Đức Phanxicô: ‘Thế giới thường làm ngơ trước Lời Chúa’

Cuốn Kinh Thánh của Thánh Phaolô Ngoại Thành, có niên đại từ thế kỷ thứ 9, trong bức ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 5 năm 2017. Trong buổi tiếp kiến với phái đoàn đại diện cho Hiệp hội Kinh Thánh Thống nhất tại Vatican vào ngày 16 tháng 2 năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Lời Chúa “được rao giảng, được lắng nghe và được sống trong những hoàn cảnh thuận lợi cũng như không thuận lợi, bằng những cách thức khác nhau và với những cách diễn đạt khác nhau, đối mặt với những khó khăn và bách hại gay gắt trong một thế giới thường làm ngơ tiếng nói của Thiên Chúa” (Ảnh: CNS/Paul Haring)

Cuốn Kinh Thánh của Thánh Phaolô Ngoại Thành, có niên đại từ thế kỷ thứ 9, trong bức ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 5 năm 2017. Trong buổi tiếp kiến với phái đoàn đại diện cho Hiệp hội Kinh Thánh Thống nhất tại Vatican vào ngày 16 tháng 2 năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng Lời Chúa “được rao giảng, được lắng nghe và được sống trong những hoàn cảnh thuận lợi cũng như không thuận lợi, bằng những cách thức khác nhau và với những cách diễn đạt khác nhau, đối mặt với những khó khăn và bách hại khốc liệt trong một thế giới thường làm ngơ tiếng nói của Thiên Chúa” (Ảnh: CNS/Paul Haring)

Cuộc bách hại đã dẫn đến việc người ta truyền bá – chứ không lãng quên – Tin Mừng đến những nơi họ đặt chân đến, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Tôi nghĩ đến rất nhiều Kitô hữu, trong thời đại của chúng ta, buộc phải rời bỏ quê hương xứ sở của họ. Những người đàn ông và phụ nữ, giống như những Kitô hữu tiên khởi, chạy trốn, mang theo Lời họ đã đón nhận”, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ hôm 16 tháng 2 trong cuộc gặp gỡ với một phái đoàn đại diện cho Hiệp hội Kinh Thánh Thống nhất.

“Họ trân trọng đức tin của mình như kho tàng vốn mang lại ý nghĩa cho những hoàn cảnh khó khăn, đôi khi khủng khiếp mà họ phải đối mặt; đón nhận thập giá Chúa Kitô, họ tôn kính Lời Chúa vốn trường tồn bất diệt”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Sách Công vụ Tông đồ mô tả các Kitô hữu đầu tiên truyền bá Lời Chúa, và cách thức, với quyền năng và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, các Tông đồ giải thích “ý nghĩa của Kinh Thánh dưới ánh sáng của Mầu nhiệm về Chúa Giêsu Kitô, và cảnh báo chống lại những người sử dụng Lời đó với khuynh hướng xấu hoặc vì những lợi ích nhỏ nhặt”.

Những thăng trầm mà Giáo hội sơ khai trải qua cũng tương tự như những gì đang xảy ra ngày nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Lời Chúa được rao giảng, được lắng nghe và được sống trong những hoàn cảnh thuận lợi cũng như không thuận lợi, theo những cách thức khác nhau và với những cách diễn đạt khác nhau, đối mặt với những khó khăn và bách hại khốc liệt trong một thế giới thường làm ngơ trước tiếng nói của Thiên Chúa”.

Sách Công vụ Tông đồ cho thấy rằng Giáo hội non trẻ “sống nhờ Lời Chúa, rao giảng Lời Chúa và khi bị bắt bớ, chạy trốn cùng với Lời Chúa như một hành trang của mình”, Đức Thánh Cha nói. “Vì vậy, các cuộc đàn áp trở thành cơ hội để truyền bá Lời Chúa, chứ không lãng quên Lời đó”.

Mạng lưới các hiệp hội Kinh Thánh trên toàn thế giới hoạt động tại hơn 240 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã phục vụ 4 tỷ người bằng các bản dịch Kinh Thánh, theo trang web của hiệp hội này. Ngoài việc dịch thuật và phân phát Kinh Thánh, họ còn tổ chức các chương trình xóa mù chữ cho những người không biết đọc và phát triển tài liệu cho những người khiếm thị và khiếm thính.

Hiệp hội Kinh Thánh Thống nhất đã dịch toàn bộ Kinh Thánh sang các ngôn ngữ của hơn một nửa dân số thế giới và tổ chức này đặt mục tiêu hoàn thành 1.200 dự án dịch thuật khác trong 20 năm tới.

Minh Tuệ (theo Southern Cross)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết