường xuyên hơn những người tiền nhiệm hậu Công đồng của ngài. Việc xem ma quỷ như một cái gì đó được nhân cách hóa không phải là cách mà hầu hết những người hiện đại có xu hướng nghĩ về nó, nhưng Chúa Giêsu không có sự đắn đo như vậy. Lòng mộ đạo bình dân, đặc biệt là trong số những người thực sự bị gạt ra bên lề xã hội, luôn bày tỏ ý tưởng rằng sự dữ hiện diện theo cách gợi ý một sự nhân cách hóa mạnh mẽ siêu việt.

Đức Thánh Cha Phanxicô ôm ông Vinicio Riva, 53 tuổi, trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican ngày 6 tháng 11 (Ảnh: CNS/EPA/Claudio Peri)

Đức Thánh Cha Phanxicô ôm ông Vinicio Riva, 53 tuổi, trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican ngày 6 tháng 11 (Ảnh: CNS/EPA/Claudio Peri)

Chúng ta không còn thấy Đức Thánh Cha Phanxicô hòa mình vào đám đông như những năm đầu tiên. Đầu gối bị đau của ngài làm cho điều đó khó trở nên khăn hơn. Nhưng những hình ảnh Đức Thánh Cha dừng chiếc popemobile để cho phép một phụ huynh trao cho ngài một em bé để ngài chúc lành, hay bước ra khỏi xe để vuốt ve một người đàn ông bị bệnh biến dạng nghiêm trọng, những hình ảnh này cho thấy một người đã dấn thân vào thế giới bằng con mắt của Chúa Giêsu. Khó có thể tìm ra một định nghĩa nào tốt hơn về một vị Mục tử hơn là định nghĩa đó, cuốn hút mọi người bằng con mắt của Chúa Giêsu.

Một phẩm chất đáng chú ý của vị Giáo hoàng này là ngài chỉ dành những lời cay nghiệt cho những người đạo đức giả và những kẻ huênh hoang khoác lác, hay nói đúng hơn là những kẻ tự cao tự đại. Với dân Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô tỏ ra quảng đại và cảm thông.

Sự bất công cũng khiến Đức Thánh Cha Phanxicô nổi giận và điều đó không bắt nguồn từ một cam kết cao cả nào đó đối với một trật tự xã hội khác, mà từ kinh nghiệm của ngài với tình trạng nghèo đói cùng cực, trước hết là ở các khu ổ chuột ở Buenos Aires và giờ đây là ở các khu ổ chuột khác nhau trên toàn thế giới, gần đây nhất là ở Châu phi. Đức Thánh Cha đã tố cáo nền kinh tế học tân tự do không phải từ quan điểm kinh tế mà từ quan điểm con người, từ những gì nó làm, chứ không phải những lý thuyết của nó. Đức Thánh Cha Phanxicô thấu hiểu và yêu thương những người đã bị ném ra vệ đường sau khi rơi vào tay những tên trùm tư bản vô đạo trên đường đến Giê-ri-khô tân tự do. Phải chăng Đức Phanxicô dường như có vẻ thoải mái khi ở giữa những người nghèo cùng cực hơn là hiện diện tại các nghi lễ chào đón ở sân bay khi xung quanh ngài là những người nắm giữ quyền lực?

Đức Thánh Cha Phanxicô dừng lại để hôn một đứa trẻ khi ngài đi trên chiếc xe popemobile đến Hội trường Độc lập, ngày 26 tháng 9 năm 2015, ở Philadelphia (Ảnh: CNS/Reuters/Jim Bourg)

Đức Thánh Cha Phanxicô dừng lại để hôn một đứa trẻ khi ngài đi trên chiếc xe popemobile đến Hội trường Độc lập, ngày 26 tháng 9 năm 2015, ở Philadelphia (Ảnh: CNS/Reuters/Jim Bourg)

Suốt hơn hai thế kỷ qua, các Hồng y đã bầu các nhà ngoại giao hoặc ứng cử viên có kinh nghiệm mục vụ làm Giáo hoàng. Trớ trêu thay, các vị Giáo hoàng đến từ thế giới mục vụ lại có xu hướng bảo thủ cực đoan nhiều hơn, chẳng hạn như Đức Piô IX và Đức Piô X, còn các nhà ngoại giao như Đức Piô VII, Đức Bênêđictô XV và Đức Gioan XXIII lại là các vị Giáo hoàng nghiêng về mục vụ nhiều hơn. Trong thời đại của chúng ta, Đức Giáo hoàng Mục tử Gioan Phaolô II không phải là người bảo thủ cực đoan, nhưng cách ngài giải thích Công đồng Vaticanô II lại có vẻ bảo thủ hơn so với nhiều anh em Giám mục của ngài. Đức Bênêđictô XVI thì đã ngồi bàn giấy trong Giáo triều Vatican suốt 24 năm khi ngài được bầu làm Giáo hoàng. Đức Phanxicô, một người con đến từ châu Mỹ Latinh, đã được hưởng lợi từ việc lục địa đó tiếp nhận Vaticanô II với quyết tâm liên tục đặt câu hỏi: Lựa chọn ưu tiên người nghèo nghĩa là gì? Cuộc đấu tranh để trả lời cho câu hỏi đó đã định hình cách mạnh mẽ phong cách mục vụ của ngài.

Mục tử. Đó là từ đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta khi chúng ta cố gắng hiểu về Triều đại Giáo hoàng này. Chắc chắn là Đức Phanxicô sắc sảo về mặt thần học, nhưng ngài được đào tạo về thần học mục vụ cũng như nghiên cứu về tín lý hoặc luân lý. Đức Phanxicô không ngại tiếp xúc với các chính trị gia trên thế giới, nhưng ngài thiếu sự thận trọng của một nhà ngoại giao. Đức Phanxicô bước vào thế giới với vòng tay rộng mở và thế giới yêu mến ngài vì điều đó. Đức Phanxicô là vị Linh mục quản xứ của thế giới, và phẩm chất đó tạo cơ sở và định hình mọi khía cạnh khác trong Triều đại Giáo hoàng của ngài.

 Minh Tuệ (theo NCR Online)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết