Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo dục Công giáo vô cùng quan trọng trong 'thời đại ngập tràn thông tin'

(Ảnh: Daniel Ibanez/ CNA)

(Ảnh: Daniel Ibanez/ CNA)

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng việc đào tạo và giáo dục Công giáo quan trọng hơn bao giờ hết trong “thời đại tràn ngập thông tin thường được truyền đi mà không có sự suy xét sáng suốt hoặc tư duy phản biện”.

“Với tư cách là những nhà giáo dục, anh chị em được kêu gọi để nuôi dưỡng khát vọng về chân, thiện và mỹ nằm trong trái tim của mỗi cá nhân, để tất cả mọi người có thể học cách yêu cuộc sống và mở ra với sự sống viên mãn”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong một thông điệp được gửi đến một phái đoàn từ các trường đại học Công giáo nói tiếng Anh vào ngày 20 tháng 4.

“Giáo dục Công giáo cũng là truyền giáo: làm chứng cho niềm vui của Tin Mừng và sức mạnh của Tin Mừng để đổi mới các cộng đồng của chúng ta, đồng thời mang lại hy vọng và sức mạnh để đối mặt với những thách thức của thời hiện tại một cách khôn ngoan”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ phái đoàn đến từ Tổ chức các Nhà nghiên cứu Toàn cầu Thúc đẩy Giáo dục Công giáo (G.R.A.C.E.) tại Điện Tông Tòa, Vatican vào sáng hôm thứ Tư ngày 20 tháng 4 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ phái đoàn đến từ Tổ chức các Nhà nghiên cứu Toàn cầu Thúc đẩy Giáo dục Công giáo (G.R.A.C.E.) tại Điện Tông Tòa, Vatican vào sáng hôm thứ Tư ngày 20 tháng 4 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ một phái đoàn đến từ Tổ chức các Nhà nghiên cứu Toàn cầu Thúc đẩy Giáo dục Công giáo (G.R.A.C.E.) tại Điện Tông Tòa của Vatican vào sáng hôm thứ Tư.

Dự án GRACE là sự hợp tác giữa 5 trường đại học Công giáo ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Úc.

Trong những lời nhận xét bằng văn bản được chuẩn bị cho cuộc họp và được trao cho phái đoàn, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các đại diện của trường đại học Công giáo phân định “những cách thức sáng tạo trong việc kết hợp nghiên cứu với những thực tiễn tốt nhất để các giảng viên có thể phục vụ toàn bộ con người trong quá trình phát triển con người toàn diện”.

“Nói một cách ngắn gọn, điều này có nghĩa là cùng một lúc đào tạo cái đầu, đôi tay và trái tim: bảo vệ giữ gìn và tăng cường mối liên kết giữa việc học, thực hành và cảm nhận theo nghĩa cao quý nhất. Bằng cách này, anh chị em sẽ có thể cung cấp không chỉ một chương trình giảng dạy học thuật xuất sắc, mà còn cung cấp một tầm nhìn mạch lạc về cuộc sống được truyền cảm hứng từ những Giáo huấn của Chúa Kitô”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Theo nghĩa này, công việc giáo dục của Giáo Hội không chỉ nhằm mục đích ‘phát triển sự trưởng thành của con người … mà còn đặc biệt hướng tới việc đảm bảo rằng những người đã được rửa tội trở nên trân trọng hơn món quà đức tin mà họ đã lãnh nhận’” (Tuyên ngôn Gravissimum Educationis của Công đồng Vatican II, 2).

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ phái đoàn đến từ Tổ chức các Nhà nghiên cứu Toàn cầu Thúc đẩy Giáo dục Công giáo (G.R.A.C.E.) tại Điện Tông Tòa, Vatican vào sáng hôm thứ Tư ngày 20 tháng 4 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ phái đoàn đến từ Tổ chức các Nhà nghiên cứu Toàn cầu Thúc đẩy Giáo dục Công giáo (G.R.A.C.E.) tại Điện Tông Tòa, Vatican vào sáng hôm thứ Tư ngày 20 tháng 4 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Thông qua dự án GRACE, mối quan hệ đối tác lâu dài đã được hình thành giữa Cao đẳng Boston ở Hoa Kỳ, Đại học Notre Dame ở Úc, Cao đẳng Mary Immaculate College Limerick ở Ireland, Đại học Saint Mary’s Twickenham ở Vương quốc Anh và Văn phòng Giáo dục Công giáo Quốc tế tại Rôma.

Nhóm tổ chức các cuộc họp và hội thảo trực tuyến, đồng thời hỗ trợ các sinh viên tiến sĩ trong các dự án nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực giáo dục Công giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn phát biểu chia sẻ ứng khẩu với nhóm bằng tiếng Ý, xin lỗi vì không sử dụng tiếng Anh và lưu ý rằng ngài “hiểu hầu hết mọi thứ” mà phái đoàn đã trình bày.

“Tôi đã từng sống ở Ireland, Dublin, ở Milltown Park, để học tiếng Anh. Tôi học tiếng Anh, nhưng tôi đã quên sạch, tôi xin lỗi!”, Đức Thánh Cha nói một cách bông đùa.

Trong những lời phát biểu ứng khẩu, Đức Thánh Cha đã nói về mối quan hệ giữa truyền thống và sự tiến bộ.

Đức Thánh Cha nói: “Không có cội nguồn gốc rễ thì không thể tiến bộ. Chỉ với cội nguồn, chúng ta mới trở thành người: chứ không phải những bức tượng trong bảo tàng, giống như một số người theo chủ nghĩa truyền thống lạnh lùng, khô cằn, cứng nhắc, với suy nghĩ rằng việc tạo điều kiện cho sự sống có nghĩa là sống gắn bó với cội nguồn”.

“Mối tương quan này cần có cội nguồn, nhưng cũng cần phải tiến về phía trước. Và đây là truyền thống thực sự: rút ra từ quá khứ để tiến về phía trước. Truyền thống không tĩnh tại: nó năng động, hướng đến việc tiến về phía trước”.

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ phái đoàn đến từ Tổ chức các Nhà nghiên cứu Toàn cầu Thúc đẩy Giáo dục Công giáo (G.R.A.C.E.) tại Điện Tông Tòa, Vatican vào sáng hôm thứ Tư ngày 20 tháng 4 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ phái đoàn đến từ Tổ chức các Nhà nghiên cứu Toàn cầu Thúc đẩy Giáo dục Công giáo (G.R.A.C.E.) tại Điện Tông Tòa, Vatican vào sáng hôm thứ Tư ngày 20 tháng 4 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ phái đoàn trước buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, trong đó Đức Thánh Cha đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc tôn kính người cao tuổi.

“Chớ gì niềm vui trong những ngày này của Lễ Phục sinh tràn ngập tâm hồn anh chị em, và chớ gì cuộc gặp gỡ của anh chị em ở đây tại Thành phố Vĩnh cửu củng cố anh chị em trung thành với Thiên Chúa và Giáo hội của Ngài, đồng thời làm phong phú thêm những nỗ lực của anh chị em nhằm làm nổi bật tính riêng biệt trong tầm nhìn Công giáo của chúng ta về giáo dục”, thông điệp bằng văn bản của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các nhà giáo dục Công giáo cho biết.

“Tôi tin tưởng rằng chuyến thăm quan nghiên cứu này sẽ truyền cảm hứng cho mỗi người trong số anh chị em để tiếp tục cống hiến hết mình với lòng nhiệt thành quảng đại cho ơn gọi là các nhà giáo dục, cho những nỗ lực nhằm củng cố nền tảng của một xã hội nhân văn và vững chắc hơn, và do đó, sự thăng tiến của Vương quốc của chân lý, sự thánh thiện, công lý và hòa bình của Chúa Kitô”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết